Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi

a) Cách chơi (theo cặp).

- Vòng 1: Bạn A dùng ngón tay viết một chữ cái (chữ thường) lên lưng áo bạn B (VD: a) Nếu bạn B đoán đúng và đọc đúng (a) sẽ được quay lại viết một chữ cái khác lên lưng áo bạn A(VD: d). Nếu bạn A cũng đoán đúng (d) thì kết quả hoà 1-1. Nếu bạn A đoán sai, kết quả sẽ là 1 – 0.

- Vòng 2: Cách chơi như trên nhưng mỗi bạn phải nghĩ tên 1 đồ dùng học tập (VD: sách, vở, cặp, tẩy, bút chì, bút mực, bảng con,.), dùng ngón tay viết lên lưng áo của bạn. Chơi luân phiên và tính điểm. Cộng kết quả 2 vòng để chọn bạn có tài “đoán chữ trên lưng”.

b) Sau khoảng 5 phút, GV cho HS báo cáo kết quả rồi nhận xét chung.

1.2. Giới thiệu bài

a) GV: Khi đến trường, các em cần mang theo những gì để phục vụ tốt cho việc học? Bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

b) GV gắn / chiếu lên bảng hình minh hoạ bài đọc. HS quan sát tranh.

- Tranh vẽ những gì? (Tranh vẽ lớp học, một HS đang đứng lên, trả lời cô giáo, Trong suy nghĩ của bạn là hình ảnh 1 cái kẹo và 1 con cánh cam).

- GV giải nghĩa: cánh cam (con vật cánh cứng, màu sắc lấp lánh trông rất đẹp, thường ăn lá cây); hỏi HS: Trong lớp có bạn nào đã biết con cánh cam; thích chơi với cánh cam?

 

