Giáo án Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hồng

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng

 - Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng ở các câu văn dài. Chú ý các từ: Lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, tượng trưng, quảng trường, khắp miền, vạn tuế,

 - Hiểu nội dung: Cây và hoa đệp nhất khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác, thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác.

 - Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Bài thơ nói lên công lao to lớn của Bác hồ đối với nhân dân ta.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc đoạn thơ viết chính tả.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì? 
+ Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ như thế nào?
+ Bài thơ có mấy dòng thơ?
+ Đây là thể thơ gì? Vì sao em biết?
+ Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?
+ Ngoài các chữ đầu dòng chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào trong bài thơ? Vì sao?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: Trường Sơn, nghìn năm, lục bát.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.
-2 học sinh lần lượt đọc.
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
- Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn.
- Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác.
- Bài thơ có 6 dòng.
- Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng.
- Thì phải viết hoa chữ đầu dòng. Dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô, dòng 8 tiếng viết sát lề.
- Việt Nam, Trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng Bác.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài vào vở.

2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
2.4. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả r/d/gi.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
-GV trợ giúp HS hạn chế
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 3a: TC Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3a, tổ chức cho học sinh thi điền vài chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng.
- Giáo viên chốt kết quả đúng, tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng.
- HS thực hiện theo YC của GV
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ: Những chữ cần điền là: bưởi, dừa, rào, đỏ, rau, những, gỗ chảy, giường.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Lắng nghe.
3. HĐ vận dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
-Viết tên một số tên sự vật có phụ âm: r/d/gi.
IV. CŨNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: r/d/gi.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
MẶT TRỜI
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
	- Giáo viên: Tranh ảnh sách giáo khoa (phóng to).
	- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV tổ chức trò chơi: Đố bạn: 
-Nội dung chơi: học sinh nói tên các con vật vừa sống được ở trên cạn, vừa sống được ở dưới nước.
- Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em biết về hình dạng và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất qua bài Mặt Trời.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tích cực tham gia chơi.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Mở sgk, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.
*Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành
- GV trợ giúp HS hạn chế
Việc 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về mặt trời: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Mục tiêu: Học sinh biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trời.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ và tô màu Mặt Trời.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Mời một số học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp.
+ Tại sao em lại vẽ Mặt Trời như vậy?
+ Theo các em Mặt Trời có hình gì?
+ Tại sao em lại dùng màu đỏ hay vàng để tô màu của mặt Trời?
- Cho học sinh quan sát các hình vẽ và đọc các lời ghi chú trong sách giáo khoa để nói về Mặt Trời.
+ Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô?
+ Tại sao chúng ta không bao giờ được quán sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt?
(Muốn quan sát Mặt Trời người ta phải dùng loại kính đặc biệt hoặc chúng ta dùng một chậu nước để mặt Trời chiếu vào và nhìn qua chậu nước cho khỏi hỏng mắt).
*GV kết luận: Mặt Trời tròn, giống như một “quả bóng lửa” khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
- Các em cần lưu ý: Khi đi nắng cần đội mũ nón và không bao giờ được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
Việc 2: Thảo luận: Tại sao chúng ta cần Mặt Trời?: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
Mục tiêu: Học sinh biết một cách khái quát về vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi: Hãy nói về vai trò của mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất.
- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng.
- Các em hãy tưởng tượng nếu không có mặt Trời chiếu sáng và toả nhiệt, Trái Đất của chúng ta sẽ ra sao?
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-Thực hiện theo YC của trưởng nhóm
- Học sinh làm bài
- Học sinh cùng tương tác
- Học sinh vẽ Mặt Trời.
- Học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình.
- ...mặt Trời tròn, giống như một “quả bóng lửa” khổng lồ, chiếu sáng và...
- HS quan sát tranh sách giáo khoa.
- nếu không đội nón hoặc che ô thì dễ bị ốm,
- Học sinh phát biểu
-Trái Đất sẽ chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống: người, vật, cây cỏ sẽ chết).
4. HĐ vận dụng: (5 phút)
-Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Mời học sinh nói lại vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất.
- Qua bài học, bạn có ý kiến đề xuất gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy, hỏi
IV. CŨNG CỐ, DẶN DÒ
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài sau.
TOÁN
TIẾT 148: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng 
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
 - Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Viết sẵn nội dung bài tập 3. Vẽ sẵn các hình bài tập 5.
	- Học sinh: sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
 Trò chơi: Đố bạn biết:
+Nội dung chơi: TBHT đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:
474 – 243 596 – 263 497 – 135 825 – 620 
- Giáo viên tổng kết, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
*Cách tiến hành:
-GV giao nhiệm vụ cho HS
-GV trợ giúp HS hạn chế
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 2 (cột 1): Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý.
+GV trợ giúp HS hạn chế
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3 (cột 1,2,4): TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 (cột 1,2,4), tổ chức cho học sinh thi đua điền vào ô trống.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
Bài 4: Làm việc cá nhân –> N4->Chia sẻ trước lớp
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu một số nhóm lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài tập 3 (cột 3,5) : Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 2 (cột 2,3) : Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên.
-HS thực hiện theo YC của GV
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
 682 987 599 
- 351 - 255 - 148 
 331 732 451
 425 676
- 203 - 215
 222 461
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh làm bài:
 986 73 
- 264 - 26 
 722 47 
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Tương tác, chia sẻ trong nhóm
- Trường Tiểu Học Thành Công có 865 học sinh, Trường Tiểu Học Hữu Nghị có ít hơn trường Tiểu Học Thành Công 32 học sinh. 
- Hỏi trường Tiểu Học Hữu Nghị có bao nhiêu học sinh.
- Học sinh làm bài:
Bài giải
Trường Hữu Nghị có số học sinh là:
865 - 32 = 833 (học sinh)
Đáp số: 833 học sinh
- Học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên:
 758 65 831 81
- 354 - 19 - 120 - 37
 404 46 710 44
4. HĐ vận dụng: (2 phút)
-Trò chơi: Bắn tên
- Nội dung chơi: Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số (...)
- Giải bài toán sau: Cuộn dây thứ nhất dài 316 m, cuộn dây thứ hai dài 250m. Hỏi cuộn dây thứ nhất dài hơn cuộn dây thứ hai bao nhiêu mét?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
IV. CŨNG CỐ, DẶN DÒ
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai. Xem trước bài: Luyện tập chung.

