Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị.

- Biết đọc, viết các số tròn chục.

- Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.

II. CHUẨN BỊ

- 10 khối lập phương, 10 que tính, 10 hình tròn.

- Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính.

- Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

HS quan sát tranh nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì? Hai bạn trong tranh đang làm gì? Nói gì?

GV nhận xét dẫn dắt vào bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Nhận biết 1 chục (qua thao tác trực quan)

a. HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn:

- Ghép 10 khối lập phương thành 1 thanh. Nói: “Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương”.

- Bó 10 que tính thành 1 bó. Nói: “Có 10 que tính, có 1 chục que tính”.

- Xếp 10 hình tròn thành một cụm. Nói: “Có 10 hình tròn, có 1 chục hình tròn”.

b. HS nêu các ví dụ về “1 chục”. Chẳng hạn: Có 10 quả trứng, có 1 chục quả trứng.

2. Nhận biết các số tròn chục

- GV lấy 10 khối lập phương rời, xếp lại thành 1 thanh. HS đếm và nói: Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương. HS đọc: mười - một chục.

- GV lấy 20 khối lập phương rời, xếp lại thành 2 thanh. HS đếm và nói: Có 20 khối lập phương, có 2 chục khối lập phương. HS đọc: hai mươi - hai chục.

- Thực hiện tương tự với các số 30, ., 90.

- GV giới thiệu cho HS: Các số 10, 20, ., 90 là các số tròn chục.

3. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, . theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 3 chục que tính, lấy thẻ số 30 đặt cạnh những que tính vừa lấy.

 

