Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Khi ở nhà một mình, em tuyệt đối không cho người lạ nào vào nhà dìu bất cứ lý do nào. Chúng ta có thể từ chối họ, nếu không được hãy nhanh chóng gọi điện thoại cho bố mẹ, người thân hoặc hét lên thật to để mọi người xung quanh nghe thấy. Còn khi phát hiện có cháy, em nên hét to lên để mọi người đến giúp đỡ hoặc nhanh chóng gọi cho các chú cứu hỏa số 114 nhé.

Hoạt động 3: Thực hành băng bó vết thương

a. Mục tiêu

HS bước đầu biết cách băng vết thương khi bị đứt tay, bị xước da chảy máu để tự bảo vệ bản thân.

b. Cách tiến hành

- GV dẫn dắt và gọi 2 HS lên bảng để thực hành băng vết thương ở đầu gối và ngón tay cho HS quan sát.

- Từng cặp HS thực hành băng vết thương cho nhau ở ngón tay và cánh tay hoặc đầu gối.

- 2 đến 3 cặp HS lên bảng thực hành trước lớp. GV nhận xét và kết luận.

c. Kết luận

Khi ở nhà một mình mà chẳng may chúng ta bị thương nhẹ như: đứt tay, trầy xước thì các con có thể lấy băng gạc để tự băng vết thương của mình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TUẦN 28
Thứ năm, ngày 8 tháng 4 năm 2021
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT
	I. YÊU CẦU CẦN ĐAT
	- Luyện viết đúng các chữ trong bài: Đi học.
	- Viết kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ vào vở ô ly.
	- Viết đúng khoảng cách, trình bày sạch đẹp không tẩy xóa.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	- GV hướng dẫn và lệnh cho học sinh viết từng dòng theo các nội dung sau.
	- GV hướng dẫn HS viết đúng chữ, đúng khoảng cách.
	- Sửa tư thế ngồi viết cho HS.
	- GV đọc từng chữ - HS viết.
	Nội dung viết: 
	Bài: Đi học.
	(Khổ thơ 1, 2)
	- GV theo dõi uốn nắn cho cho HS viết sai.
	- Nhận xét tiết luyện và khen HS viết tốt, những em viết có cố gắng. 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
	I. YÊU CẦU CẦN ĐAT
Sau hoạt động, HS nắm được:
- Nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân khi ở nhà.
- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà.
- Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống cụ thể khi ở nhà.
II. CHUẪN BỊ
- Tranh ảnh minh họa
- Thể mặt cười, mặt mếu
- Băng dán cá nhân, bang gạc để thực hành bang, vết thương.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động 1: Quan sát tranh và liên hệ với những tình huống có thể gây nguy hiểm khi ở nhà
a. Mục tiêu
HS nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiệm cho bản thân khi ở nhà, bước đầu phân biệt được nhũng việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà.
b. Cách tiến hành
(1) Làm việc cá nhân:
Từng HS quan sát hành động của các bạn trong các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK, suy nghĩ để chọn mặt cười vào những hành động em thấy không an toàn.
(2) Làm việc cặp đôi:
HS quay sang tạo thành cặp đôi, trao đổi từng cặp, so sánh bài của mình với bạn và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu cho các câu hỏi: Tại sao bạn lại cọn mặt mếu? Điều gì có thể xảy ra với bạn nhỏ trong tranh đó? Nếu là bạn, bạn có làm theo bạn nhỏ trong hình đó hay không?
(3) Làm việc chung cả lớp:
- HS cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo từng tranh dưới hiệu lệnh của GV.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
c. Kết luận
Khi ở nhà, các em cần tránh: leo trèo cầu thanh vì có thể gây ngã; không bật bếp để đun nấu vì có thể bị bỏng; không tự ý sờ cắm vào ổ điện vì có thể bị điện giật; không nghịch dao, kéo và những vật sắc nhọn vì có thể bị đứt tay, bị thương.
Hoạt động 2: Đóng vai
a. Mục tiêu
Bước đầu biết cách ứng xử với người lạ khi ở nhà một mình; có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác khi thấy nguy hiệm.
b. Cách tiến hành
(1) Làm việc cặp đôi:
- GV yêu cầu HS đóng vai tình huống.
- HS tạo thành các cặp đôi để quan sát tranh và thảo luận nêu ra cách xử lý tình huống.
Tình huống: Mẹ đi chợ chưa về, chỉ có một mình Hoa ở nhà. Đang ngồi xem ti vi, Hoa nghe thấy tiếng chuông cửa. Nhìn qua khe cửa. Hoa thấy có một chú mặc áo đồng phục bưu điện đứng ngoài cửa. Bạn hỏi “Ai đấy ạ?”, chú lạ mặt đáp: “Chú ở bên công ty điện thoại, chú đến để kiểm tra điện thoại, cháu mở cửa cho chú nhé”. Nếu em kaf Hoa trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
- Các cặp đôi đóng vai trong nhóm.
(2) Làm việc chung cả lớp:
- 2 đến 4 cặp đôi lên trước lớp đóng vai.
- HS và GV nhận xét. Gv có thể đặt thêm các câu hỏi để khai thác them cách ứng xử của các nhóm như: Theo em, chú đó có thể là kẻ xấu không? Điều gì sẽ xảy ra nếu cho chú ấy vào nhà?
- GV nhận xét và giới thiệu các số điện thoại khẩn cấp cho HS: số 113, 114, 115.
c. Kết luận
Khi ở nhà một mình, em tuyệt đối không cho người lạ nào vào nhà dìu bất cứ lý do nào. Chúng ta có thể từ chối họ, nếu không được hãy nhanh chóng gọi điện thoại cho bố mẹ, người thân hoặc hét lên thật to để mọi người xung quanh nghe thấy. Còn khi phát hiện có cháy, em nên hét to lên để mọi người đến giúp đỡ hoặc nhanh chóng gọi cho các chú cứu hỏa số 114 nhé.
Hoạt động 3: Thực hành băng bó vết thương
a. Mục tiêu
HS bước đầu biết cách băng vết thương khi bị đứt tay, bị xước da chảy máu để tự bảo vệ bản thân.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt và gọi 2 HS lên bảng để thực hành băng vết thương ở đầu gối và ngón tay cho HS quan sát.
- Từng cặp HS thực hành băng vết thương cho nhau ở ngón tay và cánh tay hoặc đầu gối.
- 2 đến 3 cặp HS lên bảng thực hành trước lớp. GV nhận xét và kết luận.
c. Kết luận
Khi ở nhà một mình mà chẳng may chúng ta bị thương nhẹ như: đứt tay, trầy xước thì các con có thể lấy băng gạc để tự băng vết thương của mình.
Thứ sáu, ngày 9 tháng 4 năm 2021
ĐỊA LÍ
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên của huyện Đức Thọ
- Chỉ được vị trí của huyện Đức Thọ trên bản đồ tỉnh Hà Tĩnh
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
Thích tìm hiểu, khám phá địa lí
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh hoặc bản đồ huyện Đức Thọ
- HS: Tìm hiểu về điạ lí huyện Đức Thọ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Gv gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu vị trí giới hạn của Châu Mĩ
+ Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS trả lời
- HS nghe

