Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

- Biết tô các chữ viết hoa A, Ă, Â theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ ngạc nhiên, dịu dàng, câu Anh lớn nhường em bé bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu để chiếu chữ, từ ngữ, câu ứng dụng lên bảng lớp (hoặc bảng phụ viết mẫu chữ A, Ă, Â đặt trong khung chữ có đánh số thứ tự vào các dòng kẻ ngang, dọc trên khung chữ; từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li).

- Vở Luyện viết 1, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định:(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (2’):

- Học sinh viết: cái xoong, khuỷu tay.

3. Bài mới:(29’)

a. Giới thiệu: (2’)

* Nêu YC của các tiết Tập viết trong LTTH - Tập tô các chữ viết hoa cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết từ ngữ, câu ứng dụng chữ thường, cỡ nhỏ. Cần có vở Luyện viết 1, tập hai, bút chì, bút mực, cái gọt bút chì,.

- Tập viết đòi hỏi đức tính cẩn thận, kiên nhẫn.

 

doc41 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Luyện tập 
3.1. Chuẩn bị
a) HS bày lên bàn những đồ dùng đã chuẩn bị, tranh ảnh người thân, những hình ảnh để trang trí, cắt dán,... GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để HS viết rồi đính vào vị trí phù hợp trên bưu thiếp. Những HS chưa có sự chuẩn bị có thể làm bài trực tiếp vào VBT.
b) GV nhắc HS có thể trang trí bưu thiếp và viết lời trên cùng một mặt giấy (viết vị trí giữa hoặc trên, dưới trang giấy). Nếu HS làm bưu thiếp gấp (4 trang, trang 2 và 3 mở) thì có thể vẽ, trang trí ở trang 1; viết lời ở giữa trang 3./ HS làm bài trên VBT sẽ vẽ, trang trí và viết lời trên cùng trang 1 của bài.
c) Về sử dụng VBT: HS mở VBT, GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở:
- Với những HS đã có sự chuẩn bị để làm một bưu thiếp rời thì trang vở đó là nơi đính sản phẩm, lưu giữ sản phẩm, ghi nhận sự tiến bộ của HS.
- Với những HS chưa có sự chuẩn bị, các em sẽ làm bưu thiếp trên trang vở này. Các em trang trí quanh trang giấy và viết lời yêu thương ở vị trí trung tâm- chỗ có hình chữ nhật (hoặc hình trái tim) và các dòng kẻ ô li.
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8 phút. 
3.2. Làm bưu thiếp
- HS lấy giấy màu, tập làm 1 bưu thiếp đơn giản (BT 2). GV nhắc các em trang trí cho bưu thiếp: cắt dán, vẽ hoặc gắn tranh, ảnh người thân.
- HS viết lời yêu thương lên bưu thiếp tặng người thân (BT 3). GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: chỉ cho các em vị trí thích hợp để viết / hoặc đính lời yêu thương lên bưu thiếp. Đây là một dạng bài làm văn đơn giản nên YC viết được coi trọng. Nếu HS nào chỉ viết 1 câu, GV nhắc HS viết thêm. Khen ngợi những HS viết hay, viết được 3, 4 câu. Nhắc các em chú ý đặt dấu chấm kết thúc câu.
3.3. Giới thiệu một vài sản phẩm
GV đính lên bảng 4 – 5 sản phẩm của HS. Mời HS giới thiệu bưu thiếp của mình: hình dáng, trang trí, đọc lời trên bưu thiếp. (GV có thể phóng to sản phẩm trên màn hình) cho cả lớp nhận xét..
* GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc; mạnh dạn thể hiện mình – suy nghĩ và tình cảm khi vẽ, trang trí, viết lời trên bưu thiếp. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. Cuối giờ, GV sửa lời trên bưu thiếp cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại vào mẫu giấy khác (có dòng kẻ ô li) rồi đính lại vào sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo.
- Nhắc HS mang bưu thiếp về nhà tặng người thân. Cùng người thân hoàn thiện bưu thiếp, đính lại vào VBT (để không quên, tránh thất lạc), chuẩn bị trưng bày ở lớp vào tuần sau,
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo: Tìm và mang đến lớp 1 quyển sách (truyện hoặc thơ, sách khoa học) để giới thiệu với các bạn, đọc (hoặc kể) cho các bạn nghe 1 câu chuyện hoặc 1 tin thú vị trong sách.
- Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết kể chuyệnCô bé quàng khăn đỏ.
Tự nhiên và xã hội
Bài 16. ĂN UỐNG HẰNG NGÀY ( tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
 Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh 
 Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các hình trong SGK. rau, HS và GV cùng sưu tầm một số hình ảnh, một số mẫu thức ăn, một số quả và bao bì đựng thức ăn. 
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
HS thảo luận về lời con ong ở trang 108 (SGK): “Tất cả chúng ta đều cần ăn sống hằng ngày. Vì sao? ”
 HS có thể đưa ra các ý kiến như sau: để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khoẻ, để học tập,... 
KHÁM PHÁ KIÊN THỨC MỚI
1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh
* Mục tiêu 
Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc nhóm
 	HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi:
 Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống: 
+ Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh. 
+ Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đồ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn đồ uống không nên sử dụng thường xuyên.
- Tiếp theo, cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể 
* Mục tiêu 
Xác định được những loại thức ăn không an toàn đối với cơ thể cần loại bỏ. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc nhóm
 HS quan sát các hình vẽ ở cuối trang 109 (SGK) và thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng?
Gợi ý: Em có thể bị đau bụng bị tiêu chảybị ngộ độc... 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác góp ý bổ sung. 
Kết thúc hoạt động này, GV giúp HS nếu được: Đề cơ thể khoẻ mạnh và âm toàn, tuyệt đối không sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc.
2. Các bữa ăn trong ngày
 Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hàng ngày 
* Mục tiêu 
Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn,đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa.
* Cách tiến hành
 	Bước 1: Làm việc theo cặp
 - HS quan sát hình trang 110 (SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của các bạn trong hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một cặp xung phong nói số bữa các em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống các em thường sử dụng trong mỗi bữa. 
Kết thúc hoạt động này, dẫn đến giá trị lời con ong trang 110 (SGK). Đồng thời, GV cũng có thể khuyên thêm HS:
 - Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt là bữa sáng, để có đủ sức khoẻ học tập tốt và chóng lớn. 
- Trong mỗi bữa ăn, cần ăn các loại thức ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún, phở,..., thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa,... ; các loại rau xanh, quả chín,..
- . Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát mà cần có ý thức uống đủ nước. Mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể khoảng từ 4 đến 6 cốc nước. 
Thứ Tư, ngày 31tháng 3 năm 2021
Toán
Bài 58. LUYỆN TẬP
	I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
	Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
	Thực hiện được cộng, hừ các phép tính dạng 14 + 3 và dạng 17-2.
	Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Nắm bắt được thông tin toán học hữu ích trong mỗi bài toán và lựa chọn đúng phép tính để giải quyết vấn đề.
	Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
	Phát triển các NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Chuẩn bị một số bài toán gắn với thực tế sử dụng các phép tính cộng, trừ đã học.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	A. Hoạt động khởi động
	HS chia sẻ các tình huống có phép cộng hoặc phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10 hoặc dạng 14 + 3, 17 - 2 đã học.
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
	B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
	Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài.
HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng.
	Lưu ý: GV có thể đặt câu hỏi để HS nói cách tính nhanh với các phép cộng dạng 10 + 6, các phép trừ dạng 17-7. GV nêu một số phép tính khác dạng trên đê HS thực hành. HS có thể tự nêu phép tính dạng 10 + 6, 17 - 7 đố bạn trả lời.
