Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định: Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật nào ngắn hơn? Chiếc thang nào dài hơn? Chiếc thang nào ngắn hơn?

- Giải thích cho bạn nghe.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”, “ngắn nhất” để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.

- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

Bài 3. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, để mô tả các con vật.

- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

D. Hoạt động vận dụng

Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để mô tả mọi người trong bức tranh.

- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

* HS chơi trò chơi “Bạn nào cao hơn, bạn nào cao nhất” theo nhóm: HS trong nhóm đứng cùng nhau, dùng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để nói về bản thân, chẳng hạn: Tớ cao hơn Lan; Tớ thấp hơn Nam, .

- HS so sánh một số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút, . với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn, .

 

docx19 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 nối nét từ y sang ê. / Làm tương tự với vần uyêt.
- HS viết: uyên, uyêt (2 lần). 
c) Viết tiếng: khuyên, duyệt (binh)
- GV vừa viết mẫu tiếng khuyên vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ k. h, y là 5 li. / Làm tương tự với duyệt, dấu nặng đặt dưới ê.
- HS viết: khuyên, duyệt (binh) (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh họa bài Vầng trăng khuyết, giới thiệu: Có một chiếc thuyền lần đầu ra biển. Nhìn thấy vầng trăng khuyết, thuyền rất lạ. Bác tàu thuỷ giải thích cho thuyền hiểu vì sao trăng khuyết.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: huyền ảo (vừa như thật vừa như trong mơ, đẹp kì lạ và bí ẩn); gặm (cắn dần, huỷ hoại từng ít một để ăn, thường là vật cứng, khó cắn đứt. VD: gặm xương).
c) Luyện đọc từ ngữ: 2 HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: trăng khuyết, chiếc thuyền, luôn miệng reo, tuyệt quá, nhuộm hồng, huyền ảo, lưỡi liềm, gặm, trăng tròn.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (10 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền câu 2 và 3, đọc liền 2 câu cuối. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn, liền 2 câu lời nhân vật). 
e) Thi đọc đoạn, bài 
- Từng cặp HS làm việc nhóm đôi, cùng luyện đọc. 
- Từng cặp / tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
- Từng cặp / tổ thi đọc cả bài (mỗi cặp, tổ đều đọc cả bài). 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài (hạ giọng). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV chỉ trên bảng từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- HS làm bài trên VBT. 
- 1 HS nói kết quả nối ghép. 
- Cả lớp đọc lại kết quả (không đọc chữ a, b, số TT): a) Chiếc thuyền - 2 lần đầu ra biển.
b) Mảnh trăng - 1) cong như lưỡi liềm. 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
Tiếng Việt
TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 124, 125)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng các vần oen, oet, uyên, uyêt; từ ngữ nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh - kiểu chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chữ mẫu, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ cỡ vừa: oen, nhoẻn cười, oet, khoét tổ, uyên, khuyên, uyêt, duyệt binh.
- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả cách viết):
+ oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n (từ điểm kết thúc o, điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rê bút sang viết e, từ e nối sang n thành vần oen).
+ nhoẻn cười: Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn. 
+ oet: Viết o - e như trên, từ e rê bút viết tiếp t thành vần oet.
+ khoét tổ: Viết kh, lia bút viết tiếp vần oet, thêm dấu sắc trên e thành chữ khoét. Viết chữ tổ cần chú ý lia bút từ t sang viết o, ghi dấu mũ thành ô, thêm dấu hỏi trên ô thành chữ tổ.
+ uyên: Viết liền nét các con chữ: kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyên.
+ khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyên như hướng dẫn.
+ uyêt: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u - y sang e như trên, từ điểm kết thúc e, rê bút viết t, thêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyêt.
+ duyệt binh: Viết xong d, rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm dấu nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viết tiếp vần inh thành chữ binh.
- HS viết vào vở Luyện viết, có thể chia mỗi chặng viết 2 vần - 2 từ ngữ. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh.
- GV hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. Chú ý chữ d cao 2 li; t cao 1,5 li; h, k, b cao 2,5 li. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang 1 chữ o.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những bạn viết nắn nót, sạch đẹp.
Toán
Bài 52: ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như: gang tay, sải tay, bước chân, que tính, ...
- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lóp học, ...
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Một số đồ dùng để đo như: que tính, kẹp giấy, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS thực hiện các hoạt động sau theo cặp:
- Quan sát tranh và chia sẻ với bạn xem các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? (Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, ...).
- Hãy suy nghĩ xem, ngoài gang tay, sải tay, bước chân chúng ta có thể dùng cái gi để đo?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. GV hướng dần HS đo bằng gang tay, sải tay, bước chân:
GV hướng dần mẫu, gọi HS lên bảng thực hành theo mẫu cho các bạn xem, nói kết quả đo, chẳng hạn: Chiếc bàn dài khoảng 10 gang tay.
2. HS thực hành đo theo nhóm, ghi lại kết quả đo, chẳng hạn:
- Đo bàn học bằng gang tay, đo chiều dài lớp học bằng bước chân, đo chiều dài bảng lớp bàng sải tay, đo ghế ngồi của em bằng que tính.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả đo trước lớp.
- HS nhận xét, qua thực hành rút ra kinh nghiệm khi đo và ghi kết quả đo.
- GV nhận xét cách đo của các nhóm, nhắc HS các lưu ý khi đo. Đặt câu hỏi giúp HS hiểu có thể dùng gang tay, sải tay, bước chân để đo độ dài nhưng cũng có thế dùng que tính hoặc các vật khác để đo.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát tranh vẽ, nói với bạn về hoạt động của các bạn trong tranh.
- Nói kết quả đo (đã thực hiện ở hoạt động ở phần B).
Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau rồi trao đối với bạn:
- Quan sát hình vẽ, nêu chiều dài của chiếc bút, của chiếc lược.
Nhận xét: Có thể dùng kẹp giấy, kim băng hoặc các đồ vật khác đế đo độ dài; cùng một vật đo bằng các đồ vật khác nhau thì có kết quả khác nhau (chiếc bút dài bằng 6 ghim giấy và dài bằng 4 cái tẩy).
D. Hoạt động vận dụng
Bài 3. HS thực hiện các thao tác:
Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn' “cao nhất”, “thấp nhất”, “bằng nhau” để mô tả các ngôi nhà trong bức tranh.
- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà, em hãy dùng gang tay, sải tay, bước chân, que tính để đo một sổ đồ dùng, chẳng hạn đo chiều dài căn phòng em ngủ dài bao nhiêu bước chân bàn học của em dài mấy que tính, ... để hôm sau chia sẻ với các bạn
Luyện Toán
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh củng cố:
- Đọc, viết các số có hai chữ số.
- So sánh các số có hai chữ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1. Đọc số:
 30 :. 47 :..
 64 : 85 :..
Bài 2. Viết số:
 Hai mươi tám: .. Sáu mươi chín:..
 Năm mươi mốt:.. Bốn mươi ba:.
Bài 4. , =?
 23..21 3232 89..90
 56..65 4356 88......79
Bài 5. Xếp các số tròn chục 30, 10, 50, 20, 70, 90 theo thứ tự:
Từ bé đến lớn: ..
Từ lớn đến bé: .
2. Chấm và chữa bài.
3. Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 10 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
UYN UYT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nhận biết các vần uyn, uyt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uyn, uyt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uyn, vần uyt. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đôi bạn.
