Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.

- Các thẻ số và thẻ chữ từ 41 đến 70 và các thẻ chữ: bốn mươi mốt, bốn mươi hai,., bảy mươi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:

- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”, “Nhóm viết số”.

- GV hoặc chủ trò đọc một số từ 1 đến 40. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng các ngón tay phải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số đã đọc.

Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.

GV chú ý khai thác những sản phẩm của HS, khai thác thể hiện số bằng những cách khác nhau. Ví dụ: Với số “hai mươi lăm”, có thể có nhiều cách giơ ngón tay nhưng đơn giản nhất là hai HS giơ cả hai bàn tay và HS thứ ba giơ năm ngón tay. Hoạt động cùng nhau giơ tay biểu thị số 25 tạo ra cơ hội gắn kết hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

2. HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 46 khối lập phương”, . Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.

 

docx18 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 tiếng (cây) cau, (chim) sâu cỡ nhỡ (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc bài Mèo dạy hổ (bài 106). 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài em tìm được có vần ao, vần eo. 
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần au, vần âu. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần au 
- GV viết: a, u. 
- HS (cá nhân, cả lớp): a - u - au.
- HS nói: cây cau. Tiếng cau có vần au. / Phân tích vần au, tiếng cau. / Đánh vần, đọc trơn: a - u - au / cờ - au - cau / cây cau.
2.2. Dạy vần âu (như vần au) . 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: au, cây cau; âu, chim sâu.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần au? Tiếng nào có vần âu?)
(Như những bài trước) Xác định YC. / Đọc tên sự vật. / Tìm tiếng có vần au, âu, nói kết quả. 
- Cả lớp đồng thanh: Tiếng tàu có vần au. Tiếng câu có vần âu,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng: au, âu, (cây) cau, (chim) sâu. 
b) Viết vần: au, âu 
- 1 HS đọc vần au, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vần au vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét từ a sang u. / Làm tương tự với vần âu. Chú ý dấu mũ đặt trên chữ a.
- HS viết: au, âu (2 lần). 
c) Viết tiếng: (cây) cau, (chim) sâu (như mục b)
- GV vừa viết mẫu tiếng cau vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét. / Làm tương tự với tiếng sâu. 
- HS viết: (cây) cau, (chim) sâu (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Sáu củ cà rốt: Thỏ con ôm một ôm to cà rốt đưa cho mẹ. Vì sao mặt thỏ mẹ lại nhăn nhó thế? Thỏ con có làm đúng lời mẹ dặn không? Các em cùng nghe đọc truyện.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: hấp, hì (từ mô tả hành động hoặc âm thanh, thêm vào để câu nói gây ấn tượng).
c) Luyện đọc từ ngữ: sáu củ, thỏ nâu, nhổ cà rốt, nằm sâu, hấp, một lát sau, la lên.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 13 câu. Hấp! là 1 câu, Hì? là 1 câu.
- GV chỉ từng câu (hoặc liền 2, 3 câu) cho HS đọc vỡ. Đọc liền 3 câu: Hấp? Hấp! Một lát sau ... cả ôm. Đọc liền 2 cầu: Mẹ bảo: “Nhổ sáu củ, con nhé!”. Đọc liền 2 câu cuối bài Hì! Con chưa ... mà.
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 – 3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp).
- Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài (từng cặp / tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC./1 HS đọc trên bảng lớp 3 ý a, b, c.
- HS làm bài, viết nhanh ý mình chọn lên thẻ hoặc VBT, báo cáo kết quả. - GV chốt lại đáp án: Ý a, c đúng, ý b sai.
- Cả lớp nói lại kết quả: a) Thỏ nâu nhổ một ôm cà rốt. - Đúng. b) Thỏ nâu chỉ nhổ sáu củ cà rốt. - Sai.
c) Thỏ nâu chưa biết đếm. - Đúng. 
4. Củng cố, dặn dò
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần au (VD: cháu, giàu, mau, màu,...); có vần âu (VD: cậu, bầu, nấu, xấu,...).
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, xem trước bài 108 (êu, iu).
Tiếng Việt
TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 106, 107)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng các vần ao, eo, au, âu; các từ ngữ ngôi sao, con mèo, cây cau, chim sâu - chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ vừa học trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ): ao, ngôi sao, eo, con mèo; au, cây cau, âu, chim sâu. /HS nói cách viết từng cặp vần ao, eo, au, âu.
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét; cách viết dấu phụ; vị trí đặt dấu thanh (mèo).
- HS viết vào vở Luyện viết.
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): ngôi sao, con mèo, cây cau, chim sau.
- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ: s cao hơn 1 li, g, y, i, h cao 2,5 li.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay con học vần gì? Tìm từ, tiếng chứa vần hôm nay học.