docx29 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 hoa N gồm 3 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK 2, tô từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Nét 2 là nét thẳng xiên, tô từ trên xuống. Nét 3 là nét móc xuôi phải, tô từ dưới lên, hơi nghiêng sang phải, dừng bút ở ĐK 5.
- HS tô các chữ viết hoa M, N cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) 
- HS đọc từ ngữ, câu (cỡ nhỏ): mặt trời, màu xanh, Mái nhà ngói mới đỏ tươi.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét từ M sang ai, vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: Mang đến lớp 1 tấm ảnh (hoặc tranh vẽ) thầy, cô hoặc 1 người bạn em quý mến; nghĩ lời giới thiệu sẽ viết.
Toán
Bài 66. LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thẻ phép tính như ở bài 1, các thẻ dấu (, =).
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng, phép trừ trong thực tế gan với gia đình em hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 100 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.
HS chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lóp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (thế hiện trong các thẻ ghi phép tính).
GV tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm, chuẩn bị sẵn các thẻ ghép tính, một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính với chú ý là phép tính không nhớ, rồi đố bạn viết kết quả thích hợp.
Bài 2
- Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (HS có thê đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính nhẩm với những phép tính đon gian).
- Nói cho bạn nghe quả bóng nào tuơng ứng với rổ nào.
Bài 3. HS thực hiện thao tác: Tính nhẩm cộng, trừ các số tròn chục ở vế trái, so sánh với sô ở vế phải ròi chọn thẻ dâu “>, <, =” phù hợp đặt vào ô ?
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4
- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 30 + 15 = 45.
Trả lời: Trong phòng có tất cả 45 chiếc ghế.
- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
- GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt bài toán có dùng phép trừ.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
Tiếng Việt
TẬP ĐỌC : QUYỂN VỞ CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc.
- Hiểu nội dung bài thơ: Quyển vở mới thật thời chữ đẹp, giữ vở sạch đẹp để rèn tính nết của người trò ngoan.
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- HS tiếp nối nhau đọc bài Giờ học vẽ; trả lời câu hỏi: Vì sao Hiếu và Quế đều tô được những bức tranh đẹp?
B. Dạy bài mới
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1. Cả lớp hát một bài hát về sách vở, đồ dùng học tập hoặc về trường lớp. VD: Bài Em yêu trường em (Nhạc và lời: Hoàng Vân).
1.2. Giới thiệu bài
GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ: Bạn HS ngồi học bên bàn. Trước mặt bạn là quyển vở sạch, đẹp với những trang giấy trắng tinh, thơm tho,... Bài thơ các em học hôm nay nói về quyển vở – một ĐDHT quen thuộc, như người bạn thân thiết, giúp HS học giỏi, trở thành người tốt.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc 
a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm.
b) Luyện đọc từ ngữ: quyển vở, ngay ngắn, xếp hàng, mát rượi, thơm tho, nắn nót, mới tinh, sạch đẹp, tính nết, trò ngoan. Giải nghĩa từ: thơm tho (mùi thơm rất dễ chịu, hấp dẫn); nắn nót (làm cẩn thận từng li, từng tí cho đẹp, cho chuẩn).
c) Luyện đọc dòng thơ 
- GV: Bài thơ có 12 dòng.
- HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một cá nhân, từng cặp). GV nhắc HS kết thúc các dòng chắn 2, 4, 6,... nghỉ hơi dài hơn.
d) Thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ, thi đọc cả bài thơ.
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- 3 HS tiếp nối đọc 3 câu hỏi trong SGK.
- Từng cặp HS trao đổi, trả lời từng câu hỏi. 
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+ GV (câu hỏi 1): Mở vở ra, bạn nhỏ thấy gì trên trang giấy trắng? /HS: Mở vở ra, bạn nhỏ thấy trên trang giấy trắng từng dòng kẻ ngay ngắn như HS xếp hàng.
+ GV (câu hỏi 2): Lật từng trang, bạn nhỏ cảm thấy thế nào? / HS: Lật từng trang, bạn nhỏ cảm thấy giấy trắng sờ mát rượi, mùi giấy mới thơm tho.
+GV (câu hỏi 3): Nếu em là quyển vở, em sẽ nói gì với các bạn nhỏ? /HS (nhiêu ý kiến): Các bạn đừng làm quăn mép, đừng làm bẩn, đừng xé rách tôi. Hãy giữ cho tôi luôn mới mẻ, phẳng phiu. (Tôi mát rượi, thơm tho thế này, hãy giữ tôi luôn sạch đẹp. Chữ đẹp là tính nết của những người trò ngoan...
- GV (khích lệ HS lí giải): Vì sao người học trò ngoan là người biết giữ vở sạch, chữ đẹp? (Vì người học trò ngoan chăm học, thích học nên luôn yêu quý sách vở).
