Giáo án Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi

I. MỤC TIÊU

- Nghe hiểu câu chuyện Hai tiếng kì lạ.

- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà cụ, cậu bé, chị cậu bé.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lời nói lễ phép, lịch sự có sức mạnh kì diệu. Nó làm cho mọi người yêu mến, sẵn lòng giúp đỡ em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ truyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon, mời 2 HS nhìn tranh kể chuyện, mỗi HS kể theo 3 tranh.

B. DẠY BÀI MỚI

1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)

1.1. Quan sát và phỏng đoán

GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện, hướng dẫn HS quan sát : Một cậu bé ngồi trước cửa nhà, mặt cau có; một bà cụ thì thầm gì đó vào tai cậu. Những cảnh khác: Cậu bé bước vào phòng, chị cậu nhìn ra, vẻ mặt đề phòng, cảnh giác. Tranh tiếp – hai chị em rất thân ái. Cậu bé gặp anh, hai anh em nắm tay nhau, tươi cười. Cậu bé gõ cửa nhà ai đó, không rõ để làm gì.

 

docx69 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Thanh Hợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
m gì (làm một sản phẩm có tranh tự hoạ hoặc tấm ảnh bản thân, viết lời tự giới thiệu).
1.2. Giới thiệu bài
Tiết học Góc sáng tạo hôm nay có tên Em là cây nến hồng. Đây là một câu lấy từ lời bài hát Ba ngọn nến lung linh, ý nói: Các em rất đẹp. Các em là ánh sáng lung linh, là những con ngoan, trò giỏi; là niềm tự hào của gia đình. Trong tiết học này, các em sẽ tự giới thiệu mình bằng cách: dán ảnh mình hoặc tự vẽ chân dung mình lên giấy, trang trí, tô màu, viết lời tự giới thiệu. Các em hãy cố gắng để có một sản phẩm ấn tượng.
2. Khám phá 
- Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của tiết học. 
+ HS 1 đọc YC 1,/ Cả lớp quan sát tranh, ảnh trong SGK.
+ HS 2 đọc YC 2. / 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 lời giới thiệu làm mẫu bên tranh, ảnh của 3 HS (SGK). GV giới thiệu vài sản phẩm do HS năm trước đã làm( nếu có).
+ HS 3 đọc YC 3. 
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị không quá 8 phút. 
3. Luyện tập 
3.1. Chuẩn bị 
- HS bày lên bàn ĐDHT, ảnh hoặc tranh em tự vẽ mình hoặc người thân vẽ.
- GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt để HS sẽ viết lời tự giới thiệu rồi đính vào sản phẩm.
- HS mở VBT, GV nhắc lại cách sử dụng trang vở (như đã hướng dẫn). 
3.2. Làm sản phẩm
- HS dán tranh, ảnh vào giấy, trang trí, tô màu. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh tranh tự hoạ - vẽ vào giấy hoặc VBT.
- HS viết lời giới thiệu. Viết ở trên, dưới hoặc bên cạnh tranh, ảnh. GV khuyến khích HS viết 3 – 5 câu; nhắc HS viết hoa chữ đầu câu; viết hoa họ, tên mình.
3.3. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm 
- Từng cặp hoặc nhóm giới thiệu cho nhau sản phẩm, nghe các bạn góp ý.
- GV đính lên bảng lớp 4 – 5 sản phẩm ấn tượng, mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp; lời giới thiệu hay.
* GV cần động viên để tất cả HS đều mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp.
Cuối giờ, GV sửa lời tự giới thiệu cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại trên trang 2 của VBT hoặc viết vào mẩu giấy rồi đính lại vào sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo; dặn HS mang sản phẩm về nhà, cùng người thân góp ý, sửa lại sản phẩm cho đẹp, gắn lại vào VBT để chuẩn bị cho tiết Trưng bày tuần tới.
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Hai tiếng kì lạ.
