Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi

a. GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài đọc Ai can đảm? nói về 3 bạn cùng chơi trong sân: Một bạn khoe mình có khẩu súng nhựa. (Hoằng, mặc áo màu xanh da trời, đang bỏ chạy). Một bạn khoe thanh kiếm gỗ (Thắng, mặc áo màu cam sẫm). Bạn Tiến (áo vàng) chưa kịp nói gì. Nhưng khi có đàn ngỗng đến thì mới rõ ai can đảm. Giải nghĩa từ: can đảm (không sợ hãi, không ngại nguy hiểm).

b. GV đọc mẫu.

c. Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): Hoằng, liến thoắng, khoe, vung thanh kiếm, chẳng sợ, vươn cổ dài ngoằng, quàng quạc, chúi mỏ, ngoắc, xua ngỗng, chạy miết. Giải nghĩa từ: ngoắc (móc vào vật khác).

d. Luyện đọc câu

- GV: Bài có 10 câu.

- GV chỉ từng câu (chỉ liền câu 3 và 4) cho HS đọc vỡ.

- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Chúng vươn cổ dài ngoằng,/ kêu “quàng quạc”, / chúi mỏ về phía trước / như định đớp bọn trẻ.

e. Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (đoạn 6 câu/ 4 câu); thi đọc cả bài.

g. Tìm hiểu bài đọc

g.1. Ghép đúng:

- GV nêu YC, chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc.

- HS làm bài. /1 HS đọc kết quả. (GV nối các vế câu trên bảng lớp).

- Cả lớp đọc kết quả: a) Hoằng - 3) ngoắc súng vào vai, bỏ chạy. b) Thắng - 1) nấp sau lưng Tiến. c) Tiến - 2) nhặt cành cây, xua ngỗng đi.

