Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - ĐặngThị Lan Phương

I. MỤC TIÊU:

- HS: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉvào số 12, số 3, số 6. Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có gắn liền với các số đo.

- Rèn cho học sinh kĩ năng xem đồng hồ và giải toán về đại lượng.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

* Bài tập cần làm: Bài 1a; Bài 2; Bài 3; Bài 4(a, b). HSNK làm hết các BT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động chia sẻ :

- GV kết hợp với Ban CT.HĐTQ tổ chức Trò chơi: Đố bạn

+ TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi

+ Nội dung chơi: đưa ra một số phép tính có phép nhân, phép chia để học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về đại lượng.*

2. Hoạt động luyện tập: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

Bài 1: - HS xem đồng hồ, rồi đọc giờ trên đồng hồ.

- HS xem đồng hồ tròn và đồng hồ điện tử để thấy được hai đồng hồ nào chỉ cùng một giờ (nhấn mạnh vào cùng buổi chiều).

Bài 2: - HS tự đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết ta thực hiện phép tính gì?

- Lưu ý ghi tên đơn vị “l”.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - ĐặngThị Lan Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
Bài 3 : TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3a, tổ chức cho học sinh thi điền vào chỗ trống. 
Trồng trọt, chăn nuôi, trĩu quả, cá trôi, cá chép, cá trắm chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp.
	- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
4. Hoạt động ứng dụng: 
 	- Viết tên một số tên cây cối có phụ âm: ch/tr.
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà viết lại những chữ còn mắc lỗi.
Tự nhiên xã hội
ÔN TÂP: TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao.
	- Ôn lại kĩ năng xác định phương hướng bằng mặt trời.
	- Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Tranh vẽ của học sinh ở hoạt động nối tiếp bài 32.
	- Giấy, bút.
	- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ :
	- Mặt Trăng và các vì sao. 
2.. Giới thiệu bài :
3. Phát triển các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn
 - Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên; chia thành 2 bộ có số 
cây - con tương ứng về số lượng.
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn


Dưới nước


Trên không


Trên cạn và Dưới nước



 Chuẩn bị trên bảng 2 bàng ghi có nội như sau:
 - Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
 - Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, 6 người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
 Sau 5 phút - hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
 - Học sinh chia làm 2 đội chơi.
 - Sau trũ chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
 - Giáo viên tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
 - Yờu cầu học sinh vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi thăm quan.
 * Hoạt động 2: Trũ chơi: Ai về nhà đúng
 - Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ của học sinh ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).
 - Chia lớp thành 2 đọi, mỗi đội cử 5 người.
 - Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
 Người thứ 1 lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
 Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
 - Yờu cầu học sinh cả lớp nhận xột, bổ sung.
- Học sinh nhận xột, bổ sung.
 - Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.

 - Giỏo viờn chốt kiến thức.
- Học sinh nhắc lại cách xác định phương hướng bằng mặt trời.
 * Hoạt động 3: Hựng biện về bầu trời
 - Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
 + Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng như thế nào?)
- Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào - chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
 - Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.

 - Sau 7 phút, cho các nhúm trinh bày kết quả.
- Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trinh bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
 - Chốt:

 + Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hinh dạng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vi sao có gì giống nhau không? Ở điểm nào?
- Học sinh trả lời 

