Giáo án Lớp 1 - Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ

Nhớ câu chuyện tự tin kể lại.

Nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất

Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.

- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ

 

doc36 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động
HS nêu yêu cầu và mời bạn đếm theo yêu cầu, 
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
Bài 2
Bài 3
HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân, chẳng hạn: Để lắp ghép được ô tô cần có 2 hình tròn, 2 hình chữ nhật, 2 hình tam giác và 1 hình vuông.
Chơi trò chơi “Đố bạn”
Bài 1
HS quan sát đoàn tàu, tìm số còn thiếu. Đọc các số và ghi vào phiếu học tập các số còn thiếu trên các toa tàu.
Nêu số lớn nhất, số bé nhất trong các số trên.
Bài 2
Cá nhân HS làm bài: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài. Đổi chéo vở, kiếm tra bài và cùng nhau chữa lỗi sai nếu có.
HS đặt tính rồi tính. Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
Bài 3
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được ghép thành từ những loại hình nào. Có bao nhiêu hình mỗi loại? (HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi kết quả vào vở

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ : EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 21: Giữ gìn môi trường xanh, sạch (tiết 3)
MỤC TIÊU:
Học sinh có khả năng:
Nhận biết được môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp.
Biết đề xuất những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch đẹp.
Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch đẹp.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: tranh ảnh minh họa cho bài học, các tình huống để sắm vai.
Học sinh: những việc làm để bảo vệ môi trường; những việc sẽ làm khi nghỉ hè.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
KHỞI ĐỘNG
-GV cho HS hát khởi động: 
-HS hát 
15-18’
THỰC HÀNH
Hoạt động 5: Sắm vai và xử lí tình huống
-GV cho HS quan sát tranh và khai thác nội dung tranh.
-GV cùng HS nhận xét.
-GV chốt lại tình huống:Hà và Mai đang ngồi chơi và ăn kẹo ở ghế đá trong công viên. Sau khi bóc kẹo ăn, tiện tay Hà vứt vỏ kẹo xuống đất. Nếu em là Mai, em sẽ nhắc bạn thế nào?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và xử lý tình huống trên. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- GV gọi đại diện các nhóm lên thực hiện việc sắm vai.
- GV cùng HS nhận xét và bổ sung.
- GV tuyên dương những nhóm có cố gắng.
Hoạt động 6: Tập vận động người thân, bạn bè bảo vệ môi trường
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao cần giữ gìn, bảo vệ môi trường?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
-Gọi đại diện nhóm chia sẻ với cả lớp.
-GV cùng HS nhận xét.
-GV chốt ý, kết luận: 
Viêc bảo vệ môi trường luôn thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Thực hiện tốt và có biện pháp tuyên truyền để tất cả mọi người dều giữ và bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.

-HS quan sát và khai thác tranh.
-HS nhận xét
-HS lắng nghe tình huống
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện HS lên sắm vai
-HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-HS thảo luận nhóm 4 và trả lời
+ Cần giữ gìn, bảo vệ môi trường đem lại không khí trong lành, làm cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.
+ Không vứt rác bừa bãi, chăm sóc cây xanh ở công viên.
-Đại diện nhóm lên chia sẻ
-HS nhận xét
15’
VẬN DỤNG
Hoạt động 7: Thực hiện các việc làm bảo vệ môi trường trong cuộc sống.
-GV cho HS chơi trò chơi “Phóng viên nhí” 
-GV nêu cách chơi: Bạn làm phóng viên có nhiệm vụ phỏng vấn một số bạn về các hành động, việc làm của mình để giữ gìn môi trường sạch đẹp.
-GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
-GV giáo dục HS về nhà giúp bố mẹ làm một số việc để nhà cửa sạch đẹp như: ăn ướng gọn gang, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, bỏ rác đúng nơi
-GV dặn HS không chỉ giữ vệ sinh nơi em học, sinh sống mà còn giữ vệ sinh những nơi công cộng như: công viên, khu vui chơi giải trí, đường sá, ao, hò, sông
Tổng kết:
- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Môi trường sạch, đẹp làm cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Em nhớ luôn giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
-HS tham gia chơi.
-HS lắng nghe để thực hiện
- HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình thu được.
- HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ

2’
Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

Thứ ....ngày..... tháng 5 năm 2021
TIẾNG VIỆT
BÀI:ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 40 – 50 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu để đánh giá là các văn bản Vẽ ngựa, Em yêu mùa hè, Xóm chuồn chuồn, Hoàng tử ếch mà SGK đã giới thiệu, cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài đọc của SGK đã học trước đó, trong Truyện đọc Lớp 1; hoặc 1 đoạn văn bản ngoài SGK (GV không sợ lạc vần vì đến lúc này, HS đã học xong các vấn tiếng Việt).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ, Tranh chữ mẫu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Làm bài tập 
2.1.1. Tập đọc (BT 1)
a) GV giới thiệu tranh minh họa bài Buổi học cuối năm: 
b) GV đọc mẫu. Đoạn đầu: giọng vui thể hiện không khí chuẩn bị náo nức. Đoạn sau (thầy trò chia tay): giong chậm, nhẹ nhàng, tình cảm. Giải nghĩa từ tíu tít (từ gợi tả vẻ bận rộn, tất bật của nhiều người); hí húi (từ gợi tả dáng và Công làm việc gì đó một cách tỉ mỉ)..
c) Luyện đọc từ ngữ: tíu tít, cuối năm, ngộ nghĩnh, hí húi, chiếc túi, tạm biệt, đỏ hoe, oà lên nức nở, không thấy thiếu.
d) Luyện đọc câu
GV: Bài có 11 câu. 
GV nhắc HS nghỉ hơi ở các câu dài (để đọc không bị hụt hơi):
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài.
TIẾT 2
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+ GV (câu hỏi 1): Các bạn nhỏ chuẩn bị những gì cho buổi học cuối năm? 
+ GV (câu hỏi 2): Vì sao khi tạm biệt thầy giáo, mắt bạn nào cũng đỏ hoe? 
GV hỏi lại: Vì sao khi tạm biệt thầy giáo, mắt bạn nào cũng đỏ hoe? 
- GV: Bài đọc nói về điều gì? 
 GV: Bài đọc nói về buổi học kết thúc năm học đầy ý nghĩa, về tình cảm thầy trò lưu luyến khi xa nhau,
3. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS về nhà đọc bài Xóm chuồn chuồn, truyện Hoàng tử ếch để chuẩn bị cho bài kiểm tra Đọc thành tiếng.
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Cá nhân, cả lớp đọc đọc từ ngữ: tíu tít, cuối năm, ngộ nghĩnh, hí húi, chiếc túi, tạm biệt, đỏ hoe, oà lên nức nở, không thấy thiếu.
HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp).
Thi đọc tiếp nối 2 đoạn
Cá nhân thi đọc cả bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi trong SGK và các phương án trả lời. 
- Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi. 
HS: Các bạn làm quà tặng cha mẹ. Đó là những chiếc túi bí mật, đặt ở đó những gì tốt nhất các bạn đã làm trong năm. Thầy giáo sẽ đặt thêm vào đó bản nhận xét của thầy.
Đáp án: Ý a (Vì các bạn buồn khi phải xa thầy).
Cả lớp: Vì các bạn buồn khi phải xa thầy.
- (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp.
HS phát biểu
TIẾNG VIỆT
BÀI:ÔN TẬP CUỐI NĂM.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 40 – 50 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu để đánh giá là các văn bản Vẽ ngựa, Em yêu mùa hè, Xóm chuồn chuồn, Hoàng tử ếch mà SGK đã giới thiệu, cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài đọc của SGK đã học trước đó, trong Truyện đọc Lớp 1; hoặc 1 đoạn văn bản ngoài SGK (GV không sợ lạc vần vì đến lúc này, HS đã học xong các vấn tiếng Việt).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Chuẩn bị: Trước khi đánh giá, GV dành thời gian hướng dẫn 
2. Kiểm tra 
Cách thực hiện: Ngữ liệu để đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong bài đọc mà để đánh giá đã giới thiệu (Mời vào, Hươu cao cổ dạy con, Ngựa vằn nhanh trí), cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài đọc của SGK .
- GV làm các thăm ghi tên bài đọc, số của đoạn cần đọc. 
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc.
- GV có thể yêu cầu HS phân tích 1 tiếng bất kì để tăng điểm cho HS.
- GV nhận xét. Chỉ đánh giá đạt và khá, giỏi. Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để đánh giá lại.
Cả lớp đọc một lượt từng khổ thơ của bài thơ Mời vào, từng đoạn của bài Hươu cao cổ dạy con, Ngựa vằn nhanh trí.
Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 40 chữ chứa vần đã học.
- HS đọc trước lớp đoạn văn không nhất thiết phải đọc hết đoạn
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI 
(2 tiết) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.: Sau bài học, HS đạt được
 * Về nhận thức khoa học: 
