Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 28 đến 31

Chiến tranh thế giới thứ 2 sắp kết thúc, phát xít Đức- Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện→ Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước → UB khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.

docx8 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 28 đến 31, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 28- Bài 23- TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
HS cần nắm:
- Sau khi phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Đảng ta quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Cuộc Tổng khởi nghĩa nhanh chóng diễn ra và giành thắng lợi khắp toàn quốc, nước VNDCCH ra đời. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu hỏi và đáp án: 
? Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào
Chiến tranh thế giới thứ 2 sắp kết thúc, phát xít Đức- Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện→ Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước → UB khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
? Sau khi lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố, Đảng ta đã làm gì để tiến tới tổng khởi nghĩa, giành chính quyền
 - Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào gồm đại biểu các xứ giới. Lần đầu tiên, Lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt Đại biểu quốc dân.
- Đại hội thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập UBDT giải phóng VN do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch → chủ tịch HCM viết thư kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- 10/8/1945 theo lệnh UB khởi nghĩa, đội quân giải phóng từ Tân Trào tiến về giải phóng Tây Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội.
Vì sao Đảng ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa?: Phát xít Nhật bị tiêu diệt → bọn giặc ở Đông Dương hoang mang dao động → kẻ thù cũ đã gục, kẻ thù mới là quân đồng minh chưa vào → đó chính là thời cơ của quân ta.
? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra như thế nào 
- Tại Hà Nội, không khí CM sôi động. Các đội tuyên truyền xung phong của VM hoạt động hầu khắp Thành phố. Các đội danh dự trừ khử các tên độc ác.
- 19/8, diễn ra cuộc Mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội → phát triển thành biểu tình, chống công sở của chính quyền bù nhìn → cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
? Trình bày về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước
: - Từ 14/8 → 18/8, cuộc nổi dậy giành chính quyền đã diễn ra ở nhiều xã, huyện trong cả nước. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
- Sau Hà Nội → Huế (23/8)→ Sài Gòn (25/8) giải phóng →ngày 28/8, cuộc Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.
- 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945Cách mạng tháng Tám là sự kiện trọng đại của CMVN nói riêng và thế giới nói chung
- Trong nước: Đập tan ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến thuộc hàng nghìn năm ở nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc, đưa nhân dân lên địa vị làm chủ nước nhà
- Quốc tế: + Là thắng lợi của một nước nhỏ giải phóng khỏi ách ĐQTD.
 + Là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
→ Nguyên nhân chủ quan và khách quan→ thắng lợi của CM TT năm 1945?
*Chủ quan: - Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, đấu tranh vì độc lập dân tộc, khi Đảng và MT Việt Minh phóng cao ngọn cờ cứu nư ớc thì nhân dân ta hăng hái cứu nước.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
 *Khách quan :Hoàn cảnh QT thuận lợi (chúng ta đánh Nhật ở Đông Dương sau khi Liên Xô đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu- Trung Quốc).
CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Tiết 29- Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945- 1946) (T1)
- Học sinh nắm được:
- Tình hình nước ta sau CMTT 1945.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã xây dựng chế độ mới, khắc phục khó khăn để xây dựng chính quyền DCND.
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đã giành chính quyền, Nhà nước non trẻ của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn, giữ vững chính quyền CM. Đó củng là nội dung của bài học hôm nay.
? Những khó khăn ở nước ta sau CMTT 
* Về quân sự: - Quân đồng minh kéo vào nước ta, giải giáp quân đội Nhật.
- Từ vĩ tuyến 16 đến Bắc: Quân của Tưởng Giới Thạch, các tổ chức phản động: Việt Nam Quốc dân Đảng và VNCM phục quốc âm mưu lật đổ chính quyền CM.
- Từ vĩ tuyến 16 -> Nam: quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược, các lực lượng phản CM miền Nam như: Đại Việt, Tờ-rốt-kít chống phá cách mạng
- 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh quân Anh -> đánh lực lượng vũ trang của ta.
