Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 22, Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI (Tiếp theo)

Xã hội: Có sự phân hóa sâu sắc.

- Quan lại đô hộ và địa chủ hán có địa vị và quyền lực cao nhất.

- Quý tộc Âu Lạc bị mất quyền lực và trở thành những hào trưởng.

- Nông dân bị phân hóa thành ba tầng lớp khác nhau: Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và nô tì.

*) Văn hóa:

- Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán tại các quận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 10775 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 22, Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 27/1/2013
Ngày giảng: 6A: 30/1/2013; 6B: /2/2013
Tiết 22. Bài 20
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ
GIỮA THẾ KỈ I GIỮA THẾ KỈ VI. ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Sù ph©n hãa x· héi, sù truyÒn b¸ v¨n hãa ph­¬ng B¾c (ch÷ H¸n, nho gi¸o, phËt gi¸o, ®¹o gi¸o) vµ cuéc ®Êu tranh g×n gi÷ v¨n hãa d©n téc (tiÕng nãi, phong tôc tËp qu¸n)
2. kĩ năng.
- Làm quen với phương pháp phân tích.
- Làm quen với việc nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hóa, nghệ thuật.
- Lòng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Ảnh lăng Bà Triệu.
2. học sinh.
III. Ph­¬ng ph¸p: §éng n·o, ph©n tÝch, tr×nh bµy.
IV. Tổ chức giê học.
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra.
- H: Cho biÕt chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
- §¸p ¸n:
+ Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà hán vẫn giữ nguyên Châu Giao.
+ Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh.
+ Nhà Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo thông qua các loại thuế, lao dịch và cống nạp.
+ Nhà Hán còn thực hiện chính sách "đồng hóa" dân ta.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Khëi ®éng (1’)
Chúng ta đã nhận biết: Tuy bị thế lực phong kiến đô hộ tìm mọi cách kìm hãm nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển, dù là chậm chap. Từ sự chuyển biến của nền kinh tế đã kéo theo những chuyển biến trong xã hội, vậy các tầng lớp trong xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc đã biến chuyển thành các tầng lớp mới thời kì bị đô hộ như thế nào? Vì sao lại sảy ra cuộc khởi nghĩa năm 248? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung.
HĐ1: HDTH những chuyển biến về xã hội. (13’)
Môc tiªu: NhËn biÕt ®­îc sù ph©n hãa x· héi, sù truyÒn b¸ v¨n hãa ph­¬ng B¾c vµ cuéc ®Êu tranh g×n gi÷ v¨n hãa d©n téc 
- GV nhắc: Ở các thế kỉ I - VI mặc dù bị nhà Hán kìm hãm nhưng nền kinh tế nước ta vẫn có những bước tiến đáng kể. Từ đó dẫn đến sự chuyển biến về mặt văn hóa, xã hội
- GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ.
- GV hỏi: Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta?
- HS trình bày cá nhân dựa vào sơ đồ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV: trình bày, ghi bảng
- GV gọi học sinh đọc phần chữ nhỏ.
 + Trình bày, ghi bảng.
- GV hỏi: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
- HS thỏa luận nhóm 4 trong 5 phút.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Vì những người dân không có điều kiện học tập; Do sự tồn tại lâu đời của văn hóa mang đậm bản sắc Việt.
HĐ 2: HDTH cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. (15’)
Môc tiªu: NhËn biÕt vµ ghi nhí nguyªn nh©n, diÔn biÕn chÝnh, ý nghÜa cña khëi nghÜa.
- GV gọi học sinh đọc đoạn đầu.
+ Hỏi: Hãy tìm nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
- HS trả lời: Nhà Hán bóc lột tàn bạo.
- GV hỏi: Dựa vào SGK hãy nêu hiểu biết của em về Bà Triệu?- HS trả lời: Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí...
- GV đọc câu nói của Bà trang 56.
+ Hỏi: Em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?
- HS trả lời: Bà triệu là người có nghĩa khí, mưu làm việc lớn cứu dân, cứu nước.
- GV trình bày diễn biến.
- GV đọc đoạn sử nhà Ngô chép ( ) và câu kể về Bà Triệu lúc ra trận.
- GV trình bày kết quả.
+ Giới thiệu kênh hình 46 và ảnh lăng Bà Triệu.
 . Nhân dân nhớ tới công ơn của Bà đã lập đền thờ ở núi Tùng - Thanh Hóa.
- GV gọi học sinh đọc câu ca dao SGK.
+ Hỏi: Khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa gì?
- HS trả lời: Tiêu biểu cho ý chí quyết giành lại độc lập của dân tộc ta. 
3. những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I - VI.
*) Xã hội: Có sự phân hóa sâu sắc.
- Quan lại đô hộ và địa chủ hán có địa vị và quyền lực cao nhất.
- Quý tộc Âu Lạc bị mất quyền lực và trở thành những hào trưởng.
- Nông dân bị phân hóa thành ba tầng lớp khác nhau: Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và nô tì.
*) Văn hóa: 
- Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán tại các quận.
- Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên.
4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
*) Nguyên nhân: Không cam chịu bị áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. 
*) Diễn biến.
- Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền ta đánh quân Ngô ở quận Cửu Chân rồi khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô vội cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp.
*) Kết quả.
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng.
4. củng cố.
- Hỏi vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
- Chọn câu trả lời đúng nhất: Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm:
 A: 248.
 B: 249.
 C: 248 TCN.
5. Hướng dẫn học bài.
- Học bài: Biết được chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta thế kỉ I - VI.
 Nguyên nhân, diễn biến, kết quả khởi nghĩa Bà Triệu.
- Chuẩn bị bài sau: Đọc bài 21 và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lí Bí.
+ Ôn tập để tiết sau làm bài tập lịch sử.

File đính kèm:

  • docTiết 23 bài 20 Từ sau Trưng Vương ...tiếp..doc
Bài giảng liên quan