- Khen ngợi những bạn viết đẹp, cẩn thận.
Toán
Bài 44: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 41 đến 70)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.
- Các thẻ số và thẻ chữ từ 41 đến 70 và các thẻ chữ: bốn mươi mốt, bốn mươi hai,..., bảy mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:
- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”, “Nhóm viết số”.
- GV hoặc chủ trò đọc một số từ 1 đến 40. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng các ngón tay phải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số đã đọc.
Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.
GV chú ý khai thác những sản phẩm của HS, khai thác thể hiện số bằng những cách khác nhau. Ví dụ: Với số “hai mươi lăm”, có thể có nhiều cách giơ ngón tay nhưng đơn giản nhất là hai HS giơ cả hai bàn tay và HS thứ ba giơ năm ngón tay. Hoạt động cùng nhau giơ tay biểu thị số 25 tạo ra cơ hội gắn kết hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
2. HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 46 khối lập phương”, ... Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hình thành các số từ 41 đến 70
a, GV hướng dẫn HS thao tác mẫu:
- GV lấy 4 thanh và 6 khối lập phương rời, HS đếm và nói: “Có 46 khối lập phương, bốn mươi sáu viết là 46.”
- Tương tự với các số 51, 54, 65.
b, HS thao tác đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70.
HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 41 đến 70. Chẳng hạn, đếm số khối lập phương sau, đọc và viết số thích hợp:
c, HS báo cáo kết quả theo nhóm. Cả lớp đọc các số từ 41 đến 70. GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm “mốt”, “tư”, “lăm”. Chẳng hạn:
+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61. HS đọc.
+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64. HS đọc.
+ GV gắn các thẻ số 15,25, 35, 45, 55, 65. HS đọc.
Lưu ý: Với HS khó khăn khi đếm các số 49, 50 và 59, 60 hay 69, 70, GV có thể hỗ trợ và hướng dẫn HS.
2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 45 que tính, lấy thẻ số 45 đặt cạnh những que tính vừa lấy.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết.
- Đổi vở kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
- Đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.
- Đọc các số từ 41 đến 70. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 41 đến 70 yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó.
- GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, I chẳng hạn: che các số 50, 60, 70 hoặc 41,51,61 hoặc 45, 50, 55, 60, 65, 70 hoặc 44, 54, 64. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay “mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”. Che các số 39, 40; 49, 50; 59, 60; 69, 70 yêu cầu HS đọc.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 3
a. Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: Có bao nhiêu quả dâu tây?
b. Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe các công chúa có bao nhiêu viên ngọc trai. Chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hàng ngày?
- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.
Thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 2021
Tiếng Việt
ÊU IU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết các vần êu, iu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êu, iu. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êu, vần iu. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (1). 
- Viết đúng các vần êu, iu, các tiếng (con) sếu, (cái) rìu cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu khổ to viết nội dụng BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc bài Tập đọc Sáu củ cà rốt (bài 107). 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần au, vần âu em tìm được. 
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần êu, vần iu. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần êu 
- GV viết: ê, u. / HS (cá nhân, cả lớp): ê - u - êu.
- HS nói: con sếu. Tiếng sếu có vần êu. / Phân tích vần êu tiếng sếu. / Đánh vần, đọc trơn: ê - u - êu / sờ - êu - sêu - sắc - sếu/ con sếu.
2.2. Dạy vần iu (như vần êu) 
- Đánh vần, đọc trơn: i - u - iu/ rờ - iu - riu - huyền - rìu/ cái rìu, 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: êu, con sếu; iu, cái rìu.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2) 
- GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ, cả lớp đọc: bé xíu, lều vải,... 
- HS đọc thầm, nối hình với từng từ ngữ trong VBT. 
- 1 HS nói kết quả, GV giúp HS gắn chữ dưới hình trên bảng lớp. 
- GV chỉ từng hình, cả lớp: 1) lều vải, 2) địu con, 3) trĩu quả,... 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xíu có vần iu. Tiếng lều có vần êu,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: êu, iu, con sếu, cái rìu. 
