Giáo án Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021- Trường Tiểu học Đức Long
- 4 nàng tiên trong truyện tư¬ợng trưng cho 4 mùa nào trong năm? (Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông)
- Nàng Đông nói về Xuân nh¬ư thế nào? (Xuân sung sư¬ớng nhất, ai cũng yêu quí xuân vì xuân về cây cối đâm chồi, nảy lộc)
- Bà Đất nói về xuân nh¬ư thế nào ? (Xuân làm cho cây cối t¬ươi tốt)
- HS thảo luận, chỉ trong tranh tên các nàng tiên.
- Mùa hạ có gì đẹp? (Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm, HS được nghỉ hè.)
- Mùa thu có những nét gì đẹp ? (B¬ưởi chín vàng, rằm trung thu.)
- Mùa đông có gì hay?(Nàng đem ánh lửa nhà sàn bập bùng, đem giấc ngủ ấm trong chăn)
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
*GV chốt: Mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng đáng yêu và mang lại lợi ích riêng cho cuộc sống. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng đẹp thêm.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Luyện đọc nhóm, yêu cầu các nhóm đọc theo vai (6 HS).
- Các nhóm tự phân vai đọc (Người dẫn chuyện, bốn nàng tiên và bà Đất).
- Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp. Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
3. Vận dụng:
- Qua câu chuyện cho em hiểu điều gì?
- Trong 4 mùa em thích mùa nào nhất? Mùa đó em mặc trang phục thế nào?
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương một số HS đọc tốt.
- Về nhà đọc lại chuyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
2 + 2 là tổng của mấy số hạng? (5 số hạng) - Em có nhận xét gì về các số hạng trong tổng trên ? (Bằng nhau và bằng 2). - Như vậy tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 2. Tổng này còn được thay bằng phép nhân nhân 2 x 5. 10 cũng chính là kết quả của phép nhân nên ta có: 2 x 5 = 10 ( 2em đọc 2 x 5 =10) - GV chỉ dấu x và nói đây là dấu nhân. - Yêu cầu HS viết 2 x 5 =10 vào bảng con. 2 là gì trong tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 ? ( 2 là 1 số hạng của tổng) 5 là gì trong tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 ? ( 5 là số các số hạng của tổng) + Vậy 2 được lấy mấy lần? (2 được lấy 5 lần.) 3. Thực hành, luyện tập: Hoạt động 2: Thực hành Làm việc cả lớp: Bài 1: Hướng dẫn HS xem tranh vẽ (hoặc mô hình, vật thật) để nhận ra, viết phép nhân tương ứng vào vở. a) 4 được lấy 2 lần, tức là: 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân: 4 x 2 = 8 - Cho HS đọc phép nhân “Bốn nhân hai bằng tám”. b) Hướng dẫn HS xem tranh vẽ (hoặc mô hình, vật thật ) để nhận ra 5 được lấy 3 lần, tức là 5 + 5 + 5 = 15 và chuyển thành phép nhân 5 x 3 = 15 c) 3 + 3 + 3 + 3 = 12 và chuyển thành phép nhân 3 x 4 = 12 Bài 2: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (theo mẫu). - GV phát phiếu học tập, gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài, các nhóm trưởng đọc yêu cầu BT, HS thảo luận theo N4, làm bài vào phiếu học tập. - Khi các nhóm làm xong báo hiệu cho GV biết, cử đại diện gắn bài của nhóm mình lên bảng, lớp phó phụ trách học tập lên chia sẻ, nhận xét. GV nhận xét, đánh giá, chốt lại ý đúng. Bài 3: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ được phóng to trên bảng, nêu bài toán rồi viết phép nhân phù hợp với bài toán. Ở phần a) GV hướng dẫn để tự HS nêu được phép nhân 5 x 2 ; để tính 5 x 2 ta tính 5 + 5 = 10, vậy 5 x 2 = 10. - Tương tự, ở phần b) ta có: 4 x 3 = 12. GV tổ chức bài này thành trò chơi thi đua "Ai nhanh, ai đúng?" ở 2 tổ, tổ còn lại làm trọng tài. Hoạt động 3: Chấm bài GV thu vở và chấm một số bài, nhận xét bài làm của HS. 4. Vận dụng: - Trò chơi: Chuyển các phép cộng các số hạng bằng nhau sau thành phép nhân. HS ghi nhanh kết quả vào bảng con. 2 + 2 + 2 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = Nhận xét tiết học; nhắc HS về xem lại bài. Chính tả NGHE - VIẾT: CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được bài tập (2)a/b; hoặc bài tập 3a/b. 2. Năng lực, phẩm chất: - Viết đúng, trình bày sạch sẽ. - Có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3, phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Trò chơi Tiếp sức: Thi tìm 3 từ có tiếng nóng, 3 từ có vần lạnh. - Chuyển tiếp, giới thiệu bài. 2. Thực hành, luyện tập: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe -viết GV nêu vấn đề: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài chính tả. GV hỏi: + Đoạn viết này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa? + Bà Đất nói gì? + Đoạn chính tả này có những tên riêng nào? Những tên riêng đó phải viết thế nào? - HS viết vào bảng con tên riêng và các chữ khó: tựu trường, ấp ủ - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết đúng b. GV đọc HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. c. Chấm bài, chữa lỗi: HS dùng bút chì, đổi chéo vở cho nhau và dùng thước gạch những lỗi sai của bạn. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. GV cho HS làm bài 2b (HSNK làm thêm bài 2a). - HS làm vào VBT; 2 HS làm trên bảng phụ; cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Vận dụng: - Trò chơi Điền từ tiếp sức - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn chơi và tổ chức cho HS chơi. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu ở phiếu học tập, thảo luận nhóm 4. Sau đó, các nhóm tìm nhanh ghi vào phiếu học tập. - Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng. Chia sẻ kết quả (do em lớp phó PTHT điều hành). GV chốt lại kết quả đúng. a. Hai chữ bắt đầu bằng l: làm, lúc , - Hai chữ bắt đầu bằng n: nàng, nắng, b. Hai chữ có dấu hỏi: nảy, nghỉ , - Hai chữ có dấu ngã: cỗ, mỗi, - GV nhận xét tiết học, khen những HS viết bài chính tả sạch đẹp. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tự nhiên - Xã hội ĐƯỜNG GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. - Nhận biết một số biển báo giao thông. - HSNK: Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường. - GDKNS : Kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng: - Tranh, ảnh SGK trang 40, 41, 4 tấm bìa ghi tên 4 loại đường giao thông. - Các biển báo ở SGK. - Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông, VBT. 2. PP/KT: Thảo luận theo nhóm - Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khám phá: - Em hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà em biết. - HS kể. GV nêu yêu câu bài. GV ghi mục bài lên bảng. 2. Kết nối: Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông *Mục tiêu: Biết có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. *Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh: GV dán lên bảng - Dán 4 bức tranh ở SGK lên bảng. Y/c HS quan sát và thảo luận nhóm đôi. + Bức tranh thứ 1 vẽ gì? (Vẽ cảnh đường phố có ô tô) + Bức tranh thứ 2 vẽ gì? (Vẽ đường ray có tàu) + Bức tranh thứ 3 vẽ gì? (Vẽ 1 con sông có tàu thuỷ) + Bức tranh thứ 4 vẽ gì? (Vẽ cảnh bầu trời trong xanh có máy bay đang bay) - Gọi đại diện các nhóm lên bảng cầm các tấm bìa ghi tên các đường giao thông. Y/c đính vào từng hình. - Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương em? (HS kể) GVKL: Trên đây là 4 loại đường giao thông đó là: Đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thuỷ có đường sông và đường biển. Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông đi trên các loại đường giao thông *Mục tiêu: Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông. *Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - Y/c HS quan sát tiếp các bức tranh ảnh ở bảng và hỏi: +Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì? (ô tô) +Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào? (Đường bộ) +Trên đường bộ còn có loại phương tiện nào đi được nữa? (Xe máy, xe đạp xe ba gác và xe xích lô, ) +Bức ảnh 2 chụp phương tiện gì? (Tàu hoả) +Tàu hoả đi trên đường nào? (Đường sắt) +Nêu phương tiện đi trên đường không? (Máy bay) +Ngoài máy bay còn có phương tiện nào đi trên đường không nữa? (Tên lửa, tàu vũ trụ) +Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà em biết? (Tàu ngầm, tàu thuỷ, thuyền thúng, thuyền có mui, thuyền không mui...) - Đại diện trả lời trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. Bước 2: Thi tìm các loại đường giao thông ở địa phương - Thảo luận nhóm, tìm tên các loại đường giao thông có ở địa phương em. - Mỗi nhóm cử 3 em lên tiếp sức, ghi tên các loại đường có ở địa phương. (đường bộ, đường sắt, đường thủy) - GVKL: Đường bộ dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô Đường sắt cho tàu hoả. Đường thuỷ dành cho tàu thuỷ, thuyền, phà, ca nô Đường hàng không dành cho máy bay. 