Thứ năm, ngày 21 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng
 - Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng ở các câu văn dài. Chú ý các từ: Lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, tượng trưng, quảng trường, khắp miền, vạn tuế, 
 - Hiểu nội dung: Cây và hoa đệp nhất khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác, thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác.
 - Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa. 
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.
Tranh ảnh sưu tầm về Quảng Trường Ba Đình, nhà sàn, các loài cây hoa xung quanh lăng Bác.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Giáo viên cho học sinh chơi T.C Hộp quà bí mật
với nội dung sau:
Học sinh thi đua đọc và TLCH trong bài Chiếc rễ đa tròn.
- Giáo viên nhận xét, bắt nhịp bài hát Bên lăng Bác Hồ
- GV kết nối nội dung bài: Cây và hoa bên lăng Bác.

-Học sinh chủ động tham gia chơi
-Học sinh nhận xét
-Học sinh lắng nghe
-HS hát tập thể
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. Khám phá, thực hành
2.1. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: Lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, tượng trưng, quảng trường, khắp miền, vạn tuế, 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: : uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính. 
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
a.GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
+ Giáo viên đọc mẫu tóm tắt nội dung: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ Lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, tượng trưng, quảng trường, khắp miền, vạn tuế, 
* Đọc từng đoạn: GV chia đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu à hương thơm.
+ Đoạn 2: Tiếpà lứa đầu.
+ Đoạn 3: Tiếp à ngào ngạt.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- YC đọc từng đoạn trong nhóm
- Giảng từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính.
+ Đặt câu với từ : uy nghi, tụ hội, tôn kính.
- GV trợ giúp, hướng dẫn đọc những câu dài
 - Luyện câu:
+ Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương chưa đơm bông,/ nhưng hoa nhài trắng mịn,/ hoa mộc,/ hoa ngâu kết chùm,/ đang toả hương ngào ngạt.
 (...)
- Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo nhóm kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó.
+ Gia đình em rất tôn kính cụ ông.
- Luyện đọc ngắt câu, cụm từ
- Đọc bài, chia sẻ cách đọc
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Đại diện nhóm thi đọc
-Thi đua giữa các nhóm
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.