g.2. GV: Em thích nhân vật nào? Vì sao? HS phát biểu: Thích Tiến vì Tiến can đảm. Tiến không có gì trong tay nhưng can đảm nhặt cành cây, xua ngỗng đi. GV: Hoằng có súng nhựa, Thắng có kiếm gỗ. Nhưng Hoằng thấy ngỗng thì sợ, ngoắc súng vào vai, bỏ chạy. Thắng thấy ngỗng cũng sợ, nấp sau lưng Tiến. Tiến không có gì trong tay nhưng can đảm nhặt cành cây, xua ngỗng đi.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 sánh vần oanh với vần oach.
* Củng cố: HS đọc trơn các vần, từ khóa: o - a - chờ - oach / hờ - oach - hoach - nặng - hoạch / thu hoạch.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oanh? Tiếng nào có vần oach?) 
- GV chỉ từng từ ngữ, HS đọc: doanh trại, làm kế hoạch nhỏ, ... 
- HS làm bài; nói tiếng có vần oanh; tiếng có vần oach.
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp đồng thanh: Tiếng doanh có vần oanh. Tiếng hoạch có vần oach,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a. HS đọc các vần, tiếng: oanh, oach, khoanh bánh, thu hoạch. 
b. Viết vần: oanh, oach
- 1 HS đọc vần oanh, nói cách viết.
- GV viết mẫu vần oanh, hướng dẫn cách nối nét từ o sang a. / Làm tương tự với vần oach.
- HS viết bảng con: oanh, oach (2 lần). 
c. Viết tiếng: khoanh (bánh), (thu) hoạch
- GV vừa viết mẫu tiếng khoanh vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét từ kh sang o. / Làm tương tự với tiếng hoạch... 
- HS viết bảng con: khoanh (bánh), (thu) hoạch (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a. GV chỉ hình, giới thiệu truyện Bác nông dân và con gấu (1): Truyện kể về một bác nông dân vào rừng trồng cải củ bị gấu đến quát mắng. Sự việc diễn ra thế nào? Các em hãy lắng nghe.
b. GV đọc mẫu. Giải nghĩa: khoảnh đất (phần đất không rộng lắm); cải củ (loại rau trồng để ăn củ nằm dưới đất, củ trắng nõn, lá dùng để muối dưa).
c. Luyện đọc từ ngữ: cuốc đất, trồng cải củ, gieo, ngoảnh lại, chạy tới, bình tĩnh, khoảnh đất, thu hoạch, thuộc về.
d. Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 8 câu. 
- GV chỉ từng câu (chỉ liền câu 3 và 4) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc 2 câu ngắn) (cá nhân, cả lớp). 
e. Thi đọc theo vai (người dẫn chuyện, gấu, bác nông dân)
- GV tô 3 màu trong bài đọc trên bảng lớp, đánh dấu những câu văn là lời người dẫn chuyện, lời gấu, lời bác nông dân.
- GV mời 3 HS giỏi phân vai, đọc làm mẫu. 
- Từng tốp 3 HS, luyện đọc theo với trước khi thi. 
- Một vài tốp thi đọc theo vai. 
- GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm. 
- Cuối cùng, cả lớp đọc đồng thanh. 
g. Tìm hiểu bài đọc 
- GV chỉ trên bảng câu văn chưa hoàn thành, nêu YC. 
- 1 HS nói tiếp để hoàn thành câu. 
- Cả lớp nhắc lại: Lúc thu hoạch, tôi chỉ lấy gốc. Tất cả phần còn lại thuộc về ông.
- GV: Phần còn lại thuộc về gấu là phần nào? (Phần lá, ngọn)./ GV: Phần ngon nhất của cây cải củ là phần củ, nằm dưới gốc. Bác nông dân đã khôn ngoan, có tính toán trước khi giao hẹn với gấu: bác chỉ lấy phần gốc.
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
Tiếng Việt
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 130, 131)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng các vần oăng, oăc, oanh, oach; từ ngữ con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ vừa học cỡ nhỡ, cỡ nhỏ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ vừa): oăng, con hoẵng; oăc, ngoắc tay; oanh, khoanh bánh; oach, thu hoạch.
- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả), (có thể chia làm 2 chặng: mỗi chặng hướng dẫn HS viết một cặp vần, từ ngữ):
+ Đăng: Viết o liền mạch với ă, n, g (từ điểm kết thúc o, chỉnh hướng bút xuống thấp, rê bút sang viết a, từ a nối sang n, lia bút viết tiếp g, ghi dấu mũ trên a để hoàn thành vần oăng.
+ con hoẵng: Viết chữ con chú ý lia bút từ c sang o, chuyển hướng và rê bút viết n. Viết chữ hoẵng bắt đầu từ h, lia bút viết sang o để viết vần oăng, đặt dấu ngã trên ă thành chữ hoẵng. Giữa 2 chữ cần để khoảng cách như quy ước.
+ oăc: Viết o - ă như trên, từ ă rê bút viết tiếp c thành vần oăc (dấu mũ trên a).
