Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về ít hơn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1,3.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Lan Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 678, 599
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh chia sẻ:
 635 970 896	 295
+241	 + 29 -133 -105
 876	 999 763	 190
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
600m + 300m = 900m
20dm + 500dm = 520dm
700cm + 20cm = 720cm
1000km – 200km = 800km
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp rồi báo cáo với giáo viên. 
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
937 > 739
600 > 599
398 < 405
200 + 30 = 230
500 + 60 + 7 < 597
500 + 50 < 649

4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng
- Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Tìm một số bài toán liên quan đến các đơn vị đo độ dài thông dụng (km, m, dm, cm,..) để thực hiện tính
+VD: 600m + 300m – 200m = ...m
150dm + 500dm + 50 dm = ...dm
70cm - 20cm + 220 cm = ...cm
1000km – 500km + 500 km = km
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai. Xem trước bài: Luyện tập chung.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1), tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. Thẻ ghi các từ ở bài tập 1. Bài tập 3 viết vào bảng phụ. Giấy, bút.
	- Học sinh: SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBHT điều hành trò chơi Xì điện:
 -Nội dung chơi: nói những câu nói ca ngợi Bác Hồ.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên cho cả lớp tìm 1 bạn cao nhất và 1 bạn thấp nhất.
- Cho học sinh nói: cao nhất – thấp nhất.
- GV kết nối ND bài: Cao và thấp là hai từ trái nghĩa. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và làm bài tập về dấu câu.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- 2 học sinh lên bảng.
- Nói đồng thanh.
 - Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
*Mục tiêu: 
- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1), tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 1 học sinh đọc phần a.
- Gọi 2 học sinh lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
- Các câu b, c yêu cầu làm tương tư.
Bài 2: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, cho học sinh lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu 
( Trưởng nhóm điều hành chung) 
- Dự kiến nội dung học sinh chia sẻ:
- Học sinh đọc, theo dõi.
- Học sinh đọc, theo dõi.
- 2 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở ghi
Đẹp – xấu; ngắn – dài
Nóng – lạnh; cao – thấp
Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen
Trời – đất; trên – dưới; ngày – đêm
- Học sinh chữa bài vào vở. 
- Đọc đề bài trong sách giáo khoa.
- 2 nhóm học sinh lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nahu.”

3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Trò chơi Ô chữ:
- Giáo viên chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống: đen, no, khen, béo, thông minh, nặng, dày.
- Gọi học sinh xung phong lên lật chữ. Học sinh lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài.
- Giáo viên nhận xét trò chơi, tuyên dương học sinh.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Viết một đoạn văn khoảng 5– 7 câu có sử dụng những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ, và sử dụng dấu phẩy hợp lí trong đoạn văn.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau.

TẬP VIẾT:
CHỮ HOA Q (Kiểu 2)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết đúng chữ hoa Q kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Quân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quân dân một lòng (3 lần)
2. Kỹ năng: Hiểu nội dung câu ứng dụng: Quân dân một lòng.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ).
	- Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.
2. pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ Q kiểu 2 hoa (đặt trong khung).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: 
+ Chữ Q hoa cao mấy li? 
+Chữ hoa Q gồm mấy nét? 
Việc 2: Hướng dẫn viết:
- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ hoa Q gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản – nét cong trên, cong phải và lượn ngang.
- Nêu cách viết chữ:
+ Nét 1: Đặt bút giữa ĐK 4 với ĐK5, viết nét cong trên, DB ở ĐK6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở giữa ĐK1 với ĐK2.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành 1 vòng xoắn ở thân chữ, dừng bút ở đường kẽ 2. 
- Giáo viên viết mẫu chữ Q cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. 
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Quân dân một lòng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
+ Các chữ Q, l, g cao mấy li?
+ Con chữ d cao mấy li?
+ Con chữ t cao mấy li?
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?
+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Giáo viên lưu ý: 
- Giáo viên viết mẫu chữ Q(cỡ vừa và nhỏ).
- Luyện viết bảng con chữ Quân.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.