- (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp. 
- GV: Hãy nhìn quyển vở, quyển sách của mình xem các em đã giữ gìn sách vở thế nào? HS phát biểu.
- GV: Bài thơ giúp em hiểu điều gì? (HS phải biết giữ vở sạch, chữ đẹp,...).
- GV: Sách, vở giúp các em học hành. Nhưng vẫn có HS chưa biết yêu quý, giữ gìn nên sách vở sớm quăn mép, nom cũ kĩ, chữ nguệch ngoạc, dây mực bẩn,... Các em cần giữ gìn sách vở, viết sạch đẹp để rèn tính nết của học trò ngoan.
2.3. Học thuộc lòng
- GV hướng dẫn HS học thuộc 2 khổ thơ cuối bài (hoặc cả bài) theo cách xoá dần chữ, chỉ giữ lại các chữ đầu dòng. Cuối cùng xoá hết.
- HS nhẩm HTL 2 khổ thơ cuối. 
- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối hoặc cả bài thơ. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo, tiết kể chuyện Đi tìm vần “em”.
Tiếng Việt
GÓC SÁNG TẠO “QUÀ TẶNG Ý NGHĨA”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Chuẩn bị được món quà ý nghĩa tặng thầy cô hoặc 1 bạn trong lớp: Đó là 1 tấm ảnh, bức tranh thầy cô hoặc 1 người bạn do HS tự vẽ. Tranh, ảnh được trang trí, tổ màu. Viết được lời giới thiệu thể hiện tình cảm với người trong tranh, ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị của GV: Một số sản phẩm của HS các năm học trước do GV sưu tầm những mẩu giấy cắt hình chữ nhật có dòng kẻ ô li để phát cho HS viết và đính vào sản phẩm; các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính.
- ĐDHT của HS: Tranh, ảnh thầy cô, bạn bè HS sưu tầm hoặc tự vẽ; giấy màu, giây trắng, hoa lá để cắt dán trang trí, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,...; Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
a) Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát các tranh minh hoạ (BT 1). HS nhận biết đó là tranh, ảnh thầy, cô giáo, các bạn HS. Cần làm quà tặng thể hiện tình cảm với thầy cô, các bạn.
b) Giới thiệu bài
- Trong tiết học hôm nay, mỗi em sẽ làm một món quà để tặng thầy, cô giáo hoặc tặng một bạn. Để món quà có ý nghĩa, các em cần:
+ Chọn ảnh của người đó hoặc vẽ người đó bằng tất cả tấm lòng yêu mến. Sau đó, trình bày, trang trí tranh, ảnh.
+ Viết vài lời giới thiệu về người đó. Lời giới thiệu cần thể hiện được tình cảm của các em. 
- Những quà tặng này sẽ được trưng bày trong tiết học tới. Sau đó, được tặng cho thầy cô, bạn bè. Các em hãy thi đua xem quà của ai có ý nghĩa, làm cho người nhận quà vui mừng, cảm động.
- GV giới thiệu một vài quà tặng của HS năm trước (nếu có) để lớp tham khảo.
2. Khám phá 
Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 YC trong SGK: 
- HS 1 đọc YC của BT 1. 
- HS 2 đọc YC của BT 2; đọc các lời giới thiệu bên tranh, ảnh.
- HS 3 đọc YC của BT 3. GV mời 2 HS (đóng vai bạn nam, bạn nữ) đọc lời trao đổi của 2 HS trong SGK.
3. Luyện tập 
3.1. Chuẩn bị
- HS bày lên bàn ĐDHT; tranh, ảnh thầy cô hoặc bạn các em sưu tầm hoặc tự vẽ. GV nhận xét: Bao nhiêu HS mang ảnh, bao nhiêu HS vẽ tranh, HS nào chuẩn bị ĐDHT cẩn thận, chu đáo (Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh thầy, cô hoặc một bạn vào giấy hoặc VBT).
- GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để sau đó HS viết rồi đính vào vị trí phù hợp trên sản phẩm.
- HS mở VBT, GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở (như các tiết trước). HS nào chưa chuẩn bị giấy, có thể làm bài vào VBT.
3.2. Làm sản phẩm
- HS dán tranh, ảnh vào giấy trắng / giấy màu, hoặc dán vào giữa bông hoa giấy, trang trí, tô màu cho đẹp, vẽ thêm hoa lá,... (Những HS chưa có sản phẩm sẽ về nhanh thầy, cô, hoặc bạn).
- Viết lời giới thiệu những nét nổi bật, đáng quý của người trong tranh, ảnh. GV khuyến khích HS viết 3 – 5 câu. Nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm, giữ bí mật món quà (để trống tên người được tặng quà với quà là tranh vẽ) để bảo đảm tính bất ngờ.
3.3. Trao đổi sản phẩm với các bạn trong nhóm 
- Từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình, góp ý cho nhau.
- GV đính lên bảng lớp 4 - 5 sản phẩm đẹp; mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp, trang trí, tô màu đẹp; lời giới thiệu hay.
* GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc; mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo.
- Dặn HS hoàn thiện quà tặng trước khi trưng bày, trao tặng. Sản phẩm được sửa hoặc làm mới được đính lại vào VBT (để tránh thất lạc) sau khi gỡ đi sản. phẩm cũ. ..
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Đi tìm vần “ôm”.
Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021
Tiếng Việt