Bài 71. ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
TRONG PHẠM VI 1O
MỤC TIÊU
Học xong bài này. HS đạt các yêu cầu sau:
Ôn tập tông hợp về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triẻn các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các the số và phép tính để HS thực hành tính nhẩm.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS chia se các tinh huống có phép cộng, phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em hoặc cho: trò chơi "Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập tính cộng hoặc trừ nhâm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
HS chia sẻ trước lớp Đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được.
GV hướng đẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp, khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
Cá nhân HS làm câu a); Tìm kết quả các phép cộng hoặc irừ nêu trong bài rồi ghi phép tính vào vở.
Đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quà các phép tính tương ứng.
HS nêu cách thực hiện phép tính ở câu b): Ta cần thực hiện mỗi phép tính lần lượt từ trái qua phải
Bài 2
Cá nhân HS quan sát tranh vẽ, nhận biết và nêu phép cộng thích hợp với từng tranh vẽ; Thảo luận với bạn, lí giải bang ngôn ngữ cá nhàn; Chia sẻ trước lớp.
Bài 3
Cá nhân HS quan sát tranh, nhận biết và nêu phép trừ thích hợp với từng tranh vẽ; Thào luận với bạn, lí giải bằng ngôn ngừ cá nhân; Chia sé trước lóp.
Bài 4
Cá nhân HS quan sát tranh ở câu a), hên hệ với nhận biết về quan hệ cộng - trừ, suy nghĩ và lựa chọn phép tính thích hợp, ví dụ: 6 + 4 = 10; 10 - 4 6; ...
HS quan sát tranh ở câu b) và tham khảo câu a), suy nghĩ cách giai quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm
Ví dụ: Có 7 ngôi sao màu vàng và 3 ngôi sao màu đỏ. Có tất ca 10 ngôi sao. Thành lập các phép tính: 7 + 3 = 10; 3 + 7= 10; 10-7 = 3; 10-3 = 7.
GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5
HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời bài toán đặt ra, giải thích tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 7-2 = 5.
Trả lời: Trong ổ còn lại 5 quả trứng chưa nở.
- HS kiểm tra.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả.
GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2021
KỂ CHUYỆN
HAI TIẾNG KÌ LẠ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện Hai tiếng kì lạ.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà cụ, cậu bé, chị cậu bé.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lời nói lễ phép, lịch sự có sức mạnh kì diệu. Nó làm cho mọi người yêu mến, sẵn lòng giúp đỡ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ truyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon, mời 2 HS nhìn tranh kể chuyện, mỗi HS kể theo 3 tranh. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 
1.1. Quan sát và phỏng đoán
GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện, hướng dẫn HS quan sát : Một cậu bé ngồi trước cửa nhà, mặt cau có; một bà cụ thì thầm gì đó vào tai cậu. Những cảnh khác: Cậu bé bước vào phòng, chị cậu nhìn ra, vẻ mặt đề phòng, cảnh giác. Tranh tiếp – hai chị em rất thân ái. Cậu bé gặp anh, hai anh em nắm tay nhau, tươi cười. Cậu bé gõ cửa nhà ai đó, không rõ để làm gì.
1.2. Giới thiệu truyện
Có một cậu bé tức giận cả nhà. Vì sao cậu giận? Vì sao cậu thay đổi và mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Các em hãy cùng nghe câu chuyện Hai tiếng kì lạ để biết đó là hai tiếng gì. Sức mạnh diệu kỳ của hai tiếng đó.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Nghe kể chuyện
GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1, 2 kể chậm rãi. Lời bà cụ thân mật, khích lệ. Lời cậu bé cáu kỉnh. Những đoạn sau, lời cậu bé nói với chị, với anh: nhẹ nhàng, lịch sự. Các chi tiết tả sự thay đổi hắn thái độ của chị, của anh cậu bé cần được kể với giọng ngạc nhiên, thích thú.