docx19 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
u, chống lại kẻ ác.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc HS về nhà xem trước bài 113 (oa, oe).
	Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2021
	Tiếng Việt
OA OE
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nhận biết các vần oa, oe; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oa, oe. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oa, vần oe. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hoa loa kèn. 
- Viết đúng các vần oa, oe; các tiếng (cái) loa, (chích) choè cỡ nhỡ (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ, thẻ để làm BT lựa chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS đọc bài Tập đọc Hươu, cừu, khướu và sói. 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu em tìm được. 
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần oa, vần oe. Đây là bài đầu tiên dạy vần có âm đệm (o, u). GV cần dạy kĩ để HS học các bài sau nhanh hơn.
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần oa 
- GV viết bảng: o, a. / HS (cá nhân, cả lớp): o - a - oa.
- HS nhìn tranh, nói: cái loa. Nhận biết tiếng loa có vần oa. / Phân tích vần oa: có âm o đứng trước, âm a đứng sau. / Đánh vần, đọc trơn: o - a - oa / lờ - oa - loa / cái loa.
2.2. Dạy vần oe (như vần oa) Phân tích, đánh vần, đọc trơn: o - e - oe / chờ - oe - choe - huyền - choè / chích choè.
* Củng cố: HS nói các vần, tiếng vừa học. Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần mới, từ khoá: oa, cái loa; oe, chích choè.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oa? Tiếng nào có vần oe?)
- Xác định YC / Đọc các từ ngữ (1 HS đánh vần, cả lớp đọc trơn: hoa sen, tròn xoe...). Tìm tiếng có vần oa, vần oe. / 2 HS báo cáo kết quả (HS 1 nói tiếng có vần oa. HS 2 nói tiếng có vần oe).
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng hoa có vần oa. Tiếng xoe có vần oe,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học. 
b) Viết vần: oa, oe
- 1 HS đọc vần oa, nói cách viết. 
- GV vừa viết vần oa, vừa hướng dẫn; chú ý nét nối giữa o và a. / Làm tương tự với vần oe.
- Cả lớp viết bảng con: oa, oe (2 lần). 
c) Viết tiếng: (cái) loa, (chích) choè
- GV vừa viết mẫu tiếng loa vừa hướng dẫn, chú ý chữ l cao 2,5 li. Làm tương tự với chích choè; dấu huyền đặt trên e. 
- Cả lớp viết: (cái) loa, (chích) choè (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài đọc, giới thiệu hình ảnh hoa hồng, hoa cúc đại đoá mập, khoẻ, hoa loa kèn nở như chiếc loa xinh.
b) GV đọc mẫu: gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả (khoe sắc, mập, khoẻ, thô, nép sát, bật nở, toả hương). Giải nghĩa từ: thô (to, nhìn không đẹp); ngậm nụ (nụ hoa chúm chím, sắp nở).
c) Luyện đọc từ ngữ: hoa loa kèn, muôn hoa khoe sắc, cúc đại đoá, xoè, khoẻ, nắng mai, nép sát, ngậm nụ, thì thầm, bật nở, toả hương.
d) Luyện đọc câu
- GV cùng HS đếm số cầu của bài. / GV chỉ từng câu, 1 HS đọc, cả lớp đọc (đọc liền câu 3 và 4).
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn). Chú ý nghỉ hơi ở câu cuối: Những đoá hoa ... xinh xắn / bắt đầu toả hương.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu / 5 câu), thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC. / 1 HS đọc 2 ý của BT. 
- HS làm bài.
- HS viết ý lựa chọn vào thẻ, giơ thẻ. / Đáp án: Ý b đúng (Nhờ bác làm vườn...). Ý a sai (Loa kèn không muốn nở vì sợ cúc chê...). Để ý a đúng, cần sửa là: Loa kèn không muốn nở vì sợ hoa hồng chê...
- Cả lớp đọc: Ý b đúng (Nhờ bác làm vườn khích lệ, loa kèn bật nở). 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ một số từ ngữ để HS đọc lại.
- Chia sẻ bài tập đọc với người thân trong gia đình.
Tiếng Việt
TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 112, 113)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng các vần ưu, ươu, oa, oe, các từ ngữ con cừu, hươu sao, cái loa, chích choè - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
- GV treo bảng phụ viết các vấn và từ ngữ của bài (cỡ vừa, cỡ nhỏ).
- Cả lớp đọc các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ): ưu, con cừu; ươu, hươu sao; oa, cái loa; oe, chích choè.
- HS nói cách viết từng vần. 
- GV viết mẫu, tập trung hướng dẫn các từ có vần ưu, ươu, oa, oe. Chú ý vị trí đặt dấu thanh của cừu, cái, chích, choè.
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): con cừu, hươu sao, cái loa, chích choè.
- GV hướng dẫn HS cách viết từng từ ngữ. Chú ý độ cao các con chữ: h, 1 cao 2,5 li; s cao hơn 1 li.
- HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại một số từ ngữ.
- Tuyên dương những HS viết nắn nót, cẩn thận.
Toán
Bài 47: CHỤC VÀ ĐƠN VỊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị.
- Biết đọc, viết các số tròn chục.
- Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
II. CHUẨN BỊ
- 10 khối lập phương, 10 que tính, 10 hình tròn.
- Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính.
- Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì? Hai bạn trong tranh đang làm gì? Nói gì?
GV nhận xét dẫn dắt vào bài. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nhận biết 1 chục (qua thao tác trực quan)
a. HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn:
- Ghép 10 khối lập phương thành 1 thanh. Nói: “Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương”.
- Bó 10 que tính thành 1 bó. Nói: “Có 10 que tính, có 1 chục que tính”.
- Xếp 10 hình tròn thành một cụm. Nói: “Có 10 hình tròn, có 1 chục hình tròn”.
b. HS nêu các ví dụ về “1 chục”. Chẳng hạn: Có 10 quả trứng, có 1 chục quả trứng.
2. Nhận biết các số tròn chục
- GV lấy 10 khối lập phương rời, xếp lại thành 1 thanh. HS đếm và nói: Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương. HS đọc: mười - một chục.
- GV lấy 20 khối lập phương rời, xếp lại thành 2 thanh. HS đếm và nói: Có 20 khối lập phương, có 2 chục khối lập phương. HS đọc: hai mươi - hai chục.
- Thực hiện tương tự với các số 30, ..., 90.
- GV giới thiệu cho HS: Các số 10, 20, ..., 90 là các số tròn chục.
3. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 3 chục que tính, lấy thẻ số 30 đặt cạnh những que tính vừa lấy.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đem số que tính, đọc kết quả cho bạn nghe. Chẳng hạn: Có 60 que tính, có 6 chục que tính.
- GV có thể đưa thêm một số ví dụ khác để HS thực hành.
- Khi chữa bài, GV đặt câu hỏi để HS nói cách làm của mình. Quan sát và lắng nghe cách đếm của HS. HS đếm từng que tính được tất cả 60 que tính hay đếm theo nhóm mười (mười, hai mươi, ..., sáu mươi) hay đếm theo chục (1 chục, 2 chục, ..., 6 chục): Mỗi bó que tính có 10 que tính, mười que tính là 1 chục que tính, 6 bó que tính là 6 chục que tính. Trên cơ sở đó, GV củng cố cho HS cách đếm theo chục.
Tương tự cách đếm bát: Có 8 chục cái bát.
Bài 2. HS quan sát băng giấy để tìm quy luật của các số ghi trên băng giấy. Đọc các số còn thiếu. Nhấn mạnh: Các số 10, 20, ..., 90 là các số tròn chục.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gi? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Từ ngữ toán học nào em cần nhớ?
- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “chục” không? Sử dụng trong các tình huống nào?
Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2021
Tiếng Việt
UÊ ƯƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nhận biết các vần uê, uơ; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uê, uơ. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uê, vần uơ. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lợn rừng và voi. 
- Viết đúng các vần uê, uơ, các tiếng (hoa) huệ, huơ (vòi) cỡ nhỡ (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ:
1 HS đọc bài Tập đọc Hoa loa kèn. 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần oa, oe em tìm được.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần uê, vần uơ.
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần uê 
- GV viết u, ê. / HS: u - ê - uê. 
- Phân tích vần uê gồm âm u và âm ê.
- HS nói: hoa huệ. Tiếng huệ có vần uê. / Phân tích vần uê, tiếng huệ. / Đánh vần, đọc trơn: u - ê - uê / hờ - uê - huê - nặng - huệ / hoa huệ.
2.2. Dạy vần uơ (như vần uê): Đánh vần, đọc trơn: u - ơ - uơ / hờ - uơ - huơ / huơ vòi.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Xếp hoa vào hai nhóm) 
- GV chỉ từng bông hoa, HS đánh vần, đọc trơn: thuê, xum xuê, thuở bé,... 
- HS làm bài trong VBT, nối hoa với vần thích hợp (uê hay uơ). 
- 2 HS lên bảng thi xếp hoa vào hai nhóm. Báo cáo: HS 1: Hoa có vần uê: thuê, (xum) xuê, (vạn) tuế, Huế. HS 2: Hoa có vần uơ: thuở (bé), huơ (tay).. 
- GV chỉ từng quả bóng, cả lớp: Tiếng thuê có vần uê. Tiếng thuở có vần uơ,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: uê, uơ, hoa huệ, huơ vòi (cỡ nhỡ). 
b) Viết vần uê, uơ .
- 1 HS đọc vần uê, nói cách viết. 
- GV vừa viết vần, uê vừa hướng dẫn. Chú ý: cách nối nét, cách viết dấu mũ. / Làm tương tự với vần uơ.
- HS viết bảng con: uê, uơ (2 lần). 
c) Viết tiếng: (hoa) huệ, huơ (vòi)
- GV vừa viết mẫu tiếng huê vừa hướng dẫn quy trình viết, cách nối nét, vị trí đặt dấu nặng dưới ê. / Làm tương tự với huơ. 
- HS viết: (hoa) huệ, huơ (vòi) (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 
a) GV giới thiệu bài Lợn rừng và voi, hình ảnh voi dùng vòi nhấc bổng lợn rừng.
b) GV đọc mẫu. Mô tả, kết hợp giải nghĩa từ: Voi to nhưng ngờ nghệch lắm (ngờ nghệch: ngốc nghếch và chậm chạp). Nào ngờ, voi huơ vòi nhấc bổng lợn lên, ném xuống vệ đường (huơ vòi: đưa vòi lên cao, khua sang hai bên). Đời thuở nào lợn thắng được voi (đời thuở nào: không bao giờ).
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần (nếu cần), cả lớp đọc trơn: lang thang, xum xuê, huơ vòi, ngờ nghệch, nhằm voi xông tới, nhấc bổng, ném xuống vệ đường, hết hồn, đời thuở nào, tự kiêu, hại thân.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (9 câu). 
- GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). Nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Nào ngờ, / voi huơ vòi / nhấc bổng lợn lên, / ném xuống vệ đường.
e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- HS suy nghĩ, làm bài. / 1 HS đọc kết quả. Cả lớp đọc lại kết quả: a) Lợn rừng con nghĩ là - 2) mình thắng được voi. b) Lợn rừng mẹ bảo con - 1) chớ tự kiêu mà hại thân. 
4. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại 1 số câu.