Thứ ba, ngày 11 tháng 5 năm 2021
Hoạt động thư viện
Đọc cá nhân
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
- HS: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉvào số 12, số 3, số 6. Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có gắn liền với các số đo.
- Rèn cho học sinh kĩ năng xem đồng hồ và giải toán về đại lượng.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
* Bài tập cần làm: Bài 1a; Bài 2; Bài 3; Bài 4(a, b). HSNK làm hết các BT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Hoạt động chia sẻ :
- GV kết hợp với Ban CT.HĐTQ tổ chức Trò chơi: Đố bạn
+ TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi 
+ Nội dung chơi: đưa ra một số phép tính có phép nhân, phép chia để học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về đại lượng.*
2. Hoạt động luyện tập: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp 
Bài 1: - HS xem đồng hồ, rồi đọc giờ trên đồng hồ.
- HS xem đồng hồ tròn và đồng hồ điện tử để thấy được hai đồng hồ nào chỉ cùng một giờ (nhấn mạnh vào cùng buổi chiều). 
Bài 2: - HS tự đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết ta thực hiện phép tính gì?
- Lưu ý ghi tên đơn vị “l”.
Bài giải
Số nước mắm đựng ở can to là:
10 + 5 = 15 ( lít)
 Đáp số: 15 lít nước mắm.
Bài 3: HS làm quen với bài toán về “mua bán” (liên quan đến tiền, đơn vị -“đồng”).
HS tự đọc đề bài, phân tích đề rồi tìm ra cách giải.
Bài giải
Số tiền bạn Bình còn lại là:
1000 – 800 = 200 ( đồng)
 Đáp số: 200 đồng
Bài 4: - HS ước lượng số đo độ dài rồi điền các đơn vị mm, cm, dm, m, km thích hợp vào chỗ chấm.
3. Hoạt động ứng dụng 
 	- Trò chơi: Quay đúng, quay nhanh:
 	- Nội dung chơi: Thi quay kim đồng hồ
 	+ Nội dung: TBHT nêu đồng hồ chỉ các số giờ như sau:
 9 giờ 15 phút; 8 giờ; 11 giờ 30 phút; 3 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi.
- GV nhận xét tiết học. HS ôn lại nội dung tiết học..
Thứ tư, ngày 12 tháng 5 năm 2021
Tập viết
ÔN CÁC CHỮ HOA: A, M, N, Q, V (KIỂU 2)
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa A, M, N, Q, V kiểu 2 (mỗi chữ một dòng), viết đúng các tên riêng có chữ hoa kiểu 2: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh (mỗi tên riêng 1 dòng).
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết một số chữ hoa kiểu 2. Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ, vở tập viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động chia sẻ : 
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài : Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động khám phá: Hoạt động cả lớp – cá nhân
 HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
 	- GV nhắc lại cách viết từng chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2)
 	- HS luyện viết các chữ vừa nêu trên bảng con.
3. Hoạt động luyện tập: Hoạt động cá nhân
HĐ 2: Hướng dẫn viết từ ngữ ứng dụng.
 	- GV giới thiệu các từ ngữ ứng dụng.
 	- HS đọc từ ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
 	- GV: Nguyễn ái Quốc là tên của Bác Hồ trong thời kì Bác hoạt động ở nước ngoài.
 	- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh ở các chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
	- HS viết vào bảng con.
	HĐ 3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
 	- GV nêu yêu cầu viết, HS viết bài vào vở.
 	- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung.
	HĐ 4: Chấm, chữa bài.
 	- GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
4. Hoạt động ứng dụng: 
 	 - HS nhắc lại quy trình viết chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2) và viết tên các bạn trong lớp có phụ âm A,M,N. Q, V
 	- GV nhận xét tiết học. HS hoàn thành bài tập viết ở nhà.
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
- HS: Nhận biết thời gian được giành cho một số hoạt động. Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.
- Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
 	- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; HSNK làm hết các BT.
 II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Hoạt động chia sẻ : 
- GV kết hợp với Ban học tập tổ chức trò chơi TBHT điều hành trò chơi Đố bạn:
+Nội dung chơi: TBHT nêu bài toán để học sinh nêu kết quả:
 	+ Xe thứ nhất chở 37l dầu. Xe thứ nhất chở được ít hơn xe thứ hai là 4l. Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu lít dầu?
- Tại sao bạn có đáp án như vậy? (...)
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo).
	2. Hoạt động luyện tập:
Bài 1: Làm việc cá nhân-> N2 -> Cả lớp
- HS đọc bảng, nhận biết các thông tin được cho trong bảng để tự trả lời các câu hỏi: Hà làm việc gì? Trong thời gian bao lâu?
	- HS so sánh các khoảng thời gian dành cho các hoạt động nêu trong bảng. Từ đó kết luận: Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động “học”.
Bài 2: Làm việc cá nhân –> Nhóm 4-> Chia sẻ trước lớp
HS tự đọc, tìm hiểu đề bài, tóm tắt bài toán và viết bài giải vào vở.
 - GV chữa bài - nhận xét.
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
GV hướng dẫn HS:
- Xem sơ đồ.