* Về chính trị: Nền đọc lập dân tộc bị đe doạ trong khi nhà nước cách mạng chưa được củng cố
* Về kinh tế: - Kinh tế nhà nước lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
 - Hậu quả nạn đói năm 1945 do Pháp - Nhật gây ra vẫn chưa được khắc phục, lụt lội, hạn hán kéo dài → CN đình đốn, hàng hóa khan hiếm. Ngân sách nhà nước trống rỗng
* Về văn hoá- xã hội: Chế độ thực dân phong kiến để lại hậu quả nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
? Đảng và Chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố chính quyền CM 
- Tiến hành Tổng tuyển cử TD trong cả nước
- 8/9/1945, Chính phủ lâm thời ban hành Tổng tuyển cử trong cả nước.
- 6/1/1946, lần đầu tiên Tổng tuyển cử TD trong cả nước được tiến hành, hơn 90% cử tri đã đi bầu, bầu được 333 Đại biểu của Bắc, Trung, Nam vào QH.
- 23/1/1946, QH họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, lập ra ban dự thảo HP và thông qua Chính phủ liên hiệp. Tiến hành bầu UB hành chính các cấp.
- 29/5/1946, Hội liên hiệp Quốc dân VN được thành lập.
? Đảng ta đã giải quyết giặc đói như thế nào
- Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày "đồng tâm", không dùng gạo để nấu rượu.
 - Phong trào thi đua sản xuất phát triển. Đất hoang được trồng cây hoa màu và thực phẩm.
 - Chính quyền CM tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian chia cho dân nghèo.
 - CN - Bộ đội - trí thức tự nguyện về NT giúp dân.
→ Nhờ thế, nạn đói được đẩy lùi
? Đảng và Chính phủ ta có những giải pháp gì chống giặc dốt
- 8/9/1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ → các cấp học phát triển mạnh, với phương pháp dạy học đổi mới
→ Sau 1 năm có trên 75.000 lớp học được mở, 2,5 triệu người biết đọc, viết.
? Vấn đề tài chính được giải quyết như thế nào
- Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
 - Hưởng ứng xây dựng "quĩ ĐL" và phong trào "Tuần lễ vàng", thu được 370 kg vàng sau một tuần
→ 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh ban hành tiền Việt Nam → 23/11/1946, tiền Việt Nam lưu hành trong cả nước.
Tiết 30- Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945- 1946) (T2).
- Học Sinh cần nắm:
- Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, Miền Bắc đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản CM.
- Với hiệp định sơ bộ và tạm ước Việt - Pháp, ta có thời gian xây dựng và chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Sau bầu cử Quốc hội, Đảng ta đã tiến hành hàng loạt các biện pháp để ổn định tình hình KT- CT- XH của đất nước. Đó củng là giải đoạn hó khăn của đất nước trước nhiều kẻ thù. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền DCND.
? Đảng, CP và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp
Đêm 22, rạng 23/9/1945, thực dân Pháp đánh vào trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu quá trình xâm lược nước ta lần thứ 2 →nhân dân SG-CL đã anh dũng chống trả với nhiều hình thức
→10/1945 Tướng Lơ-cléc đến Sài Gòn với nhiều đơn vị bộ binh từ Pháp sang. Được sự hỗ trợ của quân Anh và Nhật, Pháp phá vòng vây Sài Gòn- Chợ Lớn → chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ
→ Trước tình hình đó, Đảng và Chủ tịch HCM phát động phong trào "Nam Bộ kháng chiến"
→ Nhiều thanh niên lên đường nhập ngũ. Nhân dân Bắc Bộ, Trung Bộ tổ chức quyên góp ủng hộ nhân dân Miền Nam.
? Nêu những biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai
Tại miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng và bè lũ tay sai "Việt Quốc", "Việc Cách" chống phá chúng ta. Chúng đòi chúng ta phải cải tổ Chính phủ, gạt những Đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ lâm thời.
→ để hạn chế sự phá hoại của chúng, QH khóa I đã đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong QH không qua bầu cử và một số ghế BT trong Chính phủ LH. Nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi KT.Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản CM, giam giữ những phần tử chống đối lại nước VNDCCH, lập TA quân sự trừng trị bọn phản CM.