3. Thực hành: Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” Bước 1: Nêu tên biển báo - GV đính 6 biển báo (SGK), HS thảo luận cặp đôi, ghi tên từng loại biển báo. - Gọi 1 số cặp lên chỉ và nói tên biển báo, nhận xét, đánh giá. GV hỏi thêm: + Biển báo này có hình gì? Màu gì? + Biển báo nào thường có màu xanh? + Loại biển báo nào thường có màu đỏ? + Em phải làm gì khi gặp biển báo này? - GV hướng dẫn thêm biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn. Bước 2: Liên hệ thực tế - Ở địa phương em có những biển báo này không ? Em thấy ở đâu ? - HS nêu, nhận xét, chốt ý đúng. 4. Vận dụng : - Em biết những loại đường giao thông nào? - Dặn về chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi các phương tiện giao thông. Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2021 Toán THỪA SỐ - TÍCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. * Bài tập cần làm: Bài 1(b, c); Bài 2b; Bài 3.Khuyên xkhich HSNK làm hết các bài tập. 2. Năng lực, phẩm chất: - NL giải quyết vấn đề toán học. - Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Trò chơi ”Tiếp sức” - GV ghi: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ; 4 + 4 + 4 = 12 ; 5 + 5 + 5 + 5 = 20 - Yêu cầu các tổ thảo luận, chuyển các phép cộng trên thành phép nhân. - Các tổ thảo luận, điền tiếp sưc, tổ nào viết đúng, nhanh tổ đó thắng. - GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Giới thiệu thừa số tích GV nêu vấn đề: - GV ghi bảng: 2 x 5 = 10 - 1 em đọc phép tính. + Trong phép nhân 2 x 5 = 10 thì 2 được gọi là thừa số, 5 cũng được gọi là thừa số, 10 gọi là tích. 2 được gọi là gì trong phép nhân? (2 được gọi là thừa số) 5 được gọi là gì trong phép nhân? (5 được gọi là thừa số) 10 được gọi là gì trong phép nhân? (10 gọi là tích) + Thừa số là gì trong phép nhân? ( Là các thành phần của phép nhân) + Tích là gì trong phép nhân? (Tích là kết quả của phép nhân) + 2 x 5 bằng bao nhiêu? (10) + GV nói: 10 gọi là tích, 2 x 5 cũng gọi là tích. - Yêu cầu HS nêu tích của 2 x 5 = 10 ( Tích là 10, tích là 2 x 5) 3. Thực hành, luyện tập: Hoạt động 2: Thực hành Bài 1 (b, c). Gọi HS nêu yêu cầu BT 1 “Chuyển các tổng thành tích (theo mẫu)” 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 - Tổng trên có mấy số hạng, mỗi số hạng bằng bao nhiêu ? (4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3) - Vậy 3 được lấy mấy lần ? (3 được lấy 4 lần) - Vậy ta có tích nào? ( 3 x 4) - Yêu cầu HS làm những bài còn lại vào vở, 2 em lên bảng làm, HS khác nhận xét nêu tên các thành phần và kết quả của phép nhân vừa lập được. Bài 2(b). Gọi HS nêu yêu cầu BT 2: Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính. - GV nói : Bài toán này ngược với bài 1. - GV ghi: 6 x 2 6 x 2 tương ứng với tổng nào? ( 6 + 6) 6 + 6 bằng mấy ? (12) Vậy 6 x 2 bằng mấy ? (12) - Yêu cầu HS tự làm những bài còn lại, 2 em lên bảng làm. - Chấm 1 số bài. Bài 3. Gọi HS nêu yêu cầu BT: Viết phép nhân. - Bài tập đã cho biết gì? ( Biết thừa số và tích) - Trò chơi Tiếp sức - Thảo luận tổ, điền tiếp sức viết các phép nhân. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng: Trò chơi ”Gọi thuyền”: - Quản trò gọi thuyền, sau đó đọc bất kì một phép nhân đã học, HS nêu tên các thành phần phép nhân và kết quả của phép nhân. - Nhận xét, tuyên dương. - Nhắc lại nội dung bài học. Tập đọc THƯ TRUNG THU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng, rành mạch, rõ ràng; biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. - Hiểu nội dung: Tình thương yêu của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài) 2. Năng lực, phẩm chất: - Đọc thành tiếng, đọc hiểu. - Biết được tình yêu của Bác dành cho các cháu thiếu nhi Việt Nam. - Luôn kính trọng, nhớ ơn Bác Hồ. * An ninh quốc phòng: Kể chuyện về Bác Hồ với các cháu thiếu niên, nhi đồng trong dịp Tết Trung thu. II. CHUẨN BỊ Tranh vẽ SGK (phóng to), bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện ngắt nghỉ. Bảng chép sẵn bài thơ cho HS học thuộc lòng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Cho HS hát bài ”Ai yêu Bác Hồ Chí Minh...”, GV chuyển tiếp, giới thiệu bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ chỉ thái độ, tình cảm - HS theo dõi, 1 em đọc laị. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. - GV ghi từ khó: Trung thu, thi đua, kháng chiến, hòa bình, ngoan ngoãn. GV đọc mẫu - HS đọc từ khó. - GV chia đoạn 1 từ đầu . thư này. Đoạn 2 còn lại. - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó. - Ghi bảng phần bài thơ hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ. - HS luyện ngắt nhịp. - luyện đọc trong nhóm 2. - Các nhóm thi đọc trước lớp. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ. 3. Thực hành, luyện tập: Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Gọi 1 em đọc đoạn 1. - Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ tới ai? (Bác nhớ tới các cháu thiếu nhi) - Gọi 1 em đọc bài thơ. - Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? (Ai yêu các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh). + Theo Bác, các cháu nhi đồng là những người như thế nào? (ngoan ngoãn, xinh xinh). + Bác khuyên các cháu làm những gì? (Cố gắng học hành, chăm chỉ làm các công việc vừa sức để tham gia kháng chiến, giữ gìn hoà bình). Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng - HS luyện đọc sau đó thi đọc thuộc bài thơ. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng: - Kể chuyện, đọc thơ về hình ảnh Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng trong dịp Tết Trung thu: Cá nhân kể, GV nhận xét, tuyên dương (Nếu HS không kể được, giáo viên đọc cho HS nghe một vài bức thư của Bác gửi các cháu Nhi đồng) + Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu: Bác mong các cháu chăm ngoan Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam + Thư Trung thu 1951, Bác đã gửi các cháu Thiếu niên, Nhi đồng: Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương. - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi vậy còn tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào? (Thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ). - Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Tập viết CHỮ HOA P I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: - Viết đúng chữ hoa P (một dòng cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ). - Chữ và câu ứng dụng Phong (một dòng cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn (3 lần). - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ hoa với chữ thường trong chữ ghi tiếng. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, tự chủ và tự học. - Viết và trình bày cẩn thận, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Hát bài ”Ở trường cô dạy em thế”, chuyển tiếp giới thiệu bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ P - GV cho HS nhận xét chữ mẫu; chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu. - GV viết mẫu chữ P trên bảng lớp, nhắc lại cách viết để HS theo dõi. b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con HS tập viết chữ P 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - 1 HS đọc cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn. - HS nêu cách hiểu: Phong cảnh đẹp, làm cho mọi người muốn đến thăm. b. Hướng dẫn HS quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét - Nhận xét độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh ở các chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. - GV viết mẫu chữ Phong trên dòng kẻ. c. Hướng dẫn HS viết chữ Phong vào bảng con. HS tập viết chữ Phong 2 lượt; GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết. 3. Thực hành, luyện tập: Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết GV nêu yêu cầu viết, HS viết bài vào vở; viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm. Hoạt động 4: Chấm, chữa bài GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng: - Thi đua 3 tổ, mỗi tổ tìm 3 tiếng có âm P đứng đầu. - GV nhận xét tiết học; Nhắc HS hoàn thành nốt bài tập viết ( phần luyện viết thêm). Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2021 Toán BẢNG NHÂN 2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: - Lập được bảng nhân 2. - Nhớ được bảng nhân 2. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). - Biết đếm thêm 2. * Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 2. Năng lực, phẩm chất: - NL giải quyết vấn đề toán học. - Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ - Các tấm bìa, mỗi tấm có hai chấm tròn. - Bảng phụ làm bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Trò chơi “Tiếp sức” - GV ghi: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ; 4 + 4 + 4 = 12 ; 5 + 5 + 5 + 5 = 20 - Yêu cầu các tổ thảo luận, chuyển các phép cộng trên thành phép nhân. Điền tiếp sức. Tổ nào điền đúng, nhanh tổ đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập bảng nhân 2 (lấy 2 nhân với một số) GV nêu vấn đề: a. Cho HS thao tác với đồ dùng: Lấy một tấm bìa có hai chấm tròn. Ta lấy 1 tấm bìa, tức là mấy chấm tròn? (2 chấm tròn). 2 (chấm tròn) được lấy mấy lần? (1 lần). GV nói: ta viết 2 x 1 = 2 (đọc là: Hai nhân một bằng hai). - Cho HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có hai chấm tròn. Hỏi và gọi HS trả lời để nêu được 2 được lấy 2 lần và viết được: 2 x 2 = 4. - Cho HS đọc: 2 x 1 = 2; 2 x 2 = 4. b. Hướng dẫn tương tự để HS hoàn thành bảng nhân 2 Khi có đầy đủ từ 2 x 1 đến 2 x 10, GV giới thiệu đó là bảng nhân 2 và yêu cầu HS phải học thuộc bảng này. GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 2. 2. Thực hành, luyện tập: - Luyện đọc bảng nhân 2, đọc cá nhân, nhóm tổ tiếp sức. - Gọi 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 2 trước lớp, nhận xét. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: 1 HS đọc YC bài tập. - Trò chơi “Truyền điện” - HS miệng hết các phép nhân, nhận xét, tuyên dương. 2 x 2 =; 2 x 4 = ; 2 x 8 = Bài 2: Gọi 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm, thảo luận N2, tự làm bài vào vở ô li, 1HS làm bài ở bảng phụ. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. Bài 3: Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Trò chơi tiếp sức. Hoạt động 3: Chấm bài - GV thu vở và chấm một số bài, nhận xét bài làm của HS. - Nhận xét tiết học; nhắc HS về xem lại bài. 4. Vận dụng: - Trò chơi “Gọi thuyền” để củng cố bảng nhân 2. - Nhận xét tiết học. Chính tả NGHE - VIẾT: THƯ TRUNG THU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được bài tập 2a/b; Bài tập 3a/b. - Viết đảm bảo tốc độ chính tả. 1.3. Năng lực, phẩm chất: - Cẩn thận khi viết, viết đúng, đẹp, giữ gìn sách vở. - Cầm bút, để vở đúng quy cách, ngồi đúng tư thế. II. CHUẨN BỊ Bảng phụ viết nội dung bài tập 3, phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Trò chơi “Ai viết đúng hơn?” - Cả lớp viết vào bảng con lần lượt các chữ: vỡ tổ, bão táp, nảy bông. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị GV nêu vấn đề: - GV đọc 12 dòng thơ của Bác, gọi 2 HS đọc lại. GV hỏi: + Nội dung bài thơ nói điều gì? + Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? - HS viết vào bảng con các chữ dễ viết sai: ngoan ngoãn, tuổi, tùy, gìn giữ b. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết vào vở - mỗi dòng đọc 2 lần. c. Chấm bài, chữa lỗi. 3. Thực hành, luyện tập: Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2: GV chọn cho HS làm bài 2b (HSNK làm thêm bài 2a). - Thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài vào vở. HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, quan sát tranh; TL nhóm đôi, viết vào VBT tên các vật theo số thứ tự hình vẽ trong SGK; thầm phát âm các tiếng đó cho đúng. - Chữa bài: Thi viết đúng, viết nhanh tiếp sức giữa các nhóm. Mỗi tổ cử 3 bạn lên thi đua, viết đúng. Sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Hướng dẫn HS làm tương tự BT2. - Thảo luận nhóm tổ. - Các nhóm tìm nhanh ghi vào bảng phụ. Treo lên bảng, đọc các từ đã tìm được. - Nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng: - Trò chơi: Thi tìm nhanh 2 từ có tiếng lo, 2 từ có tiếng no. - Chơi tiếp sức thi đua 3 tổ, nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS về xem lại BT2, BT3. Luyện Tiếng Việt TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “KHI NÀO?” I. MỤC TIÊU - Mở rộng và hệ thống vốn từ về thời gian theo các mùa trong năm. - Biết đặc điểm của các mùa trong năm và sử dụng được 1 số từ nói về các đặc điểm của các mùa. - Biết trả lời và đặt câu hỏi về thời gian theo mẫu Khi nào? II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động: Trò chơi ”Gọi thuyền” Gọi mùa trong năm, thời tiết của từng mùa. Nhận xét chuyển tiếp GTB. 2. Thực hành, luyện tập: Hoạt động 1: Củng cố lại kiến thức - Gọi 2HS chữa lại BT1, 2 ở SGK. - N
File đính kèm:
- giao_an_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu_hoc_duc.doc