KỂ CHUYỆN : ĐI TÌM VẦN “ÊM”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe hiểu câu chuyện Đi tìm vần “êm”.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của Tết, lời của bà ngoại, của má Tết.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Việc học của Tết thật vui. Mọi người trong gia đình đều hào hứng ủng hộ, giúp đỡ Tết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ chuyện Ba cô con gái, mời 2 HS kể chuyện: HS 1 kể theo 3 tranh đầu, HS 2 kể theo 3 tranh cuối.
B. Dạy bài mới
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Trò chơi: “Gọi tên theo vần” (thực hiện nhanh 2 – 3 phút)
GV hướng dẫn chơi “Gọi tên theo vần”: 1 HS xung phong làm “Quản trò”, dựa vào tên các bạn trong lớp sẽ lần lượt đưa ra lệnh, VD: Mời các bạn có tên mang vẫn uyên đứng dậy. Các bạn có tên chứa vần uyên (VD: Huyền, Tuyển, Xuyến, Luyến) đứng dậy nhanh sẽ được cả lớp thưởng một tràng vỗ tay. Quản trò điều khiển các bạn chơi 2, 3 lượt nữa với 2 hoặc 3 vần khác. Sau đó GV nhận xét, khen những HS thực hiện tốt.
1.2. Giới thiệu câu chuyện
Ở giai đoạn Học vần, các em đã nhiều lần làm BT tìm tiếng, từ chứa vần mới học. Câu chuyện đi tìm vần “êm” kể về hoạt động tìm tiếng chứa vần mới học của HS lớp 1. BT này lôi cuốn mọi người trong gia đình cùng tham gia. Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện
GV kể chuyện 3 lần với giọng vui, dí dỏm. Đoạn 1 kể chậm rãi, sau nhanh dần, giọng vui, sôi nổi. Kể các đoạn sau cần thể hiện đúng lời nhân vật: Lời cô giáo nhẹ nhàng. Lời Tết nói với ngoại, với má ngoan ngoãn, đáng yêu. Giọng bà ngoại vui vẻ. Giọng mà ân cần, nhiệt tình. Kết hợp giải nghĩa từ ngữ (khi kể lần 2 hoặc 3): đám giỗ (lễ tưởng nhớ hằng năm đối với người đã mất, thường có thờ cúng, cỗ bàn); têm trầu (quét vôi vào lá trầu rồi cuốn lại để nhai); mắm nêm (mắm làm bằng các loại cá nhỏ, đun lên ăn rất thơm ngon).
Đi tìm vần “êm”
(1) Hôm nay, lớp của Tết học vần am. Cô giáo cho các tổ thi tìm tiếng có vần am. Các bạn thi nhau phát biểu. Bạn thì nói: xe lam. Bạn nói: bị cảm. Bạn lại nói: đảm giỗ... Cô ghi lên bảng mãi không hết.
(2) Hết giờ, cô bảo: “Ngày mai học vần êm. Các em chuẩn bị nhé!”. Tổ nào cũng hẹn nhau về nhà tìm thật nhiều tiếng mới.
(3) Về đến nhà, Tết chạy ngay ra vườn tìm bà ngoại. Bà đang hái trầu. Tết nói: “Ngoại ơi, ngoại tìm cho con một tiếng có vần êm”. Bà ngoại bảo: “Têm trầu được không?”.
(4) Tết cảm ơn bà rồi chạy vào bếp. Má đang nấu ăn. Tết giục: “Má nghĩ cho con một tiếng có vần êm đi!”. Má cười: “Đêm trăng êm đềm...”. Tết phụng phịu: “Mấy tiếng ấy sách của con có rồi”.
(5) Má bảo: “Thế thì hai má con lên coi sách của ba xem có chữ gì mới không”. Thế rồi, má cùng Tết lên phòng làm việc của ba.
(6) Má cầm cuốn sách, chưa kịp mở thì “xèo”, từ dưới bếp bốc lên một mùi thơm nức. Má buông sách chạy xuống bếp, vừa chạy vừa nói: “Mắm nêm, mắm nêm”. Tết cảm ơn má, thầm cảm ơn cả nồi mắm kho vừa trào ra cái tiếng thơm nức kia.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh
- GV chỉ tranh 1: Hôm nay, lớp Tết học vần gì? (Hôm nay, lớp Tết học vần am). Cô giáo cho các tổ làm gì? (Cô giáo cho các tổ thi tìm tiếng có vần am). Các bạn phát biểu thế nào? (Các bạn phát biểu rất hăng hái, cô giáo ghi bảng mãi không hết).
- GV chỉ tranh 2: Cô dặn ngày mai học vần gì? (Cô dặn ngày mai học vần êm). Các tổ hẹn nhau về nhà làm gì? (Các tổ hẹn nhau về nhà tìm thật nhiều tiếng mới có vần êm).
- GV chỉ tranh 3: Về nhà, Tết chạy ra vườn tìm bà ngoại làm gì? (Về nhà, Tết chạy ra vườn tìm bà ngoại xin bà tìm cho một tiếng có vần êm). Bà tìm ra tiếng gì? (Bà tìm ra tiếng têm – têm trầu).
- GV chỉ tranh 4: Sau đó, Tết vào bếp tìm ai? (Sau đó, Tết vào bếp tìm má đang làm bếp). Kết quả thế nào? (Tết xin má cho một tiếng có vần êm, má cho các tiếng “Đêm trăng êm đềm” nhưng Tết nói mấy tiếng ấy trong sách có rồi).
- GV chỉ tranh 5: Hai má con lên phòng của ba làm gì? (Hai má con lên phòng của ba để tìm tiếng mới trong sách của ba).
- GV chỉ tranh 6: Chuyện gì xảy ra giúp mà tìm được vần “êm”? (Nồi mắm kho thơm nức bốc lên từ dưới bếp giúp má tìm được tiếng có vần “êm” – nêm - mắm nêm).
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 - 3 tranh, tự kể chuyện. 
b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi Ô cửa sổ hoặc bốc thăm). 
c) 2 hoặc 3 HS nhìn 6 tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện. 
* GV cất tranh, 1 HS năng khiếu kể lại toàn bộ câu chuyện (YC không bắt buộc).
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Câu chuyện cho thấy ban Tết là HS thế nào? (Tết rất lo học, chăm học).
“ Trong gia đình giúp đỡ Tết thế nào? (Mọi người ai cũng nhiệt tình, hào hứng giúp đỡ Tết). GV: Tết rất chăm lo học hành. Việc học rất vui. Gia đình ai cũng sẵn sàng, vui vẻ giúp đỡ Tết.