b) Viết vần: êu, iu 
- 1 HS đọc vần êu, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vần êu vừa hướng dẫn. Chú ý cách viết nét phụ trên âm ê, nét nối giữa ê và u. / Làm tương tự với vần iu.
- HS viết: êu, iu (2 lần). 
c) Viết tiếng: (con) sếu, (cái) rìu
- GV vừa viết tiếng sếu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ: s cao hơn 1 li, êu - 1 li; dấu sắc đặt trên ê. / Làm tương tự với tiếng rìu. 
- HS viết: (con) sếu, (cái) rìu (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV giới thiệu truyện Ba lưỡi rìu (1): Chàng tiều phu nghèo đi đốn củi, làm văng lưỡi rìu xuống sông. Chàng ôm mặt khóc. Bụt hiện lên giúp chàng.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): đốn củi, nghèo, rìu sắt, lưỡi rìu, vàng, khóc, ông lão, mếu máo, lặn xuống.
d) Luyện đọc cậu 
- GV: Bài có mấy câu? (9 câu). GV đánh số thứ tự từng câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp; đọc liền 2 câu: 6, 7). 
e) Thi đọc đoạn, bài (quy trình đã hướng dẫn). Chia bài làm 2 đoạn: 4 câu/ 5 câu. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC./1 HS đọc trên bảng lớp 2 câu văn chưa hoàn thành. 
- HS làm bài cá nhân. / 1 HS báo cáo kết quả. 
- Cả lớp nhắc lại:
a) Chàng đốn củi chỉ có một chiếc rìu sắt, 
b) Một hôm, chàng đi đốn củi, chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
4. Củng cố, dặn dò 
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần êu (kêu, nêu, trêu,...); có vần iu (thiu, chịu, níu,...).
- GV dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 109 (iêu, yêu).
Thứ năm, ngày 4 tháng 2 năm 2021
Tiếng Việt
IÊU YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết các vần iêu, yêu; đánh vần, đọc đúng tiếng các vần iêu, yêu. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêu, vần yêu. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (2). 
- Viết đúng các vần iêu, yêu, các tiếng (vải) thiều, đáng yêu cỡ nhỡ (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (1) (bài 108). 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài đọc em tìm được có vần êu, vần iu. 
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần iêu, vần yêu. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần iêu
- GV viết: iê, u. - HS: iê - u - iêu. / Phân tích: Vần iêu gồm âm đôi iê và u. Âm iê đứng trước, u đứng sau.
- HS nói: vải thiều. Tiếng thiều có vần iêu. 
- Phân tích vần iêu, tiếng nhiều. / Đánh vần: thờ - iêu - thiêu - huyền - thiều / thiều.
- Đánh vần, đọc trơn: iê - u - iêu / thờ - iêu - thiêu - huyền - thiều / vải thiều. 
2.2. Dạy vần yêu (như vần iêu) 
- Đánh vần, đọc trơn: yê - u - yêu / đáng yêu.
- HS nhắc lại quy tắc chính tả: vần iêu viết là iêu khi có âm đầu đứng trước, viết là yêu khi trước nó không có âm đầu.
* Củng cố: Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêu? Tiếng nào có vần yêu?)
- (Như các bài trước) Xác định yêu cầu. / Đọc tên sự vật (HS nào đọc ngắc ngứ thì đánh vần). / Tìm tiếng có vần iêu, yêu, nói kết quả.
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng niêu có vần iêu. Tiếng yêu có vần yêu,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: iêu, yêu, vải thiều, đáng yêu. 
b) Viết vần: iêu, yêu
- 1 HS đọc vần iêu, nói cách viết. 
- GV vừa viết mẫu vần iêu, vừa hướng dẫn. Chú ý cách viết nét mũ trên ê, nét nối giữa iê và u. / Làm tương tự với vần yêu.
- HS viết bảng con: iêu, yêu (2 lần). 
c) Viết tiếng: (vải) thiều, (đáng) yêu
- GV vừa viết tiếng thiều, vừa hướng dẫn. Chú ý chữ t cao 1,5 li, chữ h cao 2m5 li; dấu huyền đặt trên ê. / Làm tương tự với tiếng yêu. 
- HS viết: (vải) thiều, (đáng) yêu (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV giới thiệu: Trong giờ học hôm nay các em sẽ đọc tiếp phần 2 của câu chuyện Ba lưỡi rìu để biết câu chuyện có kết thúc như thế nào.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tiều phu (người đàn ông làm nghề đốn củi trong rừng).
Luyện đọc từ ngữ: tiều phu, lưỡi rìu bạc, lặn xuống, lắc đầu, reo lên, yêu quý, túng thiếu, không tham, thưởng.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (HS đếm: 9 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Có thể đọc liền 4 câu cuối. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 4 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 4 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV giải thích: BT đã đánh số thứ tự cho tranh 1, 2, 5. Các em cần đánh số thứ tự cho 2 tranh còn lại. Chú ý quan sát màu sắc các lưỡi rìu để đánh số cho đúng
- HS làm bài vào VBT, viết số thứ tự cho tranh 3 và 4. 
- HS báo cáo: thứ tự đúng là :1- 2 - 4 - 3 - 5.
- GV chỉ từng tranh theo thứ tự đúng, 1 HS giỏi nói nội dung câu chuyện: 
(1) Chàng tiều phu làm văng lưỡi rìu xuống sông.
(2) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu bạc, chàng tiều phu xua tay (tỏ ý đó không phải lưỡi rìu của mình).