Ôn lại nội dung đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
 Vận dụng kiến thức về hiện tượng thời tiết để đưa ra cách ứng xử phù hợp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Các hình trong SGK.
 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp).
 - Tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (do HS sưu tầm theo nhóm). 
III.Hoạt động dạy học 
Em đã học được gì về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết?
Hoạt động 1: Thi đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện thượng thời tiết 
* Mục tiêu 
- Củng cố các kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên. 
* Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
Lưu ý: các em đặt câu hỏi tránh trùng lặp và đa dạng về loại câu hỏi, về nội dung.
 Nhóm trưởng chỉ định các bạn trong nhóm luân phiên đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày, ban đêm và các hiện tượng thời tiết. 
- GV tổ chức hoạt động chung cả lớp: 
GV nêu tình huống: Ví dụ một bạn mới đi du lịch ở nước ngoài hoặc ở một tỉnh, thành phố khác, HS sẽ cần đặt các câu hỏi cho bạn để tìm hiểu về thời tiết ở nơi đó. 
Hai đội tham gia chơi sẽ có thời gian khoảng 2 phút để chuẩn bị các câu hỏi. Sau đó chơi dưới hình thức “chơi tiếp sức ”, các câu hỏi không trùng lặp với các câu đã nêu,
 Đội nào nếu được nhiều câu hỏi, các câu hỏi phong phú và phù hợp hơn với tình huống sẽ thắng.
 Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn hình ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết
 * Mục tiêu
 - Củng cố lại kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết.
 * Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. 
Các nhóm được giao nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết từ tiết học trước. 
- Các nhóm sắp xếp, trưng bày tranh ảnh ở một vị trí được giao trong lớp học. Cách bố trí sản phẩm do từng nhóm tự lựa chọn sao cho đẹp, khoa học. 
- Cả lớp tham quan khu vực của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhómtrình bày và trao đổi, thảo luận,.
 2. Cần làm gì để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau? 
Hoạt động 3: Trao đổi với các bạn về việc nên làm và không nên làm để sức khoẻ khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh
 * Mục tiêu 
Củng cố, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
 * Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi về nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng lạnh ; ghi lại kết quả chung của nhóm để chia sẻ với cả lớp. 
- Tuỳ vào thực tế, GV có thể để các nhóm tự đưa ra cách trình bày kết quả hoặc gợi ý cho các em một phương án trình bày. Ví dụ sử dụng bảng: Việc nên làm.Việc không nên làm.Trời nắng, Trời mưa,Trời nóng,Trời lạnh.
Lưu ý: Các nhóm cũng có thể trình bày theo những cách khác.
 - Các nhóm tiến hành thảo luận tìm mối quan hệ về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
 - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV mời đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt.
 Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống 
* Mục tiêu 
Thực hành vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau vào xử lí tình huống. 
* Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
 - Từng nhóm trao đổi, đưa ra ý kiến xử lí trong tình huống đã cho ; đưa ra kịch bản trình bày tình huống ; phân công các bạn đóng vai một bạn đóng vai bố, một bạn đóng vai bạn nhỏ trong tình huống, ngoài ra có thể có các nhân vật khác (tuỳ vào sự sáng tạo của từng nhóm).
- Sau khi các nhóm chuẩn bị xong, GV tổ chức cho các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống. Các nhóm khác quan sát, nhận xét về phần trình bày của nhóm bạn.
Thứ ....ngày..... tháng 5 năm 2021
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
ÔN TẬP CUỐI NĂM
LÀM QUEN ĐÁ BÓNG BẰNG CHÂN VÀO CẦU MÔN.
( tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt.
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện TDTT và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn và tích cực tham gia tập luyện.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn. 
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, bóng mini, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung
LV Đ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu

 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
Nhận lớp
Khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
- Trò chơi “mèo đuổi chuột”
II. Phần cơ bản:
Hoạt động 1
* Kiến thức.
- Động tác đá bóng bằng bàn chân vào cầu môn.
*Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “dẫn bóng”.
Hoạt động 2
*Kiến thức
- Ôn động tác đá bóng bằng bàn chân vào cầu môn.
*Luyện tập
III.Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
5 – 7’
2 x 8 N
16-18’
2 lần
2 lần 
4 lần 
1 lần 
3-5’
4- 5’
Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GV HD học sinh khởi động.
- GV hướng dẫn chơi
- GV thổi còi cho HS tập.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức. 
- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
Nhắc lại cách thực hiện động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.
Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1.
- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.
- VN ôn các động tác đã học và chuẩn bị bài sau. 

Đội hình nhận lớp 
 - Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.
- Đội hình tập luyện đồng loạt. 
ĐH tập luyện theo tổ
 GV 
- Từng tổ lên thi đua, trình diễn
€€€€ ----------
€€€€ ----------
 €
HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
TIẾNG VIỆT
BÀI: ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS đọc đúng, hiểu và làm đúng các BT nối ghép, đọc hiểu.
- Nhớ quy tắc chính tả c/k, g/ gh; làm đúng BT Điền vào chỗ trống: c hoặc k, g hay gh?
- Chép đúng câu văn. 
- Tập chép 6 dòng đầu bài thơ Gửi lời chào lớp Một, mắc không quá 1 lỗi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai.
HS làm bài Đọc trong VBT, làm bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai. (GV cũng có thể làm phiếu phô tô bài đánh giá kĩ năng đọc hiểu, viết của HS theo đề bài trong SGK phát đủ cho từng HS. Với bài Tập chép, cần có bài viết mẫu, các dòng chấm chấm hoặc dòng kẻ ô li, giúp HS viết thẳng hàng. Các chữ đầu câu và chữ Một được viết hoa sẵn để HS tô). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài kiểm tra: Hôm nay, các em sẽ làm thử một đề kiểm tra Đọc hiểu, viết trước khi làm bài kiểm tra chính thức.
2. Tìm hiểu đề 
Phần A - Đọc
- 1 HS đọc YC của BT1 (Nối đúng). 
GV hướng dẫn cách làm bài: 
- GV nêu YC của BT 2 (SGK: Đọc thầm bài thơ Gửi lời chào lớp Một, trả lời câu hỏi a và b. GV dành thời gian khoảng 10 phút hướng dẫn HS đọc bài thơ Gửi lời chào lớp Một trước khi làm bài tập.
Phần B - Viết
- BT 1 (Điền chữ c hay k, g hay gh?):. GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để điền đúng chữ c hay k, g hay gh vào chỗ trống.
- BT 2 (Tập chép: 6 dòng thơ đầu của bài Gửi lời chào lớp Một): Cả lớp đọc lại 6 dòng thơ; chú ý những từ các em dễ viết sai. GV nhắc HS cần viết đúng khổ thơ, cỡ chữ nhỏ.
- BT 3 (Viết lời chào tạm biệt và cảm ơn cô giáo (thầy giáo) lớp Một của em: GV hướng dẫn HS có thể viết 2 câu (1 câu chào, 1 câu cảm ơn). Cũng có thể viết 3 câu.
TIẾT 2
3. Làm bài 
3.1. HS lần lượt làm các BT 
- Đọc: BT 1 (Đọc - Nối từ ngữ với hình) / BT 2 (Đọc thầm và làm bài tập). 
- Viết: BT 1, BT 2, BT 3. HS tự sửa bài; đổi bài để chữa lỗi cho nhau. 
4. Chấm, chữa bài
5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết kiểm tra thử. Khích lệ HS cần làm tốt, đạt kết quả tốt trong 2 tiết kiểm tra chính thức.
HS lắng nghe
1 HS đọc YC của BT1 Nối đúng.
HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ ở bên A với từ ngữ tương ứng ở bên B.
HS đọc YC BT1 Điền chữ c hay k, g hay gh
HS ghi nhớ quy tắc chính tả để điền đúng chữ c hay k, g hay gh vào chỗ trống.
Cả lớp đọc lại 6 dòng thơ; chú ý những từ các em dễ viết sai. GV nhắc HS cần viết đúng khổ thơ, cỡ chữ nhỏ.
- BT 3 (Viết lời chào tạm biệt và cảm ơn cô giáo (thầy giáo) lớp Một của em
BT 1 (Đọc - Nối từ ngữ với hình) / BT 2 (Đọc thầm và làm bài tập). 
- Viết: BT 1, BT 2, BT 3. HS tự sửa bài; đổi bài để chữa lỗi cho nhau. 
KỂ CHUYỆN
 BÀI : ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Phát triển năng lực đặc thù - năng lực ngôn ngữ
Nhớ câu chuyện tự tin kể lại.
Nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện 
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng, SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học 
2. Luyện tập
Hôm nay các em sẽ nhìn tranh kể lại một câu chuyện mà em đã học
Có thể tự kể lại một câu chuyện mà em đã học không cần nhìn vào tranh
1/ Chuyện Ong mật và ong bầu
2/ Chuyện Thổi bóng
3/ Chuyện Mèo con bị lạc
4/ Chuyện Cây khế
5/ Chuyện Hoa tặng bà
6/ Chuyện Cá đuôi cờ
7/ Chuyện Chim hoạ mi
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2
1/ Chuyện Ong mật và ong bầu
2/ Chuyện Thổi bóng
3/ Chuyện Mèo con bị lạc
4/ Chuyện Cây khế
5/ Chuyện Hoa tặng bà
6/ Chuyện Cá đuôi cờ
7/ Chuyện Chim hoạ mi
3/ Củng cố, dặn dò 
GV củng cố đọc lại bài nhận xét tiết học
Dặn đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài 
HS lắng nghe
HS kể lại câu chuyện mình thích
HS lắng nghe – bổ sung - nhận xét
HS lắng nghe
HS kể lại câu chuyện mình nhớ
HS lắng nghe – bổ sung - nhận xét
HS lắng nghe
TOÁN
BÀI : ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng có kĩ năng đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
Củng cô kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 và vận dụng để giải quyết vấn

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_35_nam_hoc_2020_2021_tran_tien_dung.doc