2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: 
- Hiểu ý nghĩa: Cây và hoa đệp nhất khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác , thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
* GV giao nhiệm vụ (câu hỏi cuối bài)
*YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi => Tương tác trong nhóm
+ Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
- Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác?
- Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác? 
- Tìm những từ ngữ tả hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác?
- Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với bác?
- Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào?
+ Khích lệ trả lời. Lưu ý cách diễn đạt ý.
- Giáo viên rút nội dung.
-HS nhận nhiệm vụ
-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm
+Tương tác, chia sẻ nội dung bài 
* Đại diện nhóm chia sẻ 
+ Các nhóm khác tương tác
+ HS đọc theo YC-> Lớp đọc thầm bài 
- Cây vạn tuế, dầu nước, hoa ban.
- Hoa ban, đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
- Hội tụ, đâm chồi, phô sắc, toả hương thơm.
- Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng lăng Bác.
- Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính với Bác.
- Lắng nghe, ghi nhớ; HS nhắc lại.
2.3. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- GV đọc bài
- Hướng dẫn cách đọc
- Cho các nhóm đọc bài.
- Cho HS thi đọc 
-Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.

-Lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu đọc bài 
- Các nhóm luyện đọc lại bài theo YC
- Đại diện một số nhóm thi đọc.
- HS bình chọn HS đọc tốt 
3. HĐ vận dụng (2 phút)
- Qua bài học em biết thêm điều gì?
- Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai ?
( Cây và hoa bên lăng bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính với Bác.)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
IV. CŨNG CỐ, DẶN DÒ
- Đọc diễn cảm bài cho cả nhà cùng nghe. 
-Tìm các văn bản có chủ đề về Bác Hồ (Búp sen xanh,...) để luyện đọc thêm.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Chuyện quả bầu.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1), tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
 - Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. Thẻ ghi các từ ở bài tập 1. Bài tập 3 viết vào bảng phụ. Giấy, bút.
	- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
 Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua hát hoặc đọc các bài thơ có liên quan đến Bác Hồ.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh chủ động tham gia.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
*Mục tiêu: 
- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1), tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
Bài 1: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên gọi học sinh đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét – Chốt lời giải đúng.
Bài 2: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm và phát giấy, viết, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét – bổ sung.
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
+ Vì sao ô trống thứ nhất chúng ta điền dấu phẩy?
+ Vì sao ô trống thứ hai ta lại điền dấu chấm?
+ Vậy ô trống thứ 3 điền dấu gì?
- Nhận xét.

- HS thực hiện theo yêu cầu 
( Trưởng nhóm điều hành chung) 
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên bảng gắn thẻ từ: Đạm bạc; tinh khiết; nhà sàn; râm bụt; tự tay.
- Học sinh báo cáo-> tương tác 
- Học sinh lắng nghe sau đó đọc lại đoạn văn.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài: Sáng suốt, thông minh, yêu nước, tiết kiệm, yêu đồng bào, giản dị,
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm , dấu phẩy vào ô trống.
- 1 học sinh làm bảng nhóm – Lớp làm vào vở.
- Ô trống thứ nhất chúng ta điền dấu phẩy vì “Một hôm” chưa thành câu.
- Vì “Bác không đồng ý” đã thành câu.
- Điền dấu phẩy.

3. HĐ vận dụng: (3 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Đặt câu có từ: hiền từ, giản dị, yêu nước,....
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
IV. CŨNG CỐ, DẶN DÒ (2 phút)
- Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ trong bài thơ, bài hát, câu chuyện mà em biết và đặt câu với mỗi từ đó.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA N (Kiểu 2)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Viết đúng chữ hoa N kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Người (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Người ta là hoa đất (3 lần)
 - Hiểu nội dung câu ứng dụ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_hong.doc