- HS quan sát chữ mẫu.
+ Học sinh chia sẻ cặp đôi 
-> Thống nhất trước lớp:
+ Cao 5 li.
+ Chữ hoa Q gồm 1 nét viết liền.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe.
- Quan sát và thực hành.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
->Dự kiến ND chia sẻ:
+ Cao 2 li rưỡi.
+ Cao 2 li.
 + Cao 1 li rưỡi.
+ Các chữ u, â, n, ô, o có độ cao bằng nhau và cao 1 li.
+ Dấu nặng đặt dưới con chữ ô trong chữ một, dấu huyền đặt trên con chữ o trong chữ lòng.
+ Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ.
- Quan sát.
- Học sinh viết chữ Quân trên bảng con.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ Q cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Quân cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên đánh giá một số bài. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ Q
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ khi viết chữ Q
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
-Viết tên một số bạn em biết có phụ âm đầu là Q
- Viết chữ hoa “Q”, và câu “Quân dân một lòng .” kiểu chữ sáng tạo.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài viết và tự luyện viết thêm cho đẹp
TẬP LÀM VĂN:
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC 
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn (Bài tập 1), (Bài tập 2).
- Biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (Bài tập 3).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết câu.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
* GDKNS về giao tiếp: Ứng xử văn hóa; Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Sổ liên lạc từng học sinh.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
2. pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- GV gọi học sinh đọc bài văn viết về Bác Hồ.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh viết tốt.
- Giới thiệu bài mới: Tuần trước các con đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ học hôm nay các con sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên lạc của mình.
- Giáo viên ghi bài lên bảng.
- Học sinh hát bài: 
Mái trường yêu dấu
- Học sinh thực hiện.
-Học sinh nhận xét
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở bài tập.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn (Bài tập 1), (Bài tập 2).
- Biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (Bài tập 3).
Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Nhóm- Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành
- GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài tập 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
- Bạn kia trả lời thế nào?
- Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
- Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong. Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự: Thế thì tớ mượn sau vậy.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn học sinh áo tím.
- Gọi học sinh thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh nói tốt.
Bài tập 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
- Gọi 2 học sinh lên làm mẫu với tình huống 1.
* Với mỗi tình huống giáo viên gọi từ 3 đến 5 học sinh lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình.
* GDKNS cho học sinh về giao tiếp; Ứng xử văn hóa; Lắng nghe tích cực.()
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
-Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-Thực hiện theo YC của trưởng nhóm
- Học sinh cùng tương tác
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
- Đọc yêu cầu của bài.
- Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
- Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
- Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./
- 3 cặp học sinh thực hành.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, 3 học sinh đọc tình huống.
- Học sinh 1: Cho mình mượn quyển truyện với.
- Học sinh 2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
- Học sinh 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
Tình huống a: 
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./
Tình huống b: 
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./
- Đọc yêu cầu trong sách giáo khoa
- Học sinh tự làm việc.
- 5 đến 7 học sinh được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
Hãy nêu lại tên bài học hôm nay?
/?/Qua bài học hôm nay em đã hiểu biết thêm được điều gì?
/?/ Sau bài học này em có thắc mắc, đề xuất gì không?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy
- Giáo dục học sinh biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn 
4.HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 đến 10 câu nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc của mình và dùng dấu câu hợp lí.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương nhóm HS tích cực tương tác cùng bạn. 
- Dặn học sinh luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp. Chuẩn bị bài sau: Đáp lời an ủi.
Thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2021
KỂ CHUYỆN:
CHUYỆN QUẢ BẦU
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3) (M3, M4).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...
* GD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- CT.HĐTQ điều hành cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia thi kể.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3) (M3, M4).
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- GV trợ giúp HS khi cần thiết
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Việc 1: Hướng dẫn kể chuyện
- Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
- Giáo viên treo tranh và các câu hỏi gợi ý.
- Chia nhóm học sinh dựa vào tranh minh hoạ để kể.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét sau mỗi lần học sinh kể.
Chú ý: Khi học sinh kể, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý.
*Đoạn 1
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
- Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì?
*Đoạn 2
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cảnh vật xung quanh như thế nào?
- Tại sao cảnh vật lại như vậy?
- Em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
*Đoạn 3
- Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng?
- Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí?
- Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?
- Những người nào được sinh ra từ quả bầu?
Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (M3, M4) 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc phần mở đầu.
- Phần mở đầu nêu lên điều gì?
- Đây là cách mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn.
- Yêu cầu 2 học sinh khá kể lại theo phần mở đầu.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
-Trưởng nhóm điều hành chung 
- HS thực hiện theo YC
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
*Dự kiến ND chia sẻ
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng học sinh kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi1 học sinh kể thì các em khác lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi học sinh kể một đoạn truyện.
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
- Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra.
- Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông.
- Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.
- Vì lụt lội, mọi người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước.
- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.
- Người vợ sinh ra một quả bầu.
- Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.
- Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.
- Người Khơ-nú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, 
- Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.
- Đọc sách giáo khoa.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 2 học sinh M4 kể lại.
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện trên?
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
- Học sinh thực hiện theo YC
-TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
 - Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
-
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút)
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
* GD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
6.HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện, hoá thân vào nhân vật con Dúi để kể lại câu chuyện cho người thân nghe (hoặc nhân vật hai vợ chồng trong câu chuyện). Lưu ý HS cần thể h

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_vo_thi_lan_huong.doc
Bài giảng liên quan