2. Hoạt động khám phá:(28phút)
* Mục tiêu: Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên của huyện Đức Thọ
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn của huyện Đức Thọ
- GV cho HS quan sát trên lược đồ và nêu vị trí, giới hạn của huyện Đức Thọ
- GV nhận xét, kết luận:
 Huyện Đức Thọ là một huyện trung du đồng bằng Sông La và hữu ngạn Sông Lam. Phía đông nam giáp huyện Can Lộc, phía bắc giáp huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp huyện Hương Sơn, phía tây nam giáp huyện Vũ Quang, Hương Khê; phía đông giáp thị xã Hồng Lĩnh. Huyện cách thủ đô Hà Nội 325 km về phía nam. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên nổi bật của huyện Đức Thọ
- GV bổ sung, kết luận
+ Địa hình: có địa hình dạng trung du
+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hè khí hậu thường khô nóng do ảnh hưởng của gió Tây Nam
+ Có sông La chảy qua; có bến Tam Soa là giao của sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố tạo nên một thắng cảnh đẹp
 
- HS quan sát
- HS chỉ
- lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- HS nêu các đặc điểm tự nhiên mà em biết 
- HS nhận xét
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
+ Chia sẻ về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên của huyện Đức Thọ
+ Chia sẻ những hiểu biết của em về huyện Đức Thọ

- HS nêu

ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được cái đúng, cái tốt 
- Hiểu vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. 
- Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt. 
- Thực hiện được những việc bảo vệ cái đúng, cái tốt. 
 - Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.
 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Thấy cái tốt, cái đúng là những việc làm, những hà hành vi đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, phù hợp trong cuộc sống, chúng ta cầ cần phải bảo vệ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: + Tranh ảnh, bài báo về hoạt động bảo vệ cái đúng, cái tốt
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)

Em hãy đọc tình huống sau: Nam trực cờ đỏ thấy bạn Hà (cùng lớp) vứt rác ra sân trường. Nam đã ghi bạn Hà vi phạm vào sổ trực nên lớp bị hạ loại và Nam đã bị các bạn trong lớp phê bình. 
Em sẽ làm gì trong tình huống này? 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là cái đúng, cái tốt. 
N2: Quan sát các bức tranh sau và trả lời các câu hỏi:
- Nêu nội dung từng bức tranh?
- Việc làm nào đúng? Việc làm nào sai? Vì sao?
Em hãy kể những việc làm đúng/ tốt trong cuộc sống hằng ngày mà em biết? 
Hoạt động 2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt
Đọc mẩu chuyện sau: 
 Trên con đường giờ tan tầm, xe cộ như mắc cửi. Ai cũng hối hả, chen lấn nhau từng khoảng trống nhỏ nhoi để thoát khỏi đám đông ùn tắc. Mấy cô cậu học trò nhỏ tranh thủ lót dạ rồi thản nhiên quăng xuống đường đủ loại rác rến từ mẩu giấy gói, bao nilông đựng thức ăn đến vỏ chai, hộp sữa... Chứng kiến cảnh ấy, nhiều người lắc đầu ngán ngẩm nhưng cũng không ít kẻ coi như chuyện bình thường. 
 Tôi từng nhiều lần chứng kiến nhiều người lên tiếng nhắc nhở các cháu đừng vứt rác ra đường. Phụ huynh có người thấy quê nên tăng tốc chạy mất, nhưng cũng có người sừng sộ cãi chày cãi cối. Chỉ có các bé thể hiện rõ sự hối lỗi bằng lời lí nhí vâng, dạ hoặc thầm thì với người lớn: "Mai mốt ba/mẹ nhớ kiếm thùng rác cho con bỏ vô nhé!".
N4 thảo luận tả lời các câu hỏi: 
+ Trên đường đã xảy ra sự việc gì? 
+ Các bạn nhỏ làm gì? Bố mẹ các bạn nhỏ tỏ thái độ thế nào? 
+ Nếu em là các bạn trong mẫu chuyện, em sẽ làm gì? 
+ Theo em việc làm nào đúng? Việc làm nào chưa đúng? 
Kể những việc làm bảo vệ cái đúng cái tốt mà em đã chứng kiến? 
- Hs quan sát tranh, trả lời
- HS kể
- HS đọc 
HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi
HS kể

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc