Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương

I. Mục tiêu:

 - Học sinh biết được chim bồ câu trắng là tượng trưng cho hòa bình và viết vẽ về chim bồ câu trắng để thể hiện tình yêu hòa bình

 II Chuẩn bị:

 - Bút vẽ, bút màu, giấy vẽ

 - Một số tranh vẽ về chim bồ câu trắng

 III. Hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Chuẩn bị

 GV cho học sinh quan sát tranh vẽ về chim bồ câu trắng

 Hoạt động 2: Vẽ hoàn thiện tranh tại lớp

 - Gv giới thiệu chim bồ câu trắng

 - Học sinh quan sát một số tranh mẫu

 - Gv giải thích một số tranh mẫu

 - Học sinh vẽ tranh đã chuẩn bị ở nhà

 Hoạt động 3: Trưng bày giới thiệt tranh

 - Gv hướng dẫn học sinh trưng bày tranh

 -Cả lớp lắng nghe các bạn trình bày nội dung tranh

 - HS có thể nêu ý kiến của mình

 Hoạt động 4: Nhân xét đánh giá

 - GV khen ngợi những học sinh có bức tranh đẹp

 

doc15 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1 đến 200
- Giới thiệu các số từ 111 đến 200 
- HS hoạt động chung cả lớp. 
- GV kẻ lên bảng như SGK.
- Viết đọc các số trăm chục đơn vị 
- GV hướng dẫn HS đọc viết các số 112; 113; 115; 117.
- GV hướng dẫn HS đọc viết các số khác : 117 ; 118 ; 114 ;119. GV cùng HS nhận xét. 
2: Thực hành
Bài 1: Cho HS chép bài tập và hoàn thành theo mẫu.
Bài 2a: HS vẽ tia số vào vở điền các số cho trước vào và nêu cách điền số vào chỗ chấm lần lượt theo từng bài.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm 2 bài mẫu.
 3:Vận dụng Tổ chức trò chơi (Sắp thứ tự các số)
- GV và HS hệ thống bài học. Nhận xét tiết học. 
Luyện Toán
	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số chục, số trăm, số đơn vị.
* Bài tập cần làm: Bài 2; Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: GV viết các số: 112, 117, 119; gọi 1 HS đọc các số đó.
- GV đọc các số: Một trăm mười tám, một trăm mười lăm, một trăm mười ha, một trăm mười sáu... yêu cầu HS viết vào bảng con.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Đọc và viết các số từ 111 đến 200
- Làm việc chung cả lớp, đọc các số 235, 310, 240, 411, 205, 252.
- Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV hướng dẫn HS lựa chọn số ở vòng tròn phù hợp với hình vẽ a, b, c, d, e.
Bài 2: Chọn các đọc đúng với số ở hình tròn.
Bài 3: Viết số tương ứng với bài đọc; HS hoàn thành bài tập vào vở ô li.
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài - dặn dò
- GV nhận xét tiết học; dặn dò.
HĐNGLL
VẼ CHIM HÒA BÌNH
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết được chim bồ câu trắng là tượng trưng cho hòa bình và viết vẽ về chim bồ câu trắng để thể hiện tình yêu hòa bình
 II Chuẩn bị:
 - Bút vẽ, bút màu, giấy vẽ
 - Một số tranh vẽ về chim bồ câu trắng
 III. Hoạt động dạy học:\
 Hoạt động 1: Chuẩn bị
 GV cho học sinh quan sát tranh vẽ về chim bồ câu trắng
 Hoạt động 2: Vẽ hoàn thiện tranh tại lớp
 - Gv giới thiệu chim bồ câu trắng
 - Học sinh quan sát một số tranh mẫu
 - Gv giải thích một số tranh mẫu
 - Học sinh vẽ tranh đã chuẩn bị ở nhà
 Hoạt động 3: Trưng bày giới thiệt tranh
 - Gv hướng dẫn học sinh trưng bày tranh
 -Cả lớp lắng nghe các bạn trình bày nội dung tranh
 - HS có thể nêu ý kiến của mình
 Hoạt động 4: Nhân xét đánh giá
 - GV khen ngợi những học sinh có bức tranh đẹp
 Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021
Chính tả
Tiết 57	NGHE - VIẾT: NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
- Làm được bài tập 2a/b; hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác; yêu thích chữ Việt.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Cho HS viết vào nháp các từ: giếng sâu, xâu kim, xong việc, song cửa, nước sôi, gói xôi.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài , gọi 2 HS đọc lại
- Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Đoạn chính tả có những tên riêng nào?
+ Những tên riêng đó phải viết như thế nào?
- Cho HS viết vào bảng con tên riêng và các chữ khó. GV nhận xét, uốn nắn.
b. HS viết bài vào vở; GV theo dõi, uốn nắn (tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
c. Chấm bài, chữa lỗi
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 (Lựa chọn)
- GV chọn cho HS làm bài 2b 
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào VBT, 2 HS làm bài trên bảng phụ; Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Vận dụng: - GV nhận xét tiết học, Yêu cầu HS về nhà viết lại cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả.
Toán
Tiết 142	CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số chục, số trăm, số đơn vị.
* Bài tập cần làm: Bài 2; Bài 3.
- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề và toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
 - Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, tính cẩn thận, tự học, kiên trì và linh hoạt; khéo léo và yêu thích học Toán
II. Đồ dùng dạy học:- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: GV viết các số: 112, 117, 119; gọi 1 HS đọc các số đó.
- GV đọc các số: Một trăm mười tám, một trăm mười lăm, một trăm mười ha, một trăm mười sáu... yêu cầu HS viết vào bảng con.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc và viết các số từ 111 đến 200
- Làm việc chung cả lớp, đọc các số 235, 310, 240, 411, 205, 252.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV hướng dẫn HS lựa chọn số ở vòng tròn phù hợp với hình vẽ a, b, c, d, e.
Bài 2: Chọn các đọc đúng với số ở hình tròn.
Bài 3: Viết số tương ứng với bài đọc; HS hoàn thành bài tập vào vở ô li.
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài - dặn dò
- GV nhận xét tiết học; dặn dò.
Kể chuyện
Tiết 29	NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết tóm tắt mội đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu (BT1)
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2
* HS NK biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT3)
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát, lắng nghe bạn kể để nhận xét. 
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện, biết yêu lao động
II. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Kho báu, TLCH về nội dung câu chuyện.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a. Tóm tắt nội dung từng đoạn của câu chuyện
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng đoạn bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu.
- HS viết ra vở nháp. Sau đó, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến; GV nhận xét nhanh, chốt lại các ý kiến đúng.
b. Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt ở BT1 
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm. Sau đó, đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn câu chuyện. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Phân vai, dựng lại câu chuyện
- GV cho HS tự hình thành từng tốp 5 em phân vai dựng lại câu chuyện.
- 2, 3 tốp HS tiếp nối nhau dựng lại câu chuyện.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
3. Vận dụng- GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Luyện từ và câu
Tiết 29	TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 
ĐỂ LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối ( BT1,BT2)
 	- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? ( BT3 )
* GDBVMT: GD ý thức bảo vệ MT thiên nhiên.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học; Biết bảo vệ cây cối
II. Đồ dùng: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy
- Kiểm tra 2 HS. 
- Nhận xét học sinh
2. Khám phá
Bài 1: T 95 (miệng)
- Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV nhận xét, sửa bài
- Cây ăn quả có các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá.
- Trình bày kết quả: to, sần sùi, cao, chót vót, thô ráp, sùi, gai góc, khẳng khiu, phân nhánh, um tùm, toả rộng, cong queo, kì dị, dài, uốn lượn, rực rỡ, thắm tươi, mềm mại, xanh mướt, xanh non, đỏ ối, ngọt lịm, ngọt ngào,
Bài 2 : T 95 GV yêu cầu HS làm bài 
Bài 3 : T 95 (vở) Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh nói về nội dung tranh.
- GV nhận xét, sửa bài
- Bạn gái đang làm gì?
- Bạn gái đang tưới nước cho cây.
- Bạn trai đang làm gì?
- Bạn trai đang bắt sâu cho cây
- Yêu cầu HS làm vở.
- Nhận xét HS. 
3. Vận dụng
- HS về nhà là bài tập và đặt câu với cụm từ “để làm gì? Chuẩn bị: Từ ngữ về Bác Hồ
 Thứ tư, ngày 7 tháng 4 năm 2021
Toán
Tiết 143	SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; Nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2a; Bài 3 dòng 1.
- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề và toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
 - Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, tính cẩn thận, tự học, kiên trì và linh hoạt; khéo léo và yêu thích học Toán
II. Đồ dùng 
- Các hình vuông to, hình vuông nhỏ, hình chữ nhật.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các số: 235, 405, 112.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số
a. Đọc số: GV treo lên bảng các dãy số đã viết sẵn và cho HS đọc các số đó.
Ví dụ: 401, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 409, 410.
 120, 121. 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130....
b. Viết số: HS viết các số vào bảng con theo lời đọc của GV. Ví dụ: Hai trăm năm mươi chín, sáu trăm ba mươi mốt,
Hoạt động 2: So sánh các số
a.Làm việc chung cả lớp: GV yêu cầu HS so sánh hai số: 234235; 235234.
- HS xác định số trăm, số chục, số đơn vị, cho biết cần điền số thích hợp nào, viết số vào mỗi hình.
- So sánh: 194139; HS có thể nhìn hình vẽ và nhận xét.
- GV hướng dẫn cách so sánh chữ số cùng hàng của hai số.
b. Nêu quy tắc chung: - GV nêu các bước so sánh hoặc cho HS tự phát hiện (quy tắc SGK).
 3: Thực hành (Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở)
Bài 1: Giáo viên cho HS làm vào vở 
Bài 2a: GV viết các số 395, 695, 375 và nêu yêu cầu khoanh vào số lớn nhất.
Các bài b, c làm tương tự.
Bài 3 (dòng 1): HS chép đề rồi tự điền số thích hợp vào ô trống.
3. Vận dụng
- Cho HS đếm miệng từ 101 đến 110; từ 121 đến 132; từ 681 đến 694; từ 871 đến 884.
- GV nhận xét tiết học; Nhắc HS về xem lại bài.
Tập đọc
Tiết 78	CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG 
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài; Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu nội dung:Tả vẻ đẹp của cây đa que hương. Thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 4. HS NK trả lời được câu hỏi 3).
	- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Góp phần phát triển phẩm chất: học sinh hiểu được ai chăm chỉ lao động người đó có cuộc sống ấm no. Từ đó yêu thích môn học.
II. Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Tìm thêm tranh cây đa to ở làng quê.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động : 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Những quả đào. Trả lời câu hỏi 1, 2.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Luyện đọc
a. GV đọc mẫu toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. Đọc đúng các từ: nổi lên, gợn sóng, không xuể, chót vót, gẩy lên, li kì, lững thững.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (chia thành 2 đoạn: Đ1: từ đầu đến đang cười đang nói; Đ2: phần còn lại).
- Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
* GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời câu hỏi:
+ Những từ ngữ nào, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
+ Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào?
 + Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ?	
+ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
3: Thực hành
3, 4 HS thi đọc lại bài. Chọn HS đọc hay nhất. 
4. Vận dụng
- Hỏi: Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS đọc bài tốt.
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2021
Toán
Tiết 144	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ thự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. Bài tập cần làm : Bài 1 ; Bài 2 (a, b ); Bài 3 ( cột 1) ; Bài 4
- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề và toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
 - Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, tính cẩn thận, tự học, kiên trì và linh hoạt; khéo léo và yêu thích học Toán
II. Đồ dùng: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học 
1. Khởi động: So sánh các số có 3 chữ số
127 > 121 124 < 129 
- Nhận xét HS.
2.Khám phá 
Bài 1: T149 
- HS làm bài, sau đó trinh bày kết quả.
a) 400; 500; 600; 700; 800; 900; 1000
b) 910; 920; 930; 940; 950; 960; ...
- GV nhận xét.
Bài 2: T149 
- Yêu cầu HS làm bài.- HS làm vở
 	 543 < 590
 670 < 676
 699 < 701....
- GV chữa bài 
Bài 3: T149 (vở)
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS cả lớp làm bài.
	- HS làm vào bảng con.các số 299; 420; 875; 1000
- Chữa bài cho HS.
Bài 4: T149 (bảng con)
- Yêu cầu HS làm bảng con, 1 HS làm bảng lớp
- Chữa bài cho HS.
Bài 5: Hướng.dẫn HS làm ở nhà
3. Vận dụng: Về nhà ôn cách đọc, viết số, cấu tạo số
 Chính tả
Tiết 58 HOA PHƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác; yêu thích chữ Việt.
II. Đồ dùng:
- Tranh vẽ minh hoạ bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả. 
III. Hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra: Những quả đào.
- HS lên bảng viết các từ: trăng. năm.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới 
1. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc bài thơ Hoa phượng.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đưa từ khó dễ lẫn và các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào?
- Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
d) Viết chính tả- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi
g) Nhận xét bài viết- Thu và nhận xét 10 bài.- Nhận xét chung cả lớp
2. Luyện tập
Bài 2: 97: Gọi hs đọc yêu cầu. 
- GV chọn cho HS làm 2a- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
3. Củng cố - Dặn dò : - HS về nhà tìm thêm các từ có âm đầu s/x, - Chuẩn bị: Ai ngoan sẽ được thưởng
Tự nhiên và xã hội
Bài 29 : MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu:
Nêu được tên, lợi ích của một số loài động vật sống dưới nước
Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu).
II.Các kĩ năng cơ bản.
- Kỹ năng quan sát , tìm kiếm và xử lý các thông tin về động vật sống dưới nước.
- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
III.Phương tiện dạy học.
- Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60-61. Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật (sống ở nước mặn và ngọt), có gắn dây để có thể móc vào cần câu. 2 cần câu tự do.
IV.Các hoạt động dạy học
a/ Khám phá Gọi 1 HS hát bài hát Con cá vàng.
- Hỏi HS: Trong bài hát Cá vàng sống ở đâu?
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những con vật sống dưới nước như cá vàng.
b/ Kết nối
v Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước
- Chia lớp thành các nhóm 4, 2 bàn quay mặt vào nhau.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu?
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 ntn?
- GV yêu cầu học sinh dự đoán các con vật sống dưới nước
- Gv yêu cầu học sinh nêu câu hỏi thắc mắc
Phương án giải quyết
- Gọi 1 nhóm trình bày.
Kết luận: Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông, )
v Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn
Vòng 1: 
- Chia lớp thành 2 đội: mặn – ngọt – thi kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết. Lần lượt mỗi bên kể tên 1 con vật / mỗi lần. Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất.
- Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng.
- Tổng hợp kết quả vòng 1.
Vòng 2: 
- GV hỏi về nơi sống của từng con vật: Con vật này sống ở đâu? Đội nào giơ tay xin trả lời trước đội đó được quyền trả lời, không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội kia. Lần lượt như thế cho đến hết các con vật đã kể được.
-C uối cùng GV nhận xét, tuyên bố kết quả đội thắng.
Hoạt động 3: Người đi câu giỏi nhất
- Treo (dán) lên bảng hình các con vật sống dưới nước (hoặc tên) – Yêu cầu mỗi đội cử 1 bạn lên đại diện cho đội lên câu cá.
- GV hô: Nước ngọt (nước mặn) – HS phải câu được một con vật sống ở vùng nước ngọt (nước mặn). Con vật câu đúng loại thì được cho vào giỏ của mình.
-Sau 3’, đếm số con vật có trong mỗi giỏ và tuyên bố thắng cuộc.
c/ Thực hành
Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật
+ Hỏi HS: Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
+ Có nhiều loại vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số con vật này.
+ Có cần bảo vệ các con vật này không?
- Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước:
+ Vật nuôi.
+ Vật sống trong tự nhiên.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày.
- Kết luận: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khỏe mạnh được.
2. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học.
Tập viết
Tiết 29	 CHỮ HOA: A (KIỂU 2)
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa A kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Ao ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Ao liền ruộng cả (3 lần).
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu A hoa kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: - Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: Y, Yêu
- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.- GV nhận xét HS
2. Khám phá 
1. Hướng dẫn viết chữ A hoa 
*.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ A hoa kiểu 2 
- Chữ A hoa kiểu 2 cao mấy li? - Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ A hoa kiểu 2 và miêu tả: 
+ Gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết:
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
1. Giới thiệu câu: Ao liền ruộng cả.
2. Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
3. HS viết bảng con
* Viết: : Ao 
- GV nhận xét và uốn nắn.
* Viết vở- GV nêu yêu cầu viết.- GV theo dõi, giúp đỡ HS viết còn chậm.
- Nhận xét và chữa bài.
3. Vận dụng: Về nhà luyện viết chữ hoa A kiểu 2
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2021
Tập làm văn
Tiết 29	ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1)
- Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương(BT2) 
* GDKNS: KN Giao tiếp, KN Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng: Câu hỏi gợi ý bài tập 2. Bài tập 1 viết trên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
	 1. Khởi động : - Gọi 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại lời chia vui.
- GV nhận xét. 
	2. Khám phá – luyện tập
Bài 1: (miệng)- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
- Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
- Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật bạn em có thể nói như thế nào ?
- Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn em ra sao?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài.
	- GV nxét sửa bài
Bài 2: T98: HS đọc đề bài để nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần:
- Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
- Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
- Vì sao Trời lại cho

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_vo_thi_lan_huong.doc