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay trong tiết học. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS chuẩn bị cho tiết KC Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon. Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo (tìm và mang đến lớp một quyển sách về kiến thức hoặc kĩ năng sống để giới thiệu, đọc hoặc kể cho các bạn nghe).
Toán
Bài 67. CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị một vài tờ lịch bóc trong đó có tờ lịch ngày hôm nay.
- GV chuẩn bị 1 quyển lịch bóc hàng ngày.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS quan sát quyển lịch hằng ngày theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về quyển lịch, tờ lịch. Đọc các thông tin ghi trong tờ lịch và thảo luận về những thông tin đó.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nhận biết ngày trong tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày
- HS chia sẻ theo cặp: “Kể tên các ngày trong một tuần lễ”.
- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
- HS trả lời câu hỏi: “Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?”.
- GV nhận xét và chốt thông tin: “Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật”.
2. Tìm hiểu tờ lịch, cách xem lịch
a) HS quan sát quyển lịch bóc hằng ngày treo trên bảng.
- GV chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: “Hôm nay là thứ mấy?”.
- HS trả lời, ví dụ: “Hôm nay là thứ hai”.
- Gọi vài HS nhắc lại: “Hôm nay là thứ hai”. GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, giúp HS nhận biết được tên gọi của ngày trong tuần lễ ghi trên tờ lịch.
- HS chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, đọc số chỉ ngày trên tờ lịch, chăng hạn chỉ vào số 12 trên tờ lịch và nói: “Hôm nay là ngày 12”.
- HS quan sát phía trên cùng của tờ lịch (ghi tháng), chẳng hạn: “Tháng tư”. HS chỉ vào chữ “Tháng tư” và đọc: “Tháng tư”.
- HS chỉ vào tờ lịch nói: “Hôm nay là thứ hai, ngày 12 tháng tư”.
b) Thực hành xem lịch
- HS lấy một vài tờ lịch, thực hành đọc các thông tin trên tờ lịch cho bạn nghe, chẳng hạn: Thứ năm, ngày 15 tháng tư.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:
a, Ke tên các ngày trong tuần lễ.
b, Hôm nay là thứ năm. Hỏi: Ngày mai là thứ mấy? Hôm qua là thứ mấy?
- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
Bài 2
- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.
- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
Bài 3
- HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.
+ Ngày 26 tháng 3 là thứ sáu;
+ Ngày 1 tháng 6 là thứ ba;
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ năm;
+ Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy.
- GV đặt câu hỏi liên hệ với các sự kiện liên quan đến các ngày trong các tờ lịch trên.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4. HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi
 (Hôm nay là thứ bảy, ngày 15 tháng năm).
- Khuyến khích HS đặt thêm các câu hỏi liên quan đến tình huống trong bức tranh.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2021
Tiếng Việt
TẬP VIẾT: TÔ CHỮ HOA O, Ô, Ơ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tô các chữ viết hoa O, Ô, Ơ theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (quyển vở, mát rượi; Ở trường vui như hội) bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu hoặc bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa M, N trên bìa chữ. 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa O, Ô, Ơ. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa, O, Ô, Ơ
- GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ O, Ô, Ơ in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa O, Ô, Ơ; luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tổ chữ viết hoa O, Ô, Ơ 
- GV đưa lên bảng chữ viết hoa O, Ô, Ơ, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ tô theo từng nét):
+ Chữ viết hoa là nét cong khép kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Cách tổ chữ O: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái để tô nét cong kín, phân cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến ĐK 4 thì cong lên một chút rồi dừng bút.
+ Chữ Ô viết hoa gồm 3 nét: Nét 1 là chữ O, nét 2 và 3 là 2 nét thẳng xiên ngắn tạo dấu mũ trên đầu chữ ). Cách tô; tô nét 1 như chữ O, tô 2 nét thẳng xiên theo thứ tự 2, 3 tạo dấu mũ trên 1 thành chữ Ô.
+ Chữ Ơ viết hoa gồm 2 nét (nét cong kín và nét râu). Cách tô: tô nét 1 tạo thành chữ O, tô đường cong nhỏ (nét râu) bên phải tạo thành chữ viết hoa Ơ.
- HS tô các chữ viết hoa O, Ô, Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_cao_thi_thanh_hoi.docx