(3) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu vàng, chàng tiều phu vẫn lắc đầu. 
(4) Ông lão lấy lên lưỡi rìu sắt, chàng vui mừng nhận chiếc rìu. 
(5) Ông lão nói mình là Bụt và thưởng cho chàng cả lưỡi rìu vàng và bạc. 
* HS đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 30). 
4. Củng cố, dặn dò
- Em vừa tìm hiểu câu chuyện gì? Em học được gì từ câu chuyện trên?
- Kể lại cho người thân nghe câu chuyện đã học.
Toán
Bài 45: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 71 đến 99)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 71 đến 99.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.
- Các thẻ số từ 71 đến 99.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:
	- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng hình vẽ”, “Nhóm viết số”.
	- GV hoặc chủ trò đọc một số từ 41 đến 70. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng hình vẽ, vẽ đủ số hình tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số GV đã đọc.
Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.
GV chú ý khai thác những sản phẩm của HS, khai thác những cách biểu diễn số khác nhau.
	2. HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 73 khối lập phương”, ... Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.
Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành các số từ 71 đến 99
	a. HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như những bài trước, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 71 đến 99.
HS báo cáo kết quả theo nhóm.
Cả lớp đọc các số từ 71 đến 99.
GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm “mốt”, “tư”, “lăm”
Chẳng hạn:
+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81,91. HS đọc.
+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74, 84, 94. HS đọc.
+ GV gắn các thẻ số 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75, 85, 95. HS đọc.
2. Trò chơi: “Lấy đủ số lượng”
HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 75 que tính, lấy thẻ số 75 đặt cạnh những que tính vừa lấy.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
	- Viết các số vào vở.	
Đối vở kiểm tra, tìm lồi sai và cùng nhau sửa lại.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
- Đem, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.
	- Đọc các số từ 71 đến 99. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 71 đến 99, yêu cầu HS đếm từ một số bất kì đến số đó, đếm tiếp, đếm lùi, đếm thêm từ số đó.
GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 71,81, 91 hoặc 74, 84, 94 hoặc 69, 70; 79, 80; 89, 90; ...
D.Hoạt động vận dụng
Bài 3	
	- Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số quả chanh, số chiếc ấm. Chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe và nhận xét cách đem của bạn.
	- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra khi đếm số lượng có thể đếm bằng nhiều cách khác nhau nhưng trong mỗi tình huống nên lựa chọn cách đếm nào nhanh, ít sai sót dễ dàng kiểm tra lại.
Cùng cố, dặn dò
	- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?	
- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?
	- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.
Thứ sáu, ngày 5 tháng 2 năm 2021
Tiếng Việt
TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 108, 109)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng các vần êu, iu, iêu, yêu, các tiếng con sếu, cái rìu, vải thiều, đáng yêu - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ vừa học trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ): êu, con sếu; iu, cái rìu, iêu, vải thiều; yêu, đáng yêu. /HS nói cách viết từng cặp vần.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh (sếu, cái rìu, vải thiều, đáng yêu).
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỏ).
- GV viết mẫu, hướng dẫn. Chú ý chiều cao các con chữ: s, r cao hơn 1 li; đ cao 2 li; h, g, y cao 2,5 li. Khi HS viết, không YC khắt khe về độ cao các con chữ.
- HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại 1 số tiếng, từ vừa viết.
- Khen ngợi các em viết cẩn thận, sạch đẹp.
Tiếng Việt
KỂ CHUYỆN: MÈO CON BỊ LẠC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự quan tâm, lòng tốt của mọi người đã giúp mèo con bị lạc tìm về được ngôi nhà ấm áp của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu hoặc 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ câu chuyện Thổi bóng, mời HS 1 trả lời câu hỏi theo 3 tranh đầu; HS 2 tự kể theo 3 tranh cuối. 
B. Dạy bài mới.
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 
1.1. Quan sát và phỏng đoán
- GV chỉ hình minh hoạ, HS quan sát, trả lời: Truyện có những nhân vật nào? (Truyện có mèo con, thỏ, sóc, nhím, cú mèo). 
- GV chỉ từng nhân vật trong tranh cho HS nhắc lại:
+ GV chỉ mè

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_cao_thi_thanh_hoi.docx