Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVI-XVII

Chiến tranh liên miên giữa 2 thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn gây biết bao tổn hại, đau thương cho dân tộc. Đặc biệt, sự phân chia, cát cứ kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Tình hình kinh tế văn hóa có đặc điểm gì?

docx3 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVI-XVII, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI 23
 KINH TẾ VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVII
I. KINH TẾ 
Bài mới
	Chiến tranh liên miên giữa 2 thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn gây biết bao tổn hại, đau thương cho dân tộc. Đặc biệt, sự phân chia, cát cứ kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Tình hình kinh tế văn hóa có đặc điểm gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC
1) Nông nghiệp
* Đàng ngòai
- Kinh tế nông nghiệp giảm sút.
- Đời sống nông dân đói khổ
* Đàng trong: 
- Khuyến khích khai hoang.
- Đặt phủ gia định, lập làng sớm mới.
2) Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
- Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện các làng thủ công.
- Thương nhgiệp: Xuất hiện nhiều chợ, phố xá và các đô thị. Hạn chế ngọai thương
BÀI TẬP NHÓM
Nhóm 1:
Hãy so sánh kinh tế sản xuất nông nghiệp giữa Đàng trong và Đàng ngòai? HS chia bảng làm 2 phần rồi so sánh. 
Nhóm 2:
Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang
Nhóm 4: 
Ở Thế kỉ XVII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào? Yêu cầu HS nhận xét hình H.51 về sản phẩm gốm Bát Tràng.
Nhóm 5:
Yêu cầu HS kể tên những làng thủ công có Tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết (cho HS đánh dấu vị trí trên bản đồ)? SGK /111
BÀI 23 KINH TẾ VĂN HÓA THẾ KỶ XVI – XVIII
	II. VĂN HÓA
	Mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mời do vịêc giao lưu buôn bán với người phương Tây được mở rộng.
NỘI DUNG BÀI HỌC
1) Tôn giáo
- Nho giáo: vẫn được đề cao
- Phật giáo, đạo giáo được phục hồi
- Nhân dân vẫn giữ được những nếp sống văn hóa truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết, tinh thần yêu quê hương đất nước
- Thế kỉ XVI các giáo sĩ Bồ Đào Nha truyền bá đạo thiên chúa
2) Sự ra đời chữ quốc ngữ.
- TK XVII A- lếch- xăng-đơ Rốt ( Alexandre de Rhodes) đã dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, phổ biến được sử dụng làm chữ Quốc ngữ của nước ta.
3) Văn học và nghệ thuật dân gian
- Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Văn học dân gian nhiều thể loại phong phú.
CÂU HỎI
Nhóm 1: Ở TK XVI – XV, nước ta có những tôn giáo nào?
Nhóm 2: Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
Nhóm 3: Đạo Thiên chúa bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
Nhóm 4: Theo em,chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát tirển văn hóa Việt Nam?
BÀI 24
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
THẾ KỈ XVIII
 Bài mới:
	Ơ bài học trước, chúng ta đã thấy dưới quyền cai trị của Chúa Trịnh ở Đàng ngoài, nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển. Tình trạng đói kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. 
NỘI DUNG ÔN TẬP
1) Tình hình chính trị:
- Chính quyền phong kiến mục nát đến cực độ
- Hậu quả:
	+ Sản xuất sa sút
	+ Đời sống nhân dân cực khổ thường xuyên xảy ra nạn đói. 
Những cuộc khởi nghĩa lớn
- Tiêu biểu: khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất
- Địa bàn hoạt động rộng
-Ý nghĩa: 
+ Chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay.
+ Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
CÂU HỎI:
Nhóm 1+2: Nhận xét về Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa TK XVIII?
Nhóm 3+4: Nhìn trên bảng đồ em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_23_kinh_te_van_hoa_the_ky_xvi_xvii.docx
Bài giảng liên quan