Hai tiếng kì lạ
(1) Có một cậu bé mặt mũi cau có ngôi trước cửa nhà. Thấy bà cụ hàng xóm đi qua, cậu chẳng chào. Bà cụ thấy lạ, hỏi:
- Ai trêu chọc cháu thế?. 
Cậu bé đáp:
- Không ai trêu chọc cháu, nhưng cũng không ai yêu cháu. Chị cháu không cho cháu mượn bút màu. Anh cháu đi bơi cũng không cho cháu đi theo. 
Nói xong, cậu tủi thân, khóc thút thít.
(2) Bà cụ bèn nói: 
- Bà sẽ dạy cháu hai tiếng kì lạ để mọi người đều yêu cháu. Bà cụ thì thầm vào tai cậu, rồi dặn thêm:
- Cháu nhớ nói thật dịu dàng nhé.
(3) Cậu bé muốn thử phép màu, chạy ngay vào nhà. Chị cậu đang ngồi vẽ. Thấy em trai, chị vội lấy tay che đống bút màu,
(4) Cậu bé bèn nhìn vào mắt chị, nói thật dịu dàng: “Chị cho em mượn một cái bút, chị nhé”. Chị cậu ngạc nhiên mở to mắt, rồi khẽ nói: “Em thích chiếc nào thì cầm đi!”. Cậu bé vui mừng cầm lấy một chiếc bút màu xanh rồi trả lại ngay cho chị.
(5) Muốn thử tiếp phép màu của hai tiếng kì lạ, cậu liền tìm anh. Cậu đặt tay lên tay anh, hỏi: “Ngày mai, anh cho em đi bơi cùng, anh nhé!”. Thật bất ngờ là anh gật đầu đồng ý ngay. .
(6) Hai tiếng “chị nhé”, “anh nhé” thật là kì diệu. Cậu bé sang cảm ơn bà cụ hàng xóm, nhưng cụ chưa về. Có lẽ cụ đi mách hai tiếng kì lạ cho những cậu bé, cô bé khác.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh.
- GV chỉ tranh 1: Vì sao cậu bé ngồi trước nhà cậu có? (Vì cậu cảm thấy không ai trong nhà yêu cậu. Chị cậu không cho cậu mượn bút màu. Anh đi bơi cũng không cho cậu đi theo).
- GV chỉ tranh 2: Bà cụ nói gì với cậu? (Bà cụ nói: Bà sẽ dạy cháu hai tiếng kì lạ để mọi người đều yêu cháu).
- GV chỉ tranh 3: Cậu bé chạy vào nhà làm gì? (Cậu bé chạy ngay vào nhà vì muốn thử phép màu). Chị cậu làm gì khi thấy cậu? (Chị cậu đang ngồi vẽ. Thấy cậu, chị vội lấy tay che đống bút màu).
- GV chỉ tranh 4: Vì sao sau đó chị cậu cho cậu mượn bút màu? (Chị cho cậu mượn bút màu vì thấy cậu nhìn vào mắt chị, nói dịu dàng: Chị cho em mượn một cái bút, chị nhé!).
- GV chỉ tranh 5: Muốn thử tiếp phép màu, cậu bé đã tìm gặp ai? (Muốn thử tiếp phép màu của hai tiếng kì lạ, cậu liền tìm anh. Cậu đặt tay lên tay anh, hỏi: Ngày mai, anh cho em đi bơi cùng, anh nhé!). Kết quả ra sao? (Kết quả thật bất ngờ, anh cậu gật đầu đồng ý ngay).
- GV chỉ tranh 6: Hai tiếng kì lạ đó là gì? (HS: Hai tiếng kì lạ đó là “chị nhé”, “anh nhé”, GV: Đó là những tiếng thể hiện thái độ lễ phép, lịch sự). Cậu bé cảm ơn ai? (Cậu bé muốn cảm ơn bà cụ hàng xóm).