- Viết đúng các vần uyn, uyt, các tiếng (màn) tuyn, (xe) buýt cỡ vừa (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Tập đọc Vầng trăng khuyết (bài 125).
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần uyn, vần uyt.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần uyn 
- GV viết: u, y, n. 
- HS: u - y - nờ - uyn.
- HS nói: màn tuyn. Tiếng tuyn có vần uyn./ Phân tích vần uyn: có âm u đứng trước, y đứng giữa, n đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: u - y - nờ - uyn / tờ - uyn - tuyn / màn tuyn.
2.2. Dạy vần uyt (như vần uyn): Đánh vần, đọc trơn: u - y - tờ - uyt / bờ - uyt - buyt - sắc - buýt / xe buýt.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: tuyn, màn tuyn; uyt, xe buýt. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uyn? Tiếng nào có vần uyt?). 
- 1 HS đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: tuýt còi, huýt sáo,...
- HS tìm tiếng có vần uyn, vần uyt; báo cáo kết quả: Tiếng có vần uyn (luyn). có vần uyt (tuýt, huýt, xuýt).
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng tuýt có vần uyt. Tiếng luyn có vần uyn,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: uyn, uyt, màn tuyn, xe buýt. 
b) Viết vần: uyn, uyt
- 1 HS đọc vần uyn, nói cách viết. 
- GV viết vần uyn, hướng dẫn HS viết liền các nét (không nhấc bút). / Làm tương tự với vần uyt. Chú ý nét nối giữa y và t.
- HS viết: uyn, uyt (2 lần). 
c) Viết: (màn) tuyn, (xe) buýt
- GV vừa viết tiếng tuyn vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao chữ t là 1,5 li, chữ y 2,5 li; cách nối nét từ t sang u. / Làm tương tự với buýt, dấu sắc đặt trên y. 
- HS viết: (màn) tuyn, (xe) buýt (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh họa truyện Đôi bạn: Mèo Kít đang nằm trên bờ, chó Tuyn đuổi đám vịt trên mặt ao.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: xoắn xuýt (quấn lấy, bám chặt lấy như không rời ra); kêu váng (kêu to lên). 
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: Tuyn, Kít, xoắn xuýt, đôi khi, đùa dai, huýt sáo, nghịch, suýt ngã, kêu váng.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc gồm mấy câu? (8 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho HS đọc. 
- HS làm bài trên VBT. 
- 1 HS báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh (không đọc các chữ cái, số TT): a) Tuyn - 2) là một con chó nhỏ. b) Kít - 3) là một con mèo nhỏ. c) Tuyn và Kít / 1) xoắn xuýt bên nhau.
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
Thứ năm, ngày 11 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
OANG OAC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết vần oang, vần oac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oang, oac. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oang, vần oac. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Thỏ trắng và quạ khoang.
- Viết đúng các vần oang, oac, các tiếng khoang (tàu), (áo) khoác cỡ vừa (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài Tập đọc Đôi bạn (mỗi em đều đọc cả bài) hoặc cả lớp viết bảng con 2 từ: màn tuyn, xe buýt.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: vần oang, vần oac. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần oang 
- GV viết: o, a, ng. HS: o - a - ngờ - oang.
- HS nói: khoang tàu. Tiếng khoang có vần oang. Phân tích vần oang: âm o đứng trước, a đứng giữa, ng đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: o - a - ngờ - oang / khờ - oang - khoang/ khoang tàu.
2.2. Dạy vần oac (như vần oang) 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: oang, khoang tàu; oac, áo khoác. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oang? Tiếng nào có vần oac?) 
- Vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: nứt toác, xoạc chân,...
- HS tìm tiếng có vần oang, vần oac; mời 1 nhóm 3 – 4 HS chơi trò chơi truyền điện. VD với tốp có 4 HS (Hà, Lê, Sơn, Nam):
+ HS 1 (Hà) chỉ HS 2 (Lê) nêu YC: Bạn Lê nói tiếng có vần oang. 
+ HS 2 (Lê) đáp: quạ khoang. Tiếng khoang có vần oang. 