Vì sao ta lại nhân nhượng với Tưởng?
Lúc này, lực lượng ta còn non yếu, nên ta không muốn đánh một lúc hai kẻ thù là P- T → Đảng đã xử dụng sách lược "Hòa hoãn với Tưởng" để tập trung lực lượng đánh Pháp ở Miền Nam.
? Hoàn cảnh ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc, để tránh đụng độ với ta, Hoa- Pháp ký hiệp nước (28/2/1946) với ND:
+ Phía quân Tưởng: Pháp trả cho Tưởng 1 số tô giới của Pháp ở Trung Quốc và một số quyền lợi KT khác.
+ Phía quân Pháp: Tưởng cho phép ra Miên Bắc giải giáp quân đội Nhật.
→ Trước tình thế đó, ta chủ động đàm phán để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn xây dựng lực lượng chống Pháp →6/3/1946, CP VNDCCH kí với Pháp Hiệp định sơ bộ
? Nội dung Hiệp định sơ bộ
- Chính phủ Pháp công nhận nước VN DCCH là quốc gia TD, có Chỉnh phủ, có Nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
- Chính phủ VN CDCH thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp → Miền Bắc thay thế quân Tưởng trong vòng 5 năm, mỗi năm rút 1/5 quân số về nước.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.
? Sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), thái độ của Pháp ra sao
Sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), thực dân Pháp liên tiếp bội ước, gây xung đột vũ trang ở Nam Kỳ, lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam → quan hệ Việt - Pháp căng thẳng.
?Trước tình hình đó ta có chủ trương gì Ký tạm ước 14/6/1946, nhượng thêm cho Pháp các quyền lợi về KT và CT để kéo dài thời gian hòa hoãn, xây dựng và củng cố lực lượng → kháng chiến lâu dài.
Chương V- VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954
Tiết 31- Bài 25- NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946- 1950)(T1)
-Học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
- Đường lối kháng chiến :Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh
- “ Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhương, nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Chúng ta không còn con đường nào khác là phải đứng lên kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám. 
? Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc
Sau Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước ngày 14/9, thực dân Pháp liên tiếp bội ước nhằm cướp nước ta một lần nữa → tình hình Nam- Bắc căng thẳng
→ Tại Hà Nội: thực dân Pháp gây xung đột vũ trang → 18/12/1946, chúng ra tối hậu thư, buộc ta phải giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng → Vì thế, từ 18 →19/12/1946, BCH TƯ đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến → tối 19, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt TƯ Đảng, Chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
cuộc chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh để tự vệ, chính nghĩa để giải phóng dân tộc, đem lại ruộng đất cho nông dân. Cuộc kháng chiến này do nhân dân tiến hành trên mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá
? Cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946- đầu năm 1947 diễn ra như thế nào
- Tại Hà Nội: Ta chủ động tấn công, giam chân địch → 17/2/1947, Trung đoàn thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây địch → ta đã thực hiện được nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố để di chuyển kho tàng, công sở về chiến khu an toàn
- Tại Nam Định, Huế, Sài gòn: ta chủ động tấn công, giam chân địch trong thành phố và chủ động lui về căn cứ để chiến đấu lâu dài
- Tại các tỉnh Nam Bộ: ta thực hiện chiến tranh du kích, đánh địch trên đường giao thông, phá cơ sở hạ tầng của chúng
? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào
Cuối tháng 10/1946, công việc chuẩn bị cho kháng chiến ở Hà Nội được đẩy mạnh nhằm di chuyển máy móc, thiết bị đến nơi an toàn, ta tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”:
- Về chính trị: chính phủ quyết định chia nước ta làm 12 khu hành chính
- Về quân sự: Mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia dân quân → du kích rồi bộ đội địa phương hoặc bộ đội chủ lực
- Kinh tế, chính phủ ban hành các chính sách để duy trì kinh tế theo khẩu hiệu “thực túc binh cường”, “ăn no đánh thắng”
- Giáo dục: Bình dân học vụ tiếp tục phát triển 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_28_den_31.docx
Bài giảng liên quan