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS kể chuyện theo 2 tranh. 
b) 2 hoặc 3 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 6 tranh. 
* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện, không nhìn tranh. 
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? (HS phát biểu. GV: Câu chuyện nói về sức mạnh kì diệu của lời nói lễ phép, lịch sự, dễ nghe. Nói năng lễ phép, lịch sự, thể hiện mình là một học trò ngoan, có văn hoá, em sẽ chiếm được tình cảm yêu mến, nhận được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Các em cần học hỏi để trở thành người HS biết nói năng lễ phép, lịch sự).
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em mới học được qua câu chuyện.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của thước kẻ.
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2021
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Biết tô chữ viết hoa U, Ư theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết các từ ngữ, câu ứng dụng (dỗ dành, tràn ngập; Uốn cây từ thuở còn non) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu hoặc bảng phụ chiếu / viết mẫu chữ viết hoa U, Ư đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa T. 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. 
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài 
- GV chiêu lên bảng chữ in hoa U, Ư. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa U, Ư.
- GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ U, Ư in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa U, Ư; tập viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tô chữ viết hoa U, Ư
- HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (GV vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét):
+ Chữ U viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc hai đầu; tô từ điểm bắt đầu trên ĐK 5, lượn theo đường cong đầu móc bên trái phía trên rồi tô thẳng xuống chân móc bên phải. Rê bút lên ĐK 6, tô tiếp nét 2 là nét móc ngược phải, từ trên xuống dưới.
+ Chữ Ư viết hoa gồm 3 nét: Nét 1 và 2 tô như chữ U hoa. Sau đó tô tiếp nét 3 là “nét râu” (đường cong nhỏ bên phải nét móc) tạo thành chữ hoa U.
- HS tô các chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) 
- HS đọc: dỗ dành, tràn ngập; Uốn cây từ thuở còn non.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa các chữ (nối giữa U và ô), vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc HS sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Biết cách chọn sách, mượn sách và trả sách ở thư viện.
- Hiểu quy định và thực hiện đúng quy định về mượn sách, trả sách, đọc và bảo quản sách ở thư viện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thư viện trường có một số cuốn sách thiếu nhi được phân loại theo nhóm (truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, sách khoa học, thơ, sách giáo khoa,...), được sắp xếp khoa học, gọn gàng, dễ tìm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
GV đưa HS đến thư viện trường. 
1. Giới thiệu bài
Hôm nay, các em sẽ học 2 tiết Tự đọc sách báo ở thư viện trường. Tiết học sẽ giúp các em:
- Biết chọn sách, mượn sách, trả sách ở thư viện.
- Hiểu và thực hiện đúng quy định ở thư viện; học được phép lịch sự khi đọc sách ở thư viện (giữ trật tự, không làm ồn, không ăn trong thư viện), bảo quản sách (không làm bẩn, làm rách sách).
2. Luyện tập 
- 3 HS tiếp nối đọc 3 yêu cầu 2, 3, 4 của bài học. Cả lớp nghe, quan sát minh hoạ. 
2.1. Tự chọn sách, mượn sách
a) GV (hoặc nhân viên thư viện (NVTV) giới thiệu cho HS nơi sắp xếp các loại sách. VD: Đây là nơi xếp các truyện cổ tích. Đây là nơi xếp các truyện thiếu nhi. Đây là nơi xếp các sách khoa học... Nếu cần giúp đỡ, các em hỏi NVTV.
b) GV / NVTV hướng dẫn HS tự tìm sách. VD: . 
- NVTV: Cháu muốn tìm truyện gì? 
- HS 1: Cháu muốn tìm truyện Cây tre trăm đốt.
- NVTV: Truyện Cây tre trăm đốt là truyện cổ tích, cháu phải tìm ở giá sách đặt truyện cổ tích. (NVTV tìm, chỉ cho HS). Đây là truyện cháu muốn tìm.
- HS 1: Cảm ơn cô. 