	Bài 2
	Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì?
	HS chỉ vào tranh nói tình huống tranh, mô tả điều gì đã biết, điều gì phải tìm.
	HS đọc bài toán (HS nêu số hoặc đặt thẻ số thích hợp vào ô dấu ?).
	GV hỏi: Bài toán cho ta biết điều gì? Bài toán hỏi gì? Hãy nói cho bạn nghe suy nghĩ của em.
	GV giới thiệu bài toán có lời văn. Bài toán gồm hai phần: phần thông tin cho biết, phần thông tin cần tìm (thường ở dạng câu hỏi bắt đầu từ chữ “Hỏi...”).
HS tự đưa ra một số ví dụ về bài toán có lời văn, chia sẻ trong nhóm và cử đại điện trình bày.
	Bài 3
	HS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?
	HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn để tìm cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
	HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
	Phép tính: 6 + 3 = 9.
	Trả lời: Tổ em có tất cả 9 bạn.
	Phép tính: 5-1=4.
	Trả lời: Trên sân còn lại 4 bạn.
	HS kiểm tra lại các thông tin đã biết, phép tính và câu trả lời chính xác.
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
	Bài 4
	HS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
	HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn để tìm cách trả lời câu hoi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
	HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
	Phép tính: 18 - 4 = 14.
	Trả lời: Trên xe còn lại 14 người.
	HS kiêm tra lại phép tính và câu trả lời.
	GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
	C. Hoạt động vận dụng
	GV khuyến khích HS liên hệ đặt ra một số bài toán thực tế gắn với trường lớp, gia đình, cộng đồng sử dụng phép cộng hoặc phép trừ đã học.
	D. Củng cố, dặn dò
	Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Theo em khi giải quyết một bài toán có lời văn cần chú ý điều gì? Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 và đặt bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.
	(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
	Thông qua việc giải các bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
	Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả bài toán, cách giải quyết bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học.
Kể chuyện
CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
- Nghe hiểu câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. (Nêu YC trọng tâm của kể chuyện ở giai đoạn Học vần là Trả lời câu hỏi theo tranh, thì ở giai đoạn LTTH là kể chuyện theo tranh. Hoạt động nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời từng câu hỏi dưới tranh vẫn diễn ra nhưng là bước đệm, tạo điều kiện để HS có thể kể chuyện theo tranh). Bước đầu biết thay đổi giọng, kể phân biệt lời người dẫn chuyện, lời cô bé, lời sói.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhớ lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu / hoặc 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.
- 1 chiếc khăn trùm đầu màu đỏ, 1 mặt nạ sói để 2 HS cùng GV (vai dẫn chuyện) kể lại câu chuyện theo vai (YC không bắt buộc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện 
1.1. Quan sát và phỏng đoán
GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ: Các em hãy xem tranh để biết truyện có những nhân vật nào (truyện có một cô bé quàng chiếc khăn màu đỏ, mẹ cô bé, con sói, bà cụ và bác thợ săn). GV: Hãy đoán nội dung câu chuyện. (Mẹ bảo cô bé mang quà đến biếu bà. Trên đường đi, cô bé gặp sói và bị sói lừa,...).
1.2. Giới thiệu câu chuyện
Cô bé quàng khăn đỏ là một câu chuyện rất nổi tiếng. Trẻ em tất cả các nước đều biết câu chuyện này. Câu chuyện là lời khuyên bổ ích với tất cả trẻ em. Lời khuyên đó là gì? Các em hãy nghe câu chuyện.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Nghe kể chuyện
GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Câu mở đầu: kể khoan thai. Đoạn sói lừa Khăn Đỏ để định ăn thịt hai bà cháu: giọng kể tăng dần sự căng thẳng. Lời sói lúc ngọt ngào khi dụ Khăn Đỏ vào rừng chơi; lúc ôm ôm rồi hăm dọa khi giả giọng bà lão trả lời Khăn Đỏ. Giọng Khăn Đỏ nói với sói: ngây thơ, hồn nhiên. Đoạn kết: kể với giọng hồ hởi. Câu cuối kể về sự ân hận của Khăn Đỏ: giọng thấm thía.
Kể 3 lần, rõ ràng từng câu, từng đoạn theo mỗi tranh. Dưới đây là nội dung câu chuyện:
Cô bé quàng khăn đỏ
(1) Xưa, có một cô bé đi đâu cũng quang chiếc khăn màu đỏ nên mọi người gọi em là “Khăn Đỏ”. Một hôm, bà của Khăn Đỏ bị ốm, mẹ bảo em mang bánh đến biếu bà. Mẹ dặn em đừng la cà dọc đường. Khăn Đỏ vâng lời mẹ ra đi.
(2) Dọc đường, Khăn Đỏ gặp sói. Vì không biết sói rất độc ác nên em kể với sói là em mang bánh đến biếu bà. Sói bảo: “Cô bé ơi, hoa trong rừng đẹp lắm. Hãy rẽ vào mà xem!”. Khăn Đỏ thích quá, liền rẽ vào rừng.
(3) Sói lẻn đến nhà bà. Nó xô cửa, đến bên giường, nuốt chửng bà, rồi đội mũ của bà, nằm lên giường, đắp chăn, đợi Khăn Đỏ đến.
(4) Khăn Đỏ mải chơi, mãi tới trưa mới ra khỏi rừng. Đến nhà, thấy bà đang nằm, nom rất lạ, Khăn Đỏ hỏi:
- Bà ơi! Sao hôm nay tai bà to thế? 
Sói đáp: 
- Tại bà to để bà nghe cháu rõ hơn. 
- Sao hôm nay tay bà to thế? 
- Tay bà to để bà ôm cháu chặt hơn. 
- Sao hôm nay mồm bà to thế? 
- Mồm bà to để bà ăn thịt cháu.
Nói xong, sói nhảy phốc xuống giường, nuốt chửng Khăn Đỏ. Rồi nó nằm vật ra, ngáy ầm ĩ.
(5) Một bác thợ săn đi qua nhà nghe tiếng ngáy lạ bèn bước vào. Thấy sói, bác giương súng định bắn nhưng thấy bụng sói rất to, bác nghi ngờ, bèn lấy dao rạch bụng sói. Rạch được vài mũi thì thấy chiếc khăn đỏ chói. Rồi Khăn Đỏ nhảy ra. Tiếp đến là bà cụ.
(6) Hai bà cháu cảm ơn bác thợ săn. Khăn Đỏ xin lỗi bà. Cô bé rất ân hận vì đã không nhớ lời mẹ dặn, làm hai bà cháu suýt mất mạng.
Theo Truyện cổ Pê-rôn (Hoàng Minh kể)
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh
GV: Để làm tốt bài tập kể chuyện theo tranh, các em hãy nhìn tranh, nghe thấy cô hỏi và trả lời (Với mỗi câu hỏi, GV có thể mời 2 HS tiếp nối nhau trả lời. Ý kiến của các em có thể lặp lại. GV nhắc HS trả lời câu hỏi đầy đủ, thành câu).
-GV chỉ tranh 1 (dưới tranh có 3 câu hỏi), hỏi từng câu: Vì sao cô bé được gọi là “Khăn Đỏ”? (Cô bé được gọi là Khăn Đỏ vì đi đâu em cũng quang chiếc khăn màu đỏ). Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì? (Khăn Đỏ được mẹ giao việc mang bánh đến biếu bà đang bị ốm). Mẹ dặn em điều gì? (Mẹ dặn em đừng la cà dọc đường).
- GV chỉ tranh 2, hỏi: Khăn Đỏ thật thà kể cho sói biết điều gì? (Gặp sói, Khăn Đỏ thật thà kể cho sói biết em mang bánh đến biếu bà). Sói nói gì để lừa Khăn Đỏ? (Để lừa Khăn Đỏ, sói nói: “Cô bé ơi, hoa trong rừng đẹp lắm. Hãy rẽ vào mà xem!”).
- GV chỉ tranh 3: Sói lên đến nhà bà và đã làm gì? (Sói lẻn đến nhà bà, nó nuốt chửng bà, rồi đội mũ của bà, nằm lên giường, đắp chăn, đợi Khăn Đỏ đến).
- GV chỉ tranh 4: Khăn Đỏ đến nhà bà và thấy gì? (Khăn Đỏ đến nhà bà, thấy bà đang nằm rất lạ). Cô bé nói gì? (Cô bé nói: Bà ơi! Sao hôm nay tai bà to thế? / Tai bà to để bà nghe cháu rõ hơn. /- Sao hôm nay tay bà to thế?/- Tay bà to để bà ôm cháu chặt hơn. /- Sao hôm nay mồm bà to thế? /- Mồm bà to để bà ăn thịt cháu).
- GV chỉ tranh 5: Bác thợ săn nghe thấy gì và đã làm gì? (Bác thợ săn đi qua nhà bà nghe tiếng ngáy lạ bèn bước vào. Thấy sói, bác giương súng định bắn nhưng thấy bụng sói rất to, bác nghi ngờ, bèn lấy dao rạch bụng sói. Rạch vài mũi thì thấy chiếc khăn đỏ chói, rồi Khăn Đỏ nhảy ra. Tiếp đến là bà cụ).
- GV chỉ tranh 6: Qua câu chuyện, Khăn Đỏ đã hiểu ra điều gì? (Khăn Đỏ hiểu: Vì không nhớ lời mẹ dặn, la cà dọc đường, Khăn Đỏ đã làm hai bà cháu suýt mất mạng).
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. 
b) 1- 2 HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi Ô cửa sổ hoặc bốc thăm). 
c) 1 HS nhìn 6 tranh, tự kể chuyện (có thể lặp lại YC với HS 2). GV nhắc HS hướng đến người nghe khi kể: kể to, rõ, nhìn vào người nghe.