+ ngoắc tay: Viết xong ng, lia bút sang viết tiếp vần oăc, thêm dấu sắc trên thành chữ ngoắc. Viết chữ tay cần chú ý lia bút từ t sang a rồi nối nét sang y (tay).
+ oanh: Viết liền các con chữ (viết oa, nối nét sang n đến h để thành vần oanh). 
+ khoanh bánh: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần oanh.
+ oach: Viết liền mạch các con chữ (viết o - a như ở vần oanh, lia bút viết sang c rồi nối nét viết tiếp h, tạo thành vần oach).
+ thu hoạch: Viết xong th thì nối nét viết tiếp u (thu). Viết chữ hoạch chú ý rê bút từ h sang o để viết vần oach, thêm dấu nặng dưới a để thành chữ hoạch.
- HS viết vào vở Luyện viết (có thể chia mỗi chặng 1 cặp vần - từ ngữ).
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch.
- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang một chữ o.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại một số câu, từ.
- Tuyên dương những HS viết đẹp, sạch sẽ.
Toán
Bài 54. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
(Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêư cầu sau: 
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.
- Phát triền các NL toán học.	
II. CHUẨN BỊ
- Bảng các số từ 1 đến 100.
- Một số thẻ số để làm bài 4, 5, 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các số từ 1 đến 100
- Số bé nhất có một chữ số là mấy?
- Số lớn nhất có một chữ số là mấy?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 4
- HS quan sát các số 49, 68, 34, 55. Suy nghĩ tìm số bé nhất, số lớn nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.
Bài 5
- Cá nhân HS quan sát tranh và đếm số lượng đồ vật trong mỗi hình.
- Đặt thẻ số phù hợp vào ô dấu ?.
- HS chia sẻ thông tin thực tiễn về đếm số lượng trong cuộc sống (Hằng ngày, các em có phải đếm không? Kể một vài tình huống, ...)
C. Hoạt động vận dụng
Bài 6
- Cá nhân HS dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo chiều dài của bàn học, chiều rộng của bảng lớp.
- HS dùng các thẻ số gắn vào các ô dấu ? cho phù hợp.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể đếm đúng số lượng, so sánh chính xác hai số em nhắn bạn điều gì?
Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
UÊNH UÊCH
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết các vần uênh, uêch, đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uênh, uêch. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uênh, vần uêch. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bác nông dân và con gấu (2).
- Viết đúng các vần uênh, uêch, các tiếng huênh (hoang), nguệch (ngoạc) cỡ vừa (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Bác nông dân và con gấu (1). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần uênh, vần uêch. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần uênh 
- GV viết: u, ê, nh/ HS: u - ê - nhờ – uênh. 
- HS nói: nói huênh hoang. (Tiếng huênh có vần uênh. Phân tích vần uênh. 
- Đánh vần, đọc trơn: u - ê - nhờ - uênh / hờ - uênh - huênh / huênh hoang.
2.2. Dạy vần uêch (như vần uênh): So sánh với vần uênh (chỉ khác ở âm cuối ch). / Đánh vần, đọc trơn: u - ê - chờ - uêch / ngờ - uêch - nguêch - nặng - nguệch / nguệch ngoạc.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn; uênh, nói huênh hoang; uêch, vẽ nguệch ngoạc.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uênh? Tiếng nào có vần uêch?) 
- GV đưa lên bảng lớp nội dung BT, nêu YC. 
- GV chỉ từng từ, HS đánh vần, đọc trơn: xuềnh (xoàng), (bộc) tuệch,... 
- 1 HS đọc mẫu: Trống huếch, tiếng huếch có vần uêch. 
- HS đánh dấu tiếng có vần uênh, vần uêch trong VBT.
- GV chỉ bảng, 1 HS nói kết quả, GV giúp HS đánh dấu: Tiếng có vần uênh (xuềnh, chuếnh). Tiếng có vần uêch (tuệch, tuếch, huếch, khuếch).
- GV chỉ bảng, cả lớp: Tiếng xuềnh có vần uênh. Tiếng tuệch có vần uêch,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a. HS đọc các vần, tiếng vừa học: uênh, uêch, huênh (hoang), nguệch (ngoạc). 
b. Viết vần: uênh, uêch