- HS 2: Cô cho cháu hỏi: Sách về khủng long ở đâu ạ?
- NVTV: Sách về khủng long là loại sách khoa học, cháu phải tìm ở giá sách đặt truyện khoa học. Đây là nơi xếp những truyện viết về khủng long. Cháu tìm đi!
- HS 2: Vâng ạ. Cảm ơn cô. 
* HS tìm sách, nhờ GV hoặc NVTV giúp đỡ (nếu cần).
c) Hướng dẫn HS giao tiếp khi mượn sách 
* GV đưa HS tới chỗ NVTV, hướng dẫn HS cách giao tiếp lịch sự với NVTV: 
- HS: Cô cho cháu mượn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ạ. 
- NVTV: Cháu đợi một lát nhé. (Sau đó đưa sách) Truyện của cháu đây. 
- HS (nhận sách bằng hai tay): Cháu cảm ơn cô ạ! 
* HS thực hành mượn sách theo hướng dẫn.
2.2. Hướng dẫn HS đọc sách
- Mỗi HS cầm 1 quyển sách đi đến bàn đọc sách. GV nhắc HS không làm ồn khi đọc sách; không làm bẩn, làm rách sách; không ăn trong thư viện.
- HS trật tự đọc sách.
- Một vài HS báo cáo đã đọc được sách gì, truyện gì; đã biết thêm được điều gì mới. Cả lớp nghe nội dung thông tin mà mỗi bạn cung cấp.
2.3. Trả sách
Hết giờ, GV nhắc HS để sách lại chỗ cũ. Nếu mượn sách của NVTV, các em cần trả lại sách. GV hướng dẫn HS cách giao tiếp lịch sự với NVTV. VD:
- HS: Cô cho cháu trả sách ạ. / Cô cho cháu gửi lại quyển sách ạ. 
- NVTV: Cảm ơn cháu! 
- HS: Cháu cảm ơn cô ạ. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Khi đến thư viện đọc sách, để thể hiện là một người lịch sự, thực hiện đúng quy định của thư viện, em cần chú ý điều gì? (HS nói lại những gì đã học được: Biết giao tiếp lịch sự với NVTV khi mượn sách, trả sách. / Giữ trật tự, không làm ồn, không ăn trong thư viện. / Không làm bẩn, làm rách sách).
- GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị trước cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau: Đọc trước nội dung bài; tìm sách, báo, truyện, bài thơ yêu thích mang đến lớp để giới thiệu, đọc hoặc kể cho các bạn nghe.
I. MỤC TIÊU
Toán 
Bài 73. ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1OO
Học xong bài này, HS sẽ đạt được các yêu cầu sau:
Ôn tập tông hợp về đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.
- Phát triên các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Một số thẻ số (như bài 2 trang 162 SGK, bài 3 trang 163 SGK).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bí ẩn mỗi con số” theo nhóm hoặc cả lớp:
- Một HS viết ra 5 số (mỗi số chứa một thông tin bí mật và có ý nghĩa nào đó liên quan đến ngươi viết) rồi đưa cho các bạn trong nhóm xem.
- Các HS khác đọc số, suy nghĩ, dự đoán và đặt câu hỏi để biết những số bạn viết ra có bí ẩn gì. Mỗi số được đoán 3 lần, ai giải mã được nhiều số bí ẩn nhất người đó thắng cuộc.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: 
HS quan sát tranh đếm số lượng mỗi loại quả rồi đọc kết quả cho bạn nghe.
HS nhận xét cách đếm của bạn và chia sẻ cách đếm khác nếu có.
Bài 2
a) HS thực hiện theo cặp: Cùng nhau rút ra một thẻ số bất kì, rồi đọc mỗi số đó.
b)HS thực hiện tìm sô thích họp trong ô ? rồi ghi kết quả vào vở:
25 gồm 2 chục và 5 đơn vị, ta viết 25 = 20 + 5;
64 gồm 6 chục và 4 đơn vị, ta viết 64 = 60 + 4;
80 gồm 8 chục và 0 đơn vị, ta viết 80 = 80 + 0. HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nói kết quả.