- Hiểu được rằng: việc tìm khoảng cách giữa hai địa điểm (nhà Phương và xã Đinh Xá) tương ứng với việc thực hiện phép tính 20 - 11
- Thực hiện phép tính và viết bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 4: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Hướng dẫn HS nhận biết dạng bài toán: Cho khoảng thời gian (bơm trong 6 giờ) và một mốc thời gian (bắt đầu bơm lúc 9 giờ). Tính mốc thời gian còn lại (đến mấy giờ thì bơm xong).
- GV giải thích để HS biết: “phải bơm trong 6 giờ” tức là bắt đầu bơm từ lúc 9 giờ thì sau 6 giờ nữa (thêm 6 giờ) sẽ bơm xong.
- GV hướng dẫn để HS đặt được phép tính: 9 giờ + 6 giờ = 15 giờ.
- Cuối cùng chuyển dịch sang “ngôn ngữ thời gian” để trả lời câu hỏi của bài toán và viết bài giải vào vở rồi chữa bài.
3. Hoạt động ứng dụng: 
 - Chơi trò chơi: Gọi thuyền
 	ND: TBHT đưa ra từng hoạt động và thời gian đã được quay trên đồng hồ, các bạn sẽ phải cho biết thời gian dành cho một số hoạt động đó (Dự kiến)
 	+ Ăn tối 6 giờ 15 phút
 	+ Xem phim hoạt hình 7 giờ 
 	+ Học bài 7 giờ 30 phút
 	+ Đi ngủ 9 giờ 30 phút 
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà ôn lại nội dung bài học.
Thứ năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU:
- HS: Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng. Biết vẽ hình theo mẫu.
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng đếm hình, kẻ, vẽ hình.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
	* Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; Bài 4; HSNK làm hết các BT.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động chia sẻ : 
- Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức cho học sinh Trò chơi: Đố bạn: 
- Nội dung chơi: TBHT đọc bài toán để học sinh nêu kết quả:
 	+ Bao ngô cân nặng 55kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 8kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? (...)
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về hình học.
2. Hoạt động luyện tập: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Bài 1: Yêu cầu HS đọc được tên từng hình vẽ trong SGK.
 	- HS nhớ đọc được tên đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc...
Bài 2: Yêu cầu HS vẽ theo mẫu trên giấy kẻ ô li rồi tô màu và nhận dạng hình.
Em vừa vẽ những hình gì ?
Cho HS chỉ vào hình vẽ mình đã vẽ.
Bài 3: Cho HS vẽ lại hình vào vở ô li rồi làm bài.
Gọi 2 em lên bảng vẽ - cả lớp vẽ vào sgk.
HS chỉ vào hìn vẽ hai hình tam giác.
 1 hình tứ giác và 1 hình tam giác.
Bài 4: Cho HS ghi tên hình rồi đếm (sau khi ghi tên hết các hình cần đếm).
(Lời giải: Có 5 hình tam giác và có 3 hình chữ nhật).
3. Hoạt động ứng dụng: 
 - Cho học sinh chơi trò chơi Thử tài đoán hình
 	 ND: Đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác trong hình sau:
 M K N
 I
 Q 
	- GV nhận xét tiết học. HS về nhà xem lại nội dung tiết học..
Chính tả
ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- HS: Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. Làm bài tập 2a; bài tập 3a.
- Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả ch/tr.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. Góp phần hình thành 
và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và 
sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động chia sẻ : 
	- TBHT tổ chức T.chơi: Thi tài giải các câu đố
	- Nội dung chơi: giải đố về các con vật
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
 	- Giáo viên kết nối với nội dung bài - Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động khám phá: Hoạt động cả lớp – Chia sẻ trước lớp.
HĐ 1: Hướng dẫn nghe - viết.
 	- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt, 2 HS đọc lại.
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả?( Hồ Giáo) 
+ Tên riêng đó phải viết thế nào?( Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng)
 	- HS luyện viết chữ khó: quấn quýt, quẩn chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
3. Hoạt động luyện tập: Hoạt động cá nhân
- GV đọc, HS viết bài.
 	- GVđọc HS soát lỗi, GV kiểm tra nhận xét bài viết.
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2 (Lựa chọn)
 	- HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b). 
 	- 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp làm vào VBT.
 	- HS lên chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a, chợ - chờ - tròn
b, bão - hổ - rảnh
Bài 3 (lựa chọn)
 	- HS làm bài 2b (HSNK làm thêm bài 2a);
 	- GV tổ chức cho HS thi theo nhóm, chia bảng lớp làm 3 phần, mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. HĐ ứng dụng: 
 	- Viết tên các bạn trong lớp hoặc trong trường mà em biết và bắt đầu bằng ch/tr.
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà sửa lỗi trong bài chính tả và BT.
Kể chuyện
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
- HS: Hiểu nội dung: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng củ bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu 
- Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ viết nội dung vắn tắt 3 đoạn của câu chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động chia sẻ : 