+ Sau đó HS 2 (Lê) chỉ HS 3 (Sơn), nêu YC: Bạn Sơn nói tiếng có vần oac.
+ HS 3 (Sơn) đáp: xoạc chân. Tiếng xoạc có vần oac. 
+ HS 3 (Sơn) chỉ HS 1 (Hà): Bạn Hà nói tiếng có vần oac. 
+ HS 1 (Hà): nứt toác. Tiếng toác có vần oac. 
+ HS 1 (Hà) chỉ HS 4 (Nam): Bạn Nam nói tiếng có vần oang. 
+ HS 4 (Nam): áo choàng. Tiếng choàng có vần oang.
v.v. 
(Nếu HS nói tiếng có vần oang, oac ở ngoài bài cũng không sao). 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng toác có vần oac. Tiếng khoang có vần oang,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng: oang, oac, khoang tàu, áo khoác. 
b) Viết vần: oang, oac
- 1 HS đọc vần oang, nói cách viết. 
- GV viết vần oang, hướng dẫn cách nối nét giữa o và a, giữa n và g./ Làm tương tự với vần oac.
- HS viết: oang, oac (2 lần). 
c) Viết: khoang (tàu), (áo) khoác
- GV viết tiếng khoang, hướng dẫn cách lia bút khi kết thúc kh để viết tiếp oang./ Làm tương tự với khoác, dấu sắc đặt trên a. 
- HS viết: khoang (tàu), (áo) khoác (2 lần).
 TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Thỏ trắng và quạ khoang: Quạ khoang đang bay lên, chó đuổi theo thỏ trắng. Thỏ trắng chạy vắt chân lên cổ. Giải nghĩa từ: quạ khoang (loài chim quạ, lông đen nhưng phía sau cổ, trên lưng, và một dải quanh ngực có màu trắng, có cánh dài, mỏ dài, hay bắt gà con).
b) GV đọc mẫu, giọng hồi hộp ở đoạn kể chó vồ quạ, đuổi bắt thỏ. Giải nghĩa từ: khoác lác (nói phóng lên cho oai, không có thật); tẽn tò (cảm giác ngượng, xấu hổ, bị hẫng vì nhầm lẫn); bẽn lẽn (dáng rụt rè, thiếu tự tin vì thẹn, xấu hổ).
c) Luyện đọc từ ngữ: quạ khoang, khoe, biết bay, khoác lác, tẽn tò, nhảy lên, lao tới, nhanh như cắt, rối rít, bẽn lẽn.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 12 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Có thể đọc liền 2 cầu ngắn, đọc liền 3 câu cuối bài..
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2, 3 câu) (cá nhân, từng cặp). Chú ý nghỉ hơi câu dài để không bị hụt hơi: Thỏ thấy vậy / bèn nhảy lên mô đất...
e) Thi đọc từng đoạn, cả bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi đoạn 4 câu). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, mời 1 HS đọc 3 ý. 
- HS làm bài trong VBT. 
- 1 HS báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh: 
a) Thỏ mắng quạ khoác lác. (Sai) 
b) Thỏ dũng cảm, mưu trí cứu quạ. (Đúng) 
c) Quạ cảm ơn thỏ. (Đúng). 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 60). 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
Toán
Bài 53: XĂNG-TI-MÉT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm.
- Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.
- Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Thước có vạch chia xăng-ti-mét.
- Một số băng giấy với độ dài xăng-ti-mét định trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật, chẳng hạn đo chiều rộng bàn GV. HS dùng gang tay để đo và đọc kết quả đo (GV gọi đại diện HS mà có gang tay dài, ngắn khác nhau). GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rộng bàn và nói kết quả đo.
- HS nhận xét, cùng do chiều rộng bàn GV nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Tại sao? (Có bạn tay to, có bạn tay nhỏ, tay cô giáo to)
- Thảo luận nhóm: Làm thế nào để có kết quả đo chính xác, khi đo một vật ai đo cũng có kết quả giống nhau?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. GV giới thiệu khung công thức trang 117 SGK.
2. HS lấy thước, quan sát thước, trao đổi với bạn các thông tin quan sát được:
- Nhận xét các vạch chia trên thước.
- Các số trên thước, số 0 là điểm bắt đầu.
HS tìm trên thước các độ dài 1 cm (các độ dài từ 0 đến 1; từ 1 đến 2; ...), HS dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số trên thước kẻ nói: “một xăng-ti-mét”.
Lấy kéo cắt băng giấy thành các mẩu giấy nhỏ dài 1 cm, cho bạn xem và nói: “Tớ có các mẩu giấy dài 1 cm”.
- Trong bàn tay của em, ngón tay nào có chiều rộng khoảng 1 cm?
- Tìm một số đồ vật, sự vật trong thực tế có độ dài khoảng 1 cm.
3. GV hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước:
- Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật.
- Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm theo đơn vị đo cm.
- Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.
* Thực hành đo độ dài theo nhóm, mỗi HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo chiều dài mỗi băng giấy rồi viết kết quả đo vào băng giấy, đọc kết quả đo và nói cách đo trong nhóm.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
a. HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy và nêu kết quả đo. HS nhận xét cách đo và nêu những lưu ý để có số đo chính xác.
b. HS thảo luận tìm băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất. Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng).
Bài 3
- HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu nào đúng, câu nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài.
- GV nhắc HS đế đo độ dài không máy móc, cần thực hành linh hoạt trong trường hợp không thể đo bắt đầu từ vạch số 0 (thước gẫy, thước bị mờ....) thì vẫn có thể đo được nhưng phải đếm số xăng-ti-mét tương ứng với độ dài cra vật cần đo.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4. HS chơi trò chơi “Ước lượng độ dài” theo cặp hoặc nhóm:
HS trong nhóm đứng cùng nhau, chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngừ toán học nào em cần chủ ý?
- Khi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo em nhắn bạn điều gì?
- Về nhà, em hãy tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa.
Thứ sáu, ngày 12 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 126, 127)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng các vần uyn, uyt, oang, oac, từ ngữ màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác - kiểu chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ, chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ (cỡ vừa): uyn, màn tuyn; uyt, xe buýt; oang, khoang tàu; oac, áo khoác.
- GV hướng dẫn HS viết (chia 2 chặng: mỗi chặng một cặp vần, từ ngữ): 
+ uyn: Chú ý viết liền nét u - y - n (không nhấc bút).
+ màn tuyn: Viết chữ màn cần lưu ý lia bút từ m sang a, viết tiếp n, thêm dấu huyền trên a thành chữ màn. Chữ tuyn bắt đầu bằng t, nối nét sang vần uyn. Khoảng cách giữa 2 chữ màn tuyn bằng 1 con chữ o.
+ uyt: Chú ý viết liền nét u - y - t (không nhấc bút, từ y sang t chỉ rê bút).
+ xe buýt: Viết liền nét chữ xe. Viết chữ buýt: rê bút từ b sang u để viết tiếp vần tuyt, thêm dấu sắc trên y thành buýt. Chú ý khoảng cách hợp lý giữa xe và buýt.
+ oang: Chú ý rê bút, chuyển hướng khi viết xong o để viết sang a, giữa n và g có thể lia bút, để khoảng cách giữa n và g không xa quá. .
+ khoang tàu: Viết xong kh, lia bút viết tiếp vần oang; chữ tàu viết liền nét, ghi dấu huyền trên a thành chữ tàu. Chú ý khoảng cách hợp lý giữa khoang và tàu.
+ oac: Chú ý viết o - a như ở vần oang; từ a lia bút viết tiếp c thành oac.
+ áo khoác: Chú ý lia bút từ a sang o, thêm dấu sắc trên a thành chữ áo. Viết chữ kh, vần oac, dấu sắc đặt trên a.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác.
- GV hướng dẫn HS cách viết các chữ theo cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: t cao 1,5 li ; y, b, k, h, g: cao 2,5 li.
- HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại một số từ vừa viết.
- Tuyên dương những HS viết nắn nót, sạch đẹp.
Tiếng Việt
KỂ CHUYỆN : CÁ ĐUÔI CỜ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe hiểu câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể được từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cá săn sắt tốt bụng, sắp đến đích vẫn sẵn sàng bỏ cuộc đua để giúp chị chim sẻ tìm lại quả trứng sắp nở. Chê cá rô ích kỷ, chỉ nghĩ đến chiến thắng. Cá săn sắt được mọi người yêu quý, đính lá cờ vào đuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu /6 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ:: GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ câu chuyện Hoa tặng bà, mời 2 HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể chuyện theo 3 tranh.
B. Dạy bài mới.
1. Chi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_cao_thi_thanh_hoi.docx