Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Hải
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
- Nghe hiểu câu chuyện Ba cô con gái.
- Nhìn tranh kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà mẹ, lời ba cô con gái.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi lòng hiếu thảo của cô con gái út. Chế trách chị cả và chị hai không quan tâm, chăm sóc mẹ khi mẹ ốm đau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
GV gắn lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Chuyện của hoa hồng, mời 2 HS: HS 1 kể theo 3 tranh đầu, HS 2 kể theo 2 tranh cuối.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Chia sẻ và giới thiệu truyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán
pô xe máy vừa đi về,... + Không nghịch diêm, bật lửa. + Không tự ý sử dụng bếp dầu, bếp ga, lò nướng, lò vi sóng,... + Cẩn thận khi sử dụng vòi nước nóng. + ... Hoạt động 4: Tìm hiểu các bước sơ cứu khi bị bỏng Mục tiêu: HS nêu được các bước sơ cứu khi bị bỏng. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục d SGK Đạo đức 1, trang 70 và nêu các bước sơ cứu khi bị bỏng. - HS làm việc cá nhân. - GV mời một số HS trình bày, mồi HS chỉ nêu một bước sơ cứu. - GV kết luận về ba bước sơ cứu. GV giới thiệu với HS một vài loại thuốc để xịt hoặc bôi chống bỏng. Đồng thời, lưu ý HS không nên tự ý bôi nước mắm, thuốc đánh răng hoặc các chất khác, không rõ tác dụng và nguồn gốc để phòng tránh gây nhiễm trùng vết bỏng Buổi chiều Chính tả Tiết 4: NGHE - VIẾT: ÔNG GIẲNG ÔNG GIĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ - Nghe viết 7 dòng đầu bài đồng dao Ông giẳng ông giăng, không mắc quá 2 lỗi. - Làm đúng BT: Điền tiếng còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một đoạn đồng dao; điền chữ r, d hay gi vào chỗ trống. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp: kể, câu hỏi, kiến con. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập 2.1. Nghe viết - 1 HS đọc 7 dòng đầu bài đồng dao, cả lớp đọc lại. - GV chỉ các từ dễ viết sai, cả lớp đọc. VD: giảng, xuống, bầu, bạn, xôi, nếp, đệp bánh chưng. - HS tự nhẩm đọc từng tiếng mình dễ viết sai. - HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ (mỗi dòng đọc không quá 3 lần), HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai, tô chữ hoa đầu dòng thơ. - HS viết xong, GV đọc chậm từng dòng cho HS soát lỗi, gạch chân bằng bút chì chữ viết sai, viết lại chữ đó bên lề vở. - GV chữa trên bảng những lỗi HS thường mắc. 2.2. Làm bài tập chính tả ( Sử dụng học liệu điện tử Cloubook) a) BT 2 (Tìm tiếng còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn đồng dao sau) - GV nêu YC, viết bảng: Cái ... cắt lá / Con cá có .../Quả ... quả cam / Chè lam ... khảo. - HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. /1 HS báo cáo (miệng), GV điền tiếng trên bảng lớp. (Có thể tổ chức theo cách thi tiếp sức: 4 HS tiếp nối nhau lên bảng điền từ vào chỗ trống, hoàn thành mỗi dòng thơ. HS nào điền xong từ thì đọc dòng thơ: HS 1: Cái liềm cắt lá. /HS 2: Con cá có vẩy./HS 3: Quả quýt, quả cam. /HS 4: Chè lam bánh khảo). - Cả lớp đọc lại 7 dòng thơ. b) BT 3 (Em chọn chữ nào: r, d hay gi?) (Làm tương tự BT 2). - HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. - GV viết lên bảng lớp các từ cần điền: ..ây điện, ...ó, ...ồng, ...ùng. - 1 HS lên bảng điền chữ r, d hay gi vào chỗ trống. - Cả lớp sửa bài theo đáp án. (Có thể tổ chức theo cách thi tiếp sức). - Cuối cùng, cả lớp đọc: Nhện con hay chăng dây điện. / Cái quạt hòm mồm thở ra gió. / Máy bơm phun nước bạc như rồng./ Cua cáy dùng miệng nấu cơm. 3. Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những HS tích cực Luyện Tiếng Việt Tiết 33: LUYỆN ĐỌC BÀI: SẺ ANH, SẺ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em trong gia đình: Anh em sẽ yêu thương, nhường nhịn nhau khiến sẻ mẹ rất vui, gia đình đầm ấm. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Khơi gợi tình yêu thiên nhiên. - Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. - Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thẻ để HS ghi ý trả lời mình chọn (a hoặc b). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS đọc thuộc lòng 6 hoặc 10 dòng bài đồng dao Ông giẳng ông giăng; trả lời câu hỏi: Nhà bạn nhỏ có ai? Nhà bạn nhỏ có đồ vật gì? B. DẠY BÀI MỚI 1. Luyện đọc ( Sử dụng học liệu điện tử Cloubook) a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lời sẻ mẹ hối hả lúc giục con ăn. Lời sẻ anh và sẻ em nhỏ nhẹ, dễ thương. b) Luyện đọc từ ngữ: vườn, rét, nằm co ro, cố sức, cọng rơm, thương yêu, mệt. c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có 13 câu. - GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). - HS đọc tiếp nối từng câu (liền 2 câu ngắn). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu dài: Thương em, / sẻ anh cố sức kéo ... trong d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... che cho em./Tiếp theo đến ... ăn trước đi. / Còn lại); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). 2. Tìm hiểu bài đọc - 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi trong SGK. - GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? / Cả lớp giơ thẻ: Ý b. - Hỏi đáp: + GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? + Cả lớp: Vì sẻ mẹ thấy các con rất thương yêu nhau. - GV: Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao? (HS trả lời theo suy nghĩ riêng. VD: Em thích sẻ anh vì sẻ anh rất thương em, cố kéo những cọng rơm che cho em khỏi lạnh. / Thích sẻ anh vì sẻ anh ngoan ngoãn, nghe lời mẹ./ Thích sẻ em vì sẻ em còn nhỏ đã biết thương anh, nhường thức ăn cho anh,...). - GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu. / GV: Gia đình sẽ rất đầm ấm, hạnh phúc, cha mẹ sẽ rất vui nếu con cái yêu thương, nhường nhịn nhau. 3. Luyện đọc lại - 1 tốp (4 HS) đọc bài theo các vai: người dẫn chuyện, sẻ mẹ, sẻ anh, sẻ em. - Lặp lại với tốp HS khác. 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS đọc lại một đoạn của bài tập đọc. - Đọc lại bài tập đọc cho bạn bè, người thân nghe. Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2021 Tập viết Tiết 58: TÔ CHỮ HOA I, K I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ - Biết tô các chữ viết hoa I, K theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ, câu ứng dụng (ngoan ngoãn, nhường nhịn; Kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ rõ, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu hoặc bảng phụ chiếu / viết chữ viết hoa I, K; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa G, H. - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài ( Sử dụng học liệu điện tử Cloubook) - GV chiêu lên bảng chữ in hoa I, K. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa I, K. - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ I, K in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa I, K – chỉ khác chữ I, K in hoa ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tổ chữ viết hoa I, K - HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tổ chữ (GV vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét): + Chữ I hoa gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và thẳng ngang, (lượn hai đầu) – tô giống nét đầu của chữ H hoa. Tô tiếp nét 2 (móc ngược trái) từ trên xuống dưới, dừng bút trên ĐK 2. + Chữ K hoa gồm 3 nét: Nét 1 tô giống như nét đầu ở chữ I hoa, H hoa. Nét 2 là nét móc ngược trái, tô từ trên xuống dưới. Nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản (móc xuôi phải và móc ngược phải) nối liền nhau, tô nét móc xuôi phải trước, đến giữa thân chữ thì tạo vòng xoắn nhỏ lồng vào thân nét 2 rồi tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK 2. - HS lần lượt tô các chữ hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - Cả lớp đọc các từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): ngoan ngoãn, nhường nhịn; Kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa các chữ (giữa chữ K viết hoa và i), vị trí đặt dấu thanh. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Trưng bày tranh ảnh Em yêu thiên nhiên: viết lại lời giới thiệu cho đúng chính tả, hay hơn, trang trí sản phẩm ấn tượng hơn. Tập đọc Tiết 20: NGOAN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ - Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc. - Hiểu nội dung bài thơ: Mọi vật xung quanh em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc có ích. Bé ngoan là bé biết nghe lời cha mẹ, làm nhiều việc tốt. - Học thuộc lòng bài thơ. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Khơi gợi tình yêu thiên nhiên. - Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. - Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Sẻ anh, sẻ em. HS 1 trả lời câu hỏi 1: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? HS 2 trả lời câu hỏi 2: Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao? B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) ( Sử dụng học liệu điện tử Cloubook) 1.1. Cả lớp nghe hát và cùng hát bài Những em bé ngoan (Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu) hoặc bài Bé ngoan (Sáng tác: Phạm Tuyên). 1.2. Giới thiệu bài - Bài đọc hôm nay có tên là Ngoan. Các sự vật trong bài đều ngoan ngoãn, làm việc có ích. HS quan sát tranh: Tranh vẽ bà đang ngồi khâu vá dưới ánh đèn dầu. Bé đang múc nước trong chum để rửa tay. Mẹ đang nấu cơm trên bếp lửa. GV: Đèn dầu giúp bà khâu vá. Nước giúp bé rửa trắng bàn tay. Lửa giúp mẹ thổi cơm. Bài thơ nói về các sự vật “ngoan” thế nào và thế nào thì được gọi là bé “ngoan”? 2. Khám phá và luyện tập ( Sử dụng học liệu điện tử Cloubook) 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. b) Luyện đọc từ ngữ: ngoan, sáng sân nhà, thắp, ngồi may, rửa trắng, thổi đầy nồi cơm, chín đỏ vườn, quạt hương thơm. c) Luyện đọc dòng thơ - GV: Bài gồm 8 dòng thơ. - GS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (cá nhân / từng cặp). d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 dòng thơ); thi đọc cả bài. 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 1 HS đọc 3 câu hỏi, BT trong SGK. / Từng cặp HS trao đổi, trả lời. - GV hỏi – HS trong lớp trả lời: + GV: Bài thơ khen những vật gì ngoan? / HS: Bài thơ khen trăng ngoan, đèn ngoan, nước ngoan, lửa ngoan, trái ngoan, gió ngoan. + GV nêu YC của BT 2. Cả lớp đọc kết quả nối ghép: (a) Đèn - (3) thắp cho bà ngồi may. (b) Nước - (1) rửa trắng bàn tay. (c) Gió – (2) quạt hương thơm khắp nhà. * GV: Thế nào là bé ngoan? / HS: Bé ngoan là bé biết nghe lời mẹ cha, yêu cô, yêu bạn. - (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp. 2.3. Học thuộc lòng - HS HTL bài thơ theo cách xoá dần chữ, chỉ giữ lại chữ đầu cậu, rồi xoá hết. - HS tự nhẩm HTL bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng 4 dòng thơ đầu / 4 dòng thơ cuối / cả bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày tranh ảnh Em yêu thiên nhiên. Tự nhiên và xã hội Tiết 60: THỰC HÀNH: RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT ( tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học , HS đạt được : * Về nhận thức khoa học : Nêu được lợi ích của sự rửa tay , chải răng , rửa mặt . * Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học : Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể : rửa tay , chải răng , rửa mặt đúng cách . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi. - Nước sạch . - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC RỬA MẶT KHÁM PHÁ KIỂN THỨC MỚI ( Sử dụng học liệu điện tử Cloubook) Lợi ích của việc rửa mặt Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận về lợi ích của việc rửa mặt * Mục tiêu Nêu được lợi ích của việc rửa mặt . * Cách tiến hành Bước 1 : Chơi theo nhóm GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Thi nói về lợi ích của việc rửa mặt sạch sẽ theo nhóm lớn . Mỗi nhóm cần 1 quả bóng , khi bóng tung đến bạn nào , bạn đó phải đỡ bỏng và tìm một cụm từ để nói về lợi ích của việc rửa mặt . Bạn nào không đỡ được bóng hoặc không nói nhanh được lợi ích của việc rửa mặt là thua . Lưu ý : Do có sự thi đua giữa các nhóm nên trong cùng một thời gian , nếu nhóm nào tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt hơn , nhóm đó sẽ được về nhất . Bước 2 : Báo cáo trước lớp Đại diện các nhóm báo cáo về số lượng cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt trước lớp . GV động viên , khen thưởng ( nếu có ) nhóm tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt . 2.Rửa mặt như thế nào ? LUYỆN TẬP Hoạt động 2 : Thực hành rửa mặt * Mục tiêu Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa mặt đúng cách . * Cách tiến hành Bước 1 : Làm việc theo cặp - HS quan sát hình vẽ các bước rửa mặt trang 121 ( SGK ) và nói với nhau tên từng bước , đồng thời tập làm động tác theo hình vẽ . Bước 2 : Làm việc cả lớp Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa mặt như hình vẽ . HS khác và GV nhận xét , Lưu ý : GV có thể làm mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát : ( 1 ) Rửa sạch tay trước khi rửa mặt . ( 2 ) Hưng nước vào hai bàn tay xoa lên mặt , xung quanh hai mắt , đưa tay từ hốc mắt ra , sau đó là hai má , trán , cằm , mũi , quanh miệng . ( 3 ) Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay , thấm nước trên mặt , bắt đầu từ hai mắt , sau đó là lau hai má , trán , cằm , mũi , quanh miệng . ( 4 ) Vỏ sạch khăn , vắt bớt nước , lau cổ , gáy , lật mặt khăn ngoảy hai lỗ tai , vành tai , cuối cùng dùng hai góc khăn ngoáy hai lỗ mũi ( các bộ phận này nhiều chất bẩn , nên phải lau sau ) . ( 5 ) Giặt khăn bằng xà phòng và giữ lại bằng nước sạch . ( 6 ) Phơi khăn ra chỗ thoáng , có ánh sáng mặt trời ( phơi lên dây và cặp lại cho khỏi rơi ) . Bước 3 : Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành các nhóm ; HS sử dụng khăn mặt riêng của mình để thực hành rửa mặt . - HS thực hành rửa mặt theo nhóm . - GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành . Lưu ý : Nên cho các em thực hành rửa mặt dưới vòi nước chảy hoặc cử một bạn dùng gáo múc nước để dội khi và khăn . Trong trường hợp dùng chung chậu , thì sau khi một HS thực hành rửa mặt xong , cần yêu cầu phải rửa sạch chậu trước khi đến lượt em khác thực hành , Bước 4 : Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem . Các bạn nhận xét góp ý . GV uốn nắn từng động tác cho các em nếu cần . Kết thúc tiết học , HS đọc lời con ong ở trang 121 ( SGK ) . IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng các câu hỏi của Bài 18 ( VBT ) để đánh giá kết quả học tập 41 HS sau khi học xong bài này Luyện To án Tiết 26 : LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ). - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời ưong bộ đồ dùng học toán; bảng con. - Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 100. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động khởi động HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm hai số tròn chục, phép trừ dạng 39- 15. 1. HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: -Quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu). - Thảo luận theo nhóm, bàn: + Bức tranh vẽ gì? + Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh. Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực hiện phép tính 27 - 4 = ? bằng cách thao tác trên các khối lập phương. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1: GV viết một số phép tính rồi yêu cầu hs làm vào vở ôli - GV hướng dân HS cách làm, có thê làm mâu 1 phép tính. - HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở. - HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. - GV nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. Bài 2 - HS đặt tính rồi tính và viết kết quả vào vở. - Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS. Lưu ý: GV quan sát kĩ các thao tác của HS, nếu có HS trừ từ trái sang phải GV nêu trước lớp để nhắc nhở và khắc sâu cho HS. Bài 3 - GV hướng dẫn HS tính ra nháp tìm kết quả phép tính ghi trên mỗi chiếc khoá. - Đối chiếu tìm đúng chìa khoá kết quả phép tính. - Lưuý: GV có thể tổ chức thành trò chơi ghép thẻ, GV nhắc HS thực hiện đặt tính và tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả để tránh nhầm lẫn. Khi hoàn thành bài này, HS có thể có những cách khác để tìm đúng kết quả. GV nên khuyến khích HS chia sẻ cách làm. Bài 4 - HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. - HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao). - HS viết phép tính thích hợp và trả lời: Phép tính: 68 - 15 = 53. Trả lời: Tủ sách lớp 1A còn lại 53 quyển sách. - HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời. - GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả. D. Hoạt động vận dụng HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ đã học. Chẳng hạn: Tuấn có 37 viên bi, Tuấn cho Nam 12 viên bi. Hỏi Tuấn còn lại bao nhiêu viên bi? E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Khi đặt tính và tính em nhắn hạn cần lưu ý những gì? - về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn _______________________________________________________ Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021 Góc sáng tạo Tiết 4: TRƯNG BÀY TRANH ẢNH “EM YÊU THIÊN NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực đặc thù - Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày sản phẩm. - Biết bình chọn sản phẩm mình yêu thích. - Biết giới thiệu sản phẩm tự tin, to, rõ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sản phẩm của HS, ĐDHT phục vụ triển lãm, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. - Các viên nam châm của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày những sản phẩm đã làm từ tuần trước, giới thiệu sản phẩm của mình, nghe các bạn giới thiệu; cùng bình chọn sản phẩm ấn tượng. - GV kiểm tra lại sản phẩm của HS và ĐDHT đã chuẩn bị. 2. Luyện tập 2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC trong sách: - HS 1 đọc YC của BT 1; 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 lời giới thiệu dưới 4 tranh. Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát 4 sản phẩm mẫu. - HS 2 đọc YC của BT 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn...); (đọc cả phần lời dưới các tranh minh hoạ mẫu). GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm. - HS 3 đọc YC của BT 3. GV: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên - bảng lớp để tác giả của mỗi sản phẩm sẽ tự giới thiệu sản phẩm của mình. * Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8 phút. 2.2. Trưng bày - GV chỉ vị trí cho các nhóm, tổ trưng bày sản phẩm (trên bảng lớp, bảng nhóm, trên tường, hoặc bày trên mặt bàn). (GV nhắc HS: Nếu đính sản phẩm trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Nếu làm bài trong VBT thì mở trang vở đó). - GV cùng cả lớp đếm số sản phẩm của mỗi tổ. - Các tổ thi trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo. 2.3. Bình chọn Lần lượt từng tổ đi xem sản phẩm của tổ mình và các tổ khác. Tổ 1 xem trước. Cả tổ trao đổi nhanh, bình chọn tổ trưng bày đẹp, chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình, một vài sản phẩm ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả với GV. Tiếp đến tổ 2, 3, 4,... 2.4. Tổng kết GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được bình chọn. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp. 2.5. Thưởng thức - HS có sản phẩm được gắn lên bảng lần lượt giới thiệu sản phẩm to, rõ, tự tin. - Cả lớp giơ tay bình chọn những sản phẩm được yêu thích. GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS, kết luận. /Cả lớp hoan hô các bạn. * GV có thể chọn 1 tổ có nhiều sản phẩm hay, mời các thành viên giới thiệu sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS có sản phẩm được bình chọn. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo “Quà tặng ý nghĩa”: đọc trước SGK (tr. 123 124 và 132, 133); tì
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.docx