- TBHT điều hành TC: Kể đúng, kể hay
- Nội dung chơi: học sinh thi đua kể lại câu chuyện Bóp nát quả cam
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối nội dung bài: Giờ Kể chuyện hôm nay các con sẽ tập kể câu chuyện về anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản qua câu chuyện Người làm đồ chơi.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động khám phá - luyện tập: 
- Làm việc cá nhân – Làm việc theo nhóm – chia sẻ trước lớp
HĐ 1: Dựa vào nội dung tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện.
 	- HS đọc yêu cầu kể chuyện và nội dung tóm tắt từng đoạn.
 	- GV treo bảng phụ đã viết nội dung tóm tắt từng đoạn. Cả lớp đọc thầm lại.
 	- Kể từng đoạn truyện trong nhóm.
- Thi kể từng đoạn truyện trước lớp.
HĐ 2: Kể toàn bộ câu chuyện.
 	- Một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
 	- Cả lớp nêu nhận xét về bạn kể.
 	- Cuối giờ, cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những người kể hay.
3. HĐ ứng dụng: 
 	- Giáo dục học sinh: Có lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động thì cuộc sống xung quanh ta sẽ nhiều niềm vui.
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Luyện toán
ÔN TẬP VỀ CHU VI HÌNH TỨ GIÁC, CÁC PHÉP TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về thực hiện phép tính; chu vi hình tứ giác; giải toán văn.
- Học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV nêu nội dung tiết học:
2. Luyện tập
 Bài 1. Tính :
	 4 x 8 + 16 	45 : 5 : 3 	 5 x 6 - 12 	46 + 15 - 24 	
	 Bài 2. Đặt tính rồi tính :
 	64 + 36	72 - 28	314 + 82	478 - 64
 Bài 3. Tính chu vi hình tứ giác MNPQ biết độ dài các cạnh là : MN = 5dm ; NP = 6dm ; PQ = 7dm ; MQ = 8dm?
 Bài 4. Bạn An cân nặng 27kg, bạn Bình nhẹ hơn bạn An 5kg. Hỏi bạn Bình cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
	- HS làm bài tập.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
 	- GV chấm, chữa bài.
 	- HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 	- GV chốt kết quả đúng
	- Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng (Bài tập 1); nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước (Bài tập 2). Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A) (Bài tập 3).
- Giúp học sinh mở rộng vốn từ ngữ.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp - Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng. Nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết nội dung BT1, 2, 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động chia sẻ : 
- TBHTđiều hành trò chơi Xì điện
- Nội dung chơi: TBHT tổ chức cho học sinh xì điện để đặt câu với các từ ngữ chỉ nghề nghiệp đã được học ở tiết trước.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động khám phá- luyện tập
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- HS đọc yêu cầu của bài tập; Cả lớp đọc thầm lại.
 	- GV giải thích yêu cầu bài tập.
 	- Cả lớp làm vào VBT, 2 HS làm bài trên bảng phụ.
 	- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Những con bê cái Những con bê đực
 - như những bé gái - như những bé trai
 - rụt rè - nghich ngợm/ bạo dan/ táo tơn, táo bạo/...
 - ăn nhỏ nhẹ, từ tốn - ăn vội vàng, ngấu nghiến/ hùng hục/...
Bài 2: Làm việc cá nhân –> Cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- HS đọc yêu cầu bài: Tìm từ trái nghĩa
 	- GV chia lớp thành các nhóm, phát giấy cho các nhóm. 
 	- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 	- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Đáp án: 
a, Trẻ con: trái nghĩa với người lớn.
b, Cuối cùng : đầu tiên, bắt đầu, khởi đầu.
c, Xuất hiện: biến mất, mất tăm, mất tiêu.
d, Bình tĩnh: cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng.
Bài 3 Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
 - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
 	- HS làm nhẩm, sau đó GV mời 2 HS lên trình bày. 
 	- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng:
 	- Tìm các cặp từ trái nghĩa sau và đặt câu với hai cặp từ trái nghĩa đó:
 	Trẻ con/......... hiền lành/.......... rụt rè/......... bình tĩnh/.........
 	Gan dạ/.......... Dài đưỡn/..... Cao vổng/........... Gầy còm/........
- GV nhận xét tiết học. 
 	- HS về tìm hiểu thêm về các nghề lao động và nội dung của các công việc ấy.
Luyện đọc
LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
SGK, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:
 “Ở ngoài phố, / cái sào nứa cắm đồ chơi của bác / dựng chỗ nào / là chỗ ấy trẻ con xúm lại.//
 	Tôi suýt khóc //, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh://
 	Bác đừng về. //Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu. //
 	Nhưng độ này /chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.//
 Cháu mua / và sẽ rủ các bạn cháu cùng mua.//” 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
 	Dòng nào dưới đây nêu việc làm của bạn nhỏ nhằm làm cho bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? Khoanh tròn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_dangthi_lan_phuong.docx