* Kể chuyện phân vai (YC dành cho HS giỏi): GV vào vai người dẫn chuyện, cùng 2 HS giỏi (đã được dặn chuẩn bị trước): 1 em vào vai Khăn Đỏ quàng lên đầu 1 chiếc khăn đỏ, 1 em vai sói có thể đeo mặt nạ sói - cùng kể chuyện theo vai.
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- GV: Câu chuyện này khuyên các em điều gì?
- HS phát biểu. VD: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, đi đâu không được la cà dọc đường. Câu chuyện khuyên chúng ta phải đi đến nơi, về đến chốn, không được la cà dọc đường. La cà dọc đường dễ gặp nguy hiểm, bị kẻ xấu lợi dụng,...).
- GV: Câu chuyện khuyên các em phải nhớ lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay trong tiết học. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Ba món quà (xem tranh, đọc gợi ý dưới tranh).
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách bảo (đọc truyện, thơ, sách khoa học). Có thể mang đến lớp cuốn Truyện đọc lớp 1.
Tập viết
TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA B
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
- Biết tô chữ viết hoa B theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ ngữ: trải vàng, đuổi kịp, câu Bà cháu thương yêu nhau chữ thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Mẫu chữ viết hoa B đặt trong khung chữ (theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập hai).
- Máy chiếu (nếu có) để chiếu từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) lên bảng lớp / hoặc bảng phụ viết sẵn từ và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
- Bìa chữ viết hoa mẫu A, Ă, Â (để kiểm tra bài cũ). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa A, C, A đã học. 
- GV kiểm tra một vài HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa B (hoặc gắn bìa chữ in hoa B), hỏi HS: Đây là mẫu chữ gì? (HS: Đây là mẫu chữ in hoa B).
- GV: SGK đã giới thiệu chữ in hoa B từ bài 11. Bài 35 giới thiệu mẫu chữ B in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa B (chỉ khác chữ B in hoa ở các nét uốn mềm mại) và luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Tổ chữ viết hoa B
- GV dùng máy chiếu / bìa chữ, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô (kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tô” theo từng nét để HS theo dõi): Chữ viết hoa B gồm 2 nét: Nét 1 giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét móc ngược trái từ trên xuống dưới, đầu móc cong vào trong. Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản (cong trên và cong phải) liền nhau, tạo vòng xoắn giữa thân chữ, bắt đầu tô nét cong trên từ ĐK 5, tạo vòng xoắn giữa thân chữ rồi tô tiếp nét cong phải, cuối nét lượn vào trong.
- HS tô chữ viết hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc từ ngữ, câu ứng dụng: trải vàng, đuổi kịp; Bà cháu thương yêu nhau.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái (t, g, đ, k, h, y), khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ (nối nét từ chữ viết hoa B sang a), vị trí đặt dấu thanh (trên các tiếng: trải vàng, đuổi kịp, Bà cháu).
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
- GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. Nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết.
- Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo.
Tự đọc sách báo
LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC SÁCH BÁO
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp. 
- Đọc to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS mang đến lớp một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.
- Truyện đọc lớp 1, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2020. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
* MỞ ĐẦU
GV giới thiệu: Từ phần LTTH, mỗi tuần sẽ có 2 tiết Tự đọc sách báo. Trong những tiết học này, các em sẽ mang đến lớp những quyển sách, truyện, thơ, tờ báo yêu thích. Các em sẽ đọc sách báo tại lớp; chọn một đoạn thú vị trong sách báo, đọc cho

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_27_nam_hoc_2020_2021.doc