- Đọc bài tập đọc cho người thân nghe.
Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2021
 Tiếng Việt
UY UYA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết các vần uy, uya; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uy, uya. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uy, vần uya. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vườn hoa đẹp.
- Viết đúng các vần uy, uya, các tiếng (tàu) thuỷ, (đêm) khuya cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS đọc bài Lợn rừng và voi. 
- 1 HS trả lời câu hỏi: Lợn rừng mẹ dạy con điều gì? 
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần uy, vần uya. 
2. Chia sẻ và khám phá
2.1. Dạy vần uy
- GV viết: u, y./HS: u - y - uy./ Phân tích vần uy: âm u đứng trước, âm y đứng sau; phát âm nhấn giọng vào y./ Đánh vần: u - y - uy / uy (HS quan sát ui, uy để nhận diện mặt chữ, phân biệt cách phát âm 2 vần).
- HS nói: tàu thuỷ. Tiếng thuỷ có vần uy./ Phân tích vần uy, tiếng thuỷ. Chú ý dấu hỏi nằm trên âm y./ Đánh vần, đọc trơn: u - y - uy / thờ - uy - thuy - hỏi - thuỷ / tàu thuỷ. .
2.2. Dạy vần uya (như vần uy): GV viết: u, ya (ya là nguyên âm đôi iê, đọc là ia). Đánh vần, đọc trơn: u - ya (ia) - uya / khờ - uya - khuya/ đêm khuya.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uy? Tiếng nào có vần uya?). 
- GV chỉ từng từ ngữ, HS đánh vần, đọc trơn: khuy áo, phéc mơ tuya,....
- HS đọc thầm, tìm tiếng có vần uy, vần uya. HS báo cáo: Tiếng có vần uy (khuy, ruy, huy, luỹ); tiếng có vần uya (tuya).
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng khuy có vần uy. Tiếng tuya có vần uya,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng: uy, uya, tàu thuỷ, đêm khuya.
b) Viết vần: uy, uya
- 1 HS đọc vần uy, nói cách viết. 
- GV vừa viết vần uy vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét từ u sang y; chú ý chữ y cao 2,5 li. / Làm tương tự với vần uya.
- HS viết: uy, uya (2 lần). 
c) Viết: (tàu) thuỷ, (đêm) khuya
- 1 HS đọc tàu thuỷ; nói cách viết tiếng thuỷ.
- GV viết mẫu tiếng thuỷ, hướng dẫn cách viết. Chú ý đặt dấu hỏi trên âm y./ Làm tương tự với khuya, chú ý chữ k, h cao 2,5 li. 
- HS viết: (tàu) thuỷ, (đêm) khuya (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Vườn hoa đẹp, giới thiệu các loài hoa: cúc thuý, tuy líp, hoa giấy, thuỷ tiên, dạ hương, bách nhật.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đỏ mọng, mỏng, lâu ơi là lâu, rực rỡ, ngát hương. Giải nghĩa từ: pơ luya (loại giấy rất mỏng, mềm, dùng để viết thư). .
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: Thuỷ, cúc thuý, tuy líp, pơ luya, thuỷ tiên, nhuỵ vàng, dạ hương, khuya, bách nhật, khuy áo, ngát hương.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 8 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC, mời 1 HS nói câu M: Hoa tuy líp đỏ mọng.
- GV chỉ từng hình, cả lớp nói tên từng loài hoa: 1) hoa cúc thuý, 2) hoa tuy líp. 3) hoa giấy, 4) hoa thuỷ tiên, 5) hoa dạ hương, 6) hoa bách nhật..
- GV chỉ từng hình, 1 HS giỏi (dựa vào bài) nói về vẻ đẹp của từng loài hoa. 
+ (Lặp lại) GV chỉ hình, từng HS tiếp nối nhau: GV chỉ hình 1, HS 1: Hoa cúc thuý đủ màu sắc. GV chỉ hình 2, HS 2: Hoa tuy líp đỏ mọng.
GV chỉ hình 3, HS 3: Hoa giấy cánh mỏng như tờ pơ luya. 
GV chỉ hình 4, HS 4: Hoa thuỷ tiên cánh trắng, nhuỵ vàng. 
GV chỉ hình 5, HS 5: Hoa dạ hương càng về khuya càng thơm. 
GV chỉ hình 6, HS 6: Hoa bách nhật chỉ bằng cái khuy áo, tươi lâu ơi là lâu. 
+ (Lặp lại) GV chỉ từng hình, cả lớp nhắc lại (nói nhỏ). 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 40). 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ một số câu cho HS đọc lại.
- Đọc bài tập đọc cho người thân nghe.
Toán
Bài 47: CHỤC VÀ ĐƠN VỊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị.
- Biết đọc, viết các số tròn chục.
- Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- 10 khối lập phương, 10 que tính, 10 hình tròn.
- Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính.
- Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Kiểm tra bài cũ
Giáo viên hỏi HS: Số 28 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (Số 28 gồm 2 chục và 8 đơn vị.)
	Số 60 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (Số 60 gồm 6 chục và 0 đơn vị.)
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 3
HS chơi trò chơi theo nhóm. Mỗi bạn lấy ra vài chục đồ vật và nói số lượng. Chẳng hạn: Có 2 chục khối lập phương, có 1 chục bút màu, có 3 chục que tính, ...
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Chẳng hạn: 3 chục que tính là bao nhiêu que tính? Bằng cách nào bạn lấy đủ 3 chục que tính?
Bài 4. GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu:
- GV lấy 32 khối lập phương (gồm 3 thanh và 2 khối lập phương rời).
- HS đem số khối lập phương. Nói: Có ba mươi hai khối lập phương, viết “32”.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời, trong hình có 3 chục khối lập phương và 2 khối lập phương rời.
- GV nhận xét: Như vậy, trong số 32, số 3 cho ta biết có 3 chục khối lập phương, số 2 cho ta biết có 2 khối lập phương rời. Ta có thể viết như sau:
Chục
Đơn vị
3
2