- 1 HS đọc vần uênh, nói cách viết. / GV viết vần uênh, hướng dẫn cách nối nét, viết dấu mũ trên ê. / Làm tương tự với vần uêch.
- HS viết: uênh, uêch (2 lần). 
c. Viết tiếng: huênh (hoang), nguệch (ngoạc)
- GV vừa viết tiếng huênh vừa mô tả cách viết, độ cao các con chữ, cách nối nét giữa h và u./ Làm tương tự với nguệch, dấu nặng đặt dưới ê. 
- HS viết bảng con: huênh (hoang), nguệch (ngoạc) (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a. GV chỉ hình, giới thiệu truyện Bác nông dân và con gấu (2): Bác nông dân đang gom củ cải bỏ vào sọt. Con gấu đứng gần đó, một tay cầm những lá cải, một tay đang xoa lưỡi.
b. GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: huênh hoang (thái độ khoe khoang, nói phóng lên, không đúng sự thật).
c. Luyện đọc từ ngữ: thích lắm, miệng rộng huếch, gật gù, huênh hoang, biết tay, trắng nõn, nếm, đắng ngắt.
d. Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 8 câu. 
- GV chỉ từng câu (liền 2, 3 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). 
e. Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g. Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc. 
- HS làm bài trong VBT, báo cáo kết quả. Đáp án: Ý b đúng. 
- Hỏi - đáp: 
+ 1 HS: Vì sao gấu tức mà không làm gì được?
+ Cả lớp: (Ý b) Vì bác nông dân đã làm đúng lời hứa. 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
UYNH UYCH
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nhận biết vần uynh, vần uych; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uynh, uych. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uynh, vần uych. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hà mã bay. 
- Viết đúng các vần uynh, uych, các tiếng huỳnh huỵch cỡ vừa (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Bác nông dân và con gấu (2). 
B. DẠY BÀI MỚI. 
1. Giới thiệu bài: vần uynh, vần uych.
2. Chia sẻ và khám phá
2.1. Dạy vần uynh 
- GV viết: u, y, nh. / HS đọc: u - y - nhờ – uynh.
- HS nói: họp phụ huynh. / Tiếng huynh có vần uynh. / Phân tích vần uynh, tiếng huynh. / Đánh vần, đọc trơn: u - y - nhờ - uynh / hờ - huynh - huynh / họp phụ huynh. 
2.2. Dạy vần uych (như vần uynh): So sánh với vần uynh (chỉ khác ở âm cuối ch). / Đánh vần, đọc trơn: u - y - chờ - uych / hờ - uych - huych - nặng - huych / chạy huỳnh huỵch.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn: uynh, họp phụ huynh; uych, chạy huỳnh huỵch. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uynh? Tiếng nào có vần uych?) 
- GV chỉ từng từ ngữ, HS đánh vần, đọc trơn: ngã huỵch, đèn huỳnh quang. 
- HS làm bài trong VBT, nói tiếng có vần uynh; vần uych. 
-GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng huých có vần uych. Tiếng huỳnh có vần uynh,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a. HS đánh vần, đọc các vần, tiếng: uynh, uych, huỳnh huỵch. 
b. Viết vần: uynh, uych
- 1 HS đọc vần uynh, nói cách viết. 
- GV viết vần uynh, hướng dẫn HS viết liền nét các chữ, không nhấc bút. / Làm tương tự với vần uych. Chú ý: viết u, y, lia bút viết tiếp ch; viết y - c không quá gần hoặc quá xa.
- HS viết: uynh, uych (2 lần). 
c. Viết tiếng: huỳnh huỵch
- GV viết tiếng huỳnh, hướng dẫn quy trình viết, dấu huyền đặt trên y. Làm tương tự với huỵch. Chú ý lia bút khi kết thúc y để viết ch; dấu nặng đặt dưới y.
- HS viết: huỳnh huỵch (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a. GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Hà mã bay: Hà mã là con vật to lớn, rất nặng cân, đầu to, mõm rộng, ăn cỏ, sống ở sông, đầm. Thế mà chú hà mã nhỏ trong câu chuyện này lại mơ ước bay lên bầu trời. Đây là hình ảnh hà mã đang tập nhảy dù, thực hiện ước mơ.
b. GV đọc mẫu
GV đọc một số câu, kết hợp mô tả, giải nghĩa từ: Hà mã chọn một bãi rộng, khuỳnh chân lấy đà (khuỳnh chân: vòng rộng chân ra và gập cong lại - mời 1 HS nam làm động tác khuỳnh chân, lấy đà: tạo sức để chạy hoặc nhảy vọt lên). Nhưng luýnh quýnh mãi, chú vẫn chẳng bay được (luýnh quýnh: hành động vụng về, lúng túng do mất bình tĩnh). Để giảm cân, sáng sáng, hà mã chạy huỳnh huỵch (chạy huỳnh huỵch. chạy mạnh, phát ra âm thanh huỳnh huỵch). Sau một tháng, chú leo lên mỏm đá, nhảy vọt lên (giơ tay chỉ lên), nhưng lại rơi huỵch xuống đất (chỉ tay xuống đất).