Bài 3
Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.
Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em.
Bài 4
HS quan sát các số 67, 49, 85, 38 để tìm số bé nhất, số lớn nhất rồi sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5
HS quan sát hình và dự đoán trong hình có bao nhiêu chiếc cốc. Sau đó, đếm để kiểm tra lại dự đoán của mình.
GV nhận xét: Trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng đếm chính xác được mọi thứ mà dùng nhiều kĩ năng ước lượng. Em đã bao giờ ước lượng số
lượng chưa? Kể cho bạn nghe những tình huống em thấy người ta dùng ước lượng trong cuộc sống.
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Để có thể đếm đúng số lượng, so sánh chính xác hai số em nhấn bạn điều gi?
VE CON ĐI HỌC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện kể về ve con vì lười học nên đã không biết chữ, qua đó, khuyên HS cần chăm chỉ học hành để trở thành người hiểu biết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Làm anh, trả lời câu hỏi: Làm anh dễ hay khó?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 
1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Mùa hoa phượng nở (Nhạc và lời: Hoàng Vân). 
1.2. Giới thiệu bài
- GV có thể cho HS nghe một đoạn băng thu sẵn tiếng ve kêu, giới thiệu: Đây chính là tiếng kêu của những chú ve. Mỗi mùa hè đến, những chú ve lại cất tiếng kêu ran trong những vòm cây. Bây giờ các em sẽ đọc câu chuyện về một chú ve.
- GV đưa lên bảng hình minh hoạ bài đọc, hướng dẫn HS quan sát
+ Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ một lớp học, thầy giáo cánh cam đang chỉ lên bảng chữ e. Học trò trong lớp là ve, bướm, ong, chuồn chuồn).
+ Ve đang làm gì? (Ve đang chạy ra khỏi lớp, vừa chạy vừa kêu e... e... Thầy giáo ngạc nhiên nhìn theo ve).
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Giọng đọc thong thả. Lời ve bố dịu dàng. Lời ve con mừng rỡ khi reo: E... e... e. Mình biết chữ rồi!
b) Luyện đọc từ ngữ: ham chơi, gọi mãi, biết chữ, trốn học, tưởng mình giỏi, suốt ngày, khoe tài, ...
c) Luyện đọc câu 
- GV cùng HS đếm số câu trong bài. 
- HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 – 3 câu ngắn).
TIẾT 2
d) Thi đọc 3 đoạn (Từ đầu đến ... chạy tới trường. Tiếp theo đến ... Mình biết chữ rồi! / Còn lại); thi đọc cả bài.
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 3 HS tiếp nối đọc 3 câu hỏi. 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào VBT. 
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời: 
+ GV (câu hỏi 1): Vì sao về con chỉ biết đọc chữ e?/ Cả lớp giơ thẻ (chọn ý b).
+ GV (nhắc lại): Vì sao ve con chỉ biết đọc chữ e? / HS: Vì mới học được chữ e, ve con đã bỏ học đi chơi.
+ GV (câu hỏi 2): Ve con suốt ngày đọc “e... e...” để làm gì? / HS giơ thẻ (chọn ý b).
+ GV (nhắc lại): Ve con suốt ngày đọc “e... e...” để làm gì? / HS: Để khoe tài.
+ GV (câu hỏi 3): Nếu ve hiểu trốn học là sai, bạn ấy sẽ nói lời xin lỗi bố mẹ thế nào? / HS (1 - 2 em) (Con xin lỗi bố mẹ. Từ nay con sẽ chăm chỉ học, không trốn học đi chơi nữa. /...).
- (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp (theo câu hỏi 1, câu hỏi 2):
+ 1 HS (câu hỏi 1): Vì sao ve c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_cao_thi_thanh_hoi.docx