- Nói: Số 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị.
Thực hiện tương tự, chẳng hạn câu a):
- Quan sát tranh, nói: Có 24 khối lập phương.
- Viết vào bảng (đã kẻ sẵn ô trên bảng con hoặc bảng lớp ).
Chục
Đơn vị
2
4

- Nói: Số 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị.
Bài 5
- Cá nhân HS trả lời rồi chia sẻ với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả:
a. Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
b. Số 49 gồm 4 chục và 9 đơn vị. 
c. Số 80 gồm 8 chục và 0 đơn vị.
d. Số 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị.
- HS có thể đặt câu hỏi với các số khác để đố bạn, chẳng hạn: số 72 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nếu HS gặp khó khăn thi GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời bằng cách viết số vào bảng chục - đơn vị:
Chục
Đơn vị



D. Hoạt động vận dụng
Bài 6
- GV yêu cầu HS thử ước lượng và đoán nhanh xem mỗi chuỗi vòng có bao nhiêu hạt?
- HS đoán và giải thích tại sao lại đoán được số đó.
- HS đếm để kiểm tra dự đoán, nói kết quả trước lớp. HS nói các cách đếm khác nhau nếu có.
- GV cho HS thấy rằng trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng đếm chính xác ngay được kết quả, có thể trong một số trường hợp phải ước lượng để có thông tin ban đầu nhanh chóng.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gi? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Từ ngữ toán học nào em cần nhớ?
- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “chục” không? Sử dụng trong các tình huống nào?
Thứ sáu, ngày 26 tháng 2 năm 2021
Tiếng Việt
TẬP VIẾT(1 tiết - sau bài 114, 115)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Viết đúng các vần uê, uơ, uy, uya, các từ ngữ hoa huệ, huơ vòi, tàu thuỷ, đêm khuya - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết các vần, từ ngữ (cỡ vừa, cỡ nhỏ). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): uê, hoa huệ; uơ, huơ vòi; uy, tàu thuỷ; uya, đêm khuya. /HS đọc, nói cách viết từng vần.
- GV hướng dẫn HS viết, tập trung hướng dẫn các từ có vần uê, uơ, uy, uya. Chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh trong các tiếng: huệ, vòi, tàu thuỷ.
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): hoa huệ, huơ vòi, tàu thuỷ, đêm khuya.
- GV hướng dẫn HS viết từng từ ngữ. Chú ý độ cao các con chữ: h, k, y cao 2,5 li; đ cao 2 li; s cao hơn 1 li.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm cỡ chữ nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp.
Tiếng Việt
KỂ CHUYỆN : CÂY KHẾ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể được từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người hiền lành, tốt bụng sẽ gặp điều tốt lành. Người xấu xa, tham lam sẽ tự làm hại bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu hoặc 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa chuyện Mèo con bị lạc, mời HS 1 trả lời câu hỏi theo 3 tranh đầu; HS 2 kể chuyện theo 3 tranh cuối.
B. Dạy bài mới
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ, chỉ tranh: Người anh, người em, cây khế, chim phượng hoàng đang ăn khế. Tranh cuối cùng vẽ cảnh gì? (Cảnh chim bay sát mặt biển, người anh rơi xuống biển). GV: Hãy đoán câu chuyện kể về điều gì? (Kể về hai anh em với cây khế và chim phượng hoàng. Cuối chuyện, người anh rơi xuống biển, chết chìm).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện Cây khế kể về hai anh em có tính tình rất khác nhau: người em chăm chỉ, tốt bụng, người anh lười biếng, tham lam. Cuối cùng người anh chết chìm dưới biển. Vì sao người anh rơi xuống biển, các em hãy lắng nghe câu chuyện. .
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Kể nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm rõ tính cách tham lam của người anh, lòng tốt, sự thật thà của người em.
Cây khế
(1) Nhà kia có hai anh em. Người anh tham lam, lười biếng, còn người em thì tốt bụng, chăm chỉ.
(2) Người anh lấy v

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_cao_thi_thanh_hoi.docx