c. Luyện đọc từ ngữ: 2 HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: bãi rộng, khuỳnh chân, luýnh quýnh, huỳnh huỵch, nhảy vọt, rơi huỵch, nhảy dù, thật tuyệt.
d. Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 10 câu. 
- GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e. Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g. Tìm hiểu bài đọc 
- 1 HS đọc 2 câu hỏi.
 - Cả lớp đọc lại.
- 1 HS đọc lại câu hỏi b (Theo em, con người bay lên bầu trời bằng cách nào?), GV chỉ từng hình ảnh dưới câu hỏi, HS nói tên từng sự vật. (Khinh khí cầu, máy bay, tàu vũ trụ, tên lửa).
- Từng cặp HS trao đổi để trả lời, làm bài trong VBT. 
- 2 HS thực hành hỏi - đáp: 
HS 1: a) Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách nào?
HS 2: Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách ghi tên con vào lớp học nhảy dù.
HS 1: (b) Theo em, con người bay lên bầu trời bằng cách nào? 
HS 2: Con người bay lên bầu trời bằng khinh khí cầu, máy bay, tàu vũ trụ,... 
- (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp. 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 70).
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 132, 133)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Viết đúng các vần uênh, uêch, uynh, uych, các từ ngữ huênh hoang, nguệch ngoạc, huỳnh huỵch - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 
2. Luyện viết 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ vừa) trên bảng: uênh, huênh hoang; uêch, nguệch ngoạc, uynh, uych; huỳnh huỵch.
- GV hướng dẫn (viết mẫu và mô tả) (có thể chia 2 chặng - mỗi chặng viết 1 cặp vần, từ ngữ):
+ uênh: Điều chỉnh hướng bút khi viết xong u và viết sang e; viết liền nét các chữ e, n, h (không nhấc bút, dấu mũ đặt trên e để thành ê).
+ huênh hoang: Viết h rồi rê bút sang viết tiếp vần uênh thành chữ huênh. Viết xong h cần lia bút viết tiếp vần oang thành chữ hoang. Khoảng cách giữa 2 chữ huênh hoang bằng 1 con chữ o.
+ uêch: Viết xong u thì chuyển hướng viết tiếp ê, viết xong ê cần lia bút viết c - h (không nhấc bút từ c sang h).
+ nguệch ngoạc: Viết liền mạch chữ ng (từ n lia bút viết tiếp g) rồi viết tiếp vần uêch, thêm dấu nặng dưới ê thành nguệch. Viết ng xong, lia bút viết vần oac (giữa o sang a, a sang c viết liền, không để khoảng cách quá rộng, quá hẹp), thêm dấu nặng dưới a thành ngoạc, để khoảng cách hợp lý giữa nguệch và ngoạc.
+ uynh: Viết liền nét từ u sang y, từ y sang n - h.
+ uych: Viết liền nét từ u sang y, sau đó lia bút viết tiếp ch.
+ huỳnh huỵch: Viết h ở cả 2 chữ liền nét với uynh, uych; ghi dấu huyền trên y thành chữ huỳnh, ghi dấu nặng dưới y thành chữ huỵch.
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ (cỡ nhỏ): nguệch ngoạc, phụ huynh. 
- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ, chú ý độ cao các con chữ g, p, y, h. 
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm chữ cỡ nhỏ. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại một số câu, từ.
- Tuyên dương những HS viết đẹp, sạch sẽ.
Tiếng Việt
KỂ CHUYỆN: CHIM HOẠ MI
(1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe hiểu câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chim hoạ mi thật có tiếng hót kì diệu. Hoạ mi thật quý giá hơn nhiều hoạ mi máy vì nó sống tình cảm, gắn bó với con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu (nếu có)/6 tranh minh hoạ phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV gắn lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Cá đuôi cờ, mời 2 HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể chuyện theo 3 tranh.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
11. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ các tranh minh hoạ truyện Chim hoạ mi: Các em hãy xem tranh để biết truyện có những nhân vật nào? (Truyện có chim hoạ mi, nhà vua, những người hầu của vua, hoạ mi máy). GV: Các em thử đoán xem có chuyện gì xảy ra? (Khu vườn của nhà vua có một chú chim hoạ mi. Vua cầm trên tay chim hoạ mi máy, và hoạ mi thật bay qua cửa sổ...).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Chuyện Chim họa mi kể về một con chim hoạ mi có tiếng hót mê hồn, được nhà vua yêu quý. Nhưng nó phải bỏ về rừng khi nhà vua được tặng một con hoạ mi máy có thể hót liên tục 30 lần không mệt. Câu chuyện kết thúc thế nào? Hoạ mi thật hay hoạ mi máy đáng quý? Các em hãy lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Kể gây ấn tượng với các từ ngữ tả vẻ đẹp của vườn thượng uyển, tiếng hót kì diệu của hoạ mi, sự khao khát của nhà vua khi lâm bệnh muốn được nghe tiếng hót của hoạ mi, phép thần của tiếng hót...
GV kể chuyện 3 lần, kể rõ ràng từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Chim hoạ mi
(1) Ngày xưa, có một ông vua sống trong một cung điện tuyệt đẹp. Trong cung điện có khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ. Điều kì diệu nhất trong khu vườn là có một con chim hoạ mi có tiếng hót mê hồn.
(2) Lời ca ngợi chim họa mi đến tại vua. Nhà vua đòi người hầu đem hoạ mi đến hót cho vua nghe. Tiếng hót tuyệt diệu của hoạ mi làm nhà vua cảm động rơi nước mắt. Ngài giữ hoạ mi ở lại trong cung điện.
(3) Ít lâu sau, có người tặng nhà vua một con hoạ mi chạy bằng máy. Hoạ mi máy có thể hót liên tục ba mươi lần không mệt. Cả triều đình rất thích con chim giả. Hoạ mi thật buồn bã bay đi.
(4) Vài năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Nằm trên giường bệnh, nhà vua khao khát được nghe tiếng hót của hoạ mi. Nhưng chim máy dùng lâu đã hỏng và ngưng hot.
(5) Giữa lúc đó, chim họa mi bé nhỏ từ rừng xanh bay về, đậu trên cành cây bên cửa sổ hót cho vua nghe. Tiếng hót của hoạ mi không khác gì liều thuốc bổ, giúp vua khỏi bệnh.
(6) Nhà vua tha thiết giữ hoạ mi ở lại. Nhưng hoạ mi xin được trở về rừng. Nó hứa chiều chiều sẽ bay đến bên cửa sổ hót cho vua nghe.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. Có thể lặp lại câu hỏi lần 2 với HS khác.
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Nhà vua sống ở đâu? (Nhà vua sống trong một cung điện tuyệt đẹp). Nơi đó có khu vườn thế nào? Điều kì diệu nhất trong khu vườn là gì? (Nơi đó có khu vườn đầy hoa thơm, cỏ lạ. Điều kì diệu nhất trong khu vườn là có một con chim hoạ mi có tiếng hót mê hồn).
- GV chỉ tranh 2: Nhà vua làm gì để được nghe hoạ mi hót? (Vua đời người hầu đem hoạ mi đến hót cho vua nghe). Tiếng hót của hoạ mi làm vua cảm thấy thế nào? (Tiếng hót tuyệt diệu của hoạ mi làm nhà vua cảm động rơi nước mắt. Nhà vua giữ hoạ mi ở lại trong cung điện.)
- GV chỉ tranh 3: Ít lâu sau, nhà vua được tặng một con chim máy có đặc điểm gì? (Vua được tặng một con hoạ mi máy có thể hót liên tục ba mươi lần không mệt). Vì sao hoạ mi thật buồn bã bay đi? (Hoạ mi thật buồn bã bay đi vì cả triều đình rất thích con chim giả).
- GV chỉ tranh 4: Lúc bệnh nặng, nhà vua khao khát điều gì? (Lúc bệnh nặng, nhà vua khao khát được nghe tiếng hót của hoạ mi). Vì sao chim máy không hót được? (Chim máy không hót được vì dùng lâu đã hỏng).
- GV chỉ tranh 5: Hoạ mi thật làm gì? (Hoạ mi thật từ rừng xanh bay về đâu trên cành cây bên cửa sổ hót cho vua nghe). Tiếng hótt của nó giúp nhà vua thế nào? (Tiếng hót của nó như liều thuốc bổ, giúp nhà vua khỏi bệnh).
- GV chỉ tranh 6: Nhà vua muốn giữ hoạ mi ở lại nhưng nó xin vua điều gì? Nó hứa gì? (Nhà vua muốn giữ hoạ mi ở lại nhưng nó xin được trở về rừng. Nó hứa chiều chiều sẽ bay đến bên cửa sổ hót cho vua nghe).
b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh. 
c) 1 HS trả lời các câu hỏi theo 6 tranh. 
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện.
b) Mỗi HS kể chuyện theo tranh bất kì. Có thể tổ chức trò chơi Ai tài kể

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_cao_thi_thanh_hoi.docx