Giáo án Lớp 3 - Tuần 32: Tập đọc Kể chuyện. Người đi săn và con vượn - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đức Thịnh

I. MỤC TIÊU:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

 +Đọc đúng:Mô-na –cô,Va-ti-căng, nắn nót,lí thú

 +Ngắt nghỉ hơi đúng,phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện

- Rèn kĩ năng đọc hiểu

+ Nắm được đặc điểm của 1 số nước được nêu trong bài

+ Nắm được công dụng của sổ tay (ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc)

+ Biết cách ứng xử đúng, không tự tiện xem sổ tay người khác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ thế giới để chỉ tên các n¬ước có trong bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động:

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Ng¬ười đi săn và con v¬ượn và nêu nội

dung bài học. GV nhận xét và tuyên dương.

2. Khám phá:

2.1 Giới thiệu bài

2.2.Các hoạt động

Hoạt động 1: Luyện đọc.

 

docx13 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 3 - Tuần 32: Tập đọc Kể chuyện. Người đi săn và con vượn - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đức Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TUẦN 32
Thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2021
Tập đọc – Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. MỤC TIÊU:
A.TẬP ĐỌC
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 +Đọc đúng:xách nỏ,nắm bùi nhùi,nước mắt,lẳng lặng
+ Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu,giữa các cụm từ;đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
+ Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường
B.KỂ CHUYỆN
-Kể lại từng đoạn câu chuyện ( cả chuyện với HS khá) theo lời của bác thợ săn,dựa vào tranh minh họa
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tập đọc
1. Khởi động: 
 - 2 HS đọc TL bài Bài hát trồng cây và TLCH về nội dung bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Khám phá:
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài. Gợi ý cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ mới được chú giải ở cuối bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Một số HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc lại đoạn 2.
- Hướng dẫn HS đọc lại đoạn 2. Chú ý ngắt, nghỉ hơi và nhấn giọng đúng.
- Một số học sinh đọc đoạn văn.
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ:
Dựa theo 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện, HS kể lại câu chuyện bằng lời của người thợ săn.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.
- HS quan sát tranh. Các em có thể nêu vắn tắt nhanh nội dung từng tranh:
+ Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
+ Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
+ Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương.
+ Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
- Từng cặp HS tập kể theo tranh1, 2. GV nhắc: kể bằng lời bác thợ săn.
- HS nối tiếp nhau thi kể.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn HS nhập vai bác thợ săn, kể chuyện hay nhất, cảm động nhất.
3. Vận dụng
- GV hỏi: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể chuyện theo lời kể bác thợ săn.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết đặt tính và nhân( chia) số có 5 chữ số với ( cho) số có 1 chữ số
- Biết giải toán có phép nhân,chia
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV chép bài tập ra bảng phụ
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động:
- Học sinh nhắc lại cách nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số
- GV nhận xét.
2. Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- HS tự làm bài vào vở.
- Hai HS chữa bài lên bảng. Cả lớp nhận xét.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
- GV nhắc HS trong bài giải phải viết 4 x 105, không viết 105 x 4 nhưng trong vở nháp thì đặt tính và tính như phép tính sau.
Bài 3: Một HS đọc đề bài.
- GV nêu câu hỏi để HS tóm tắt, tìm cách giải bài toán.
- HS trình bày bài giải vào vở.
- Một HS chữa bài. 
Giải
Số đo chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là: 
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số: 48cm 2
- GV và cả lớp nhận xét. 
Bài 4: GV có thể minh hoạ bằng sơ đồ mỗi tuần lễ có 7 ngày.
	HS nhìn vào sơ đồ trả lời câu hỏi.
3. Vận dụng
GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài.
Chính tả
Nghe – viết: NGÔI NHÀ CHUNG
I. MỤC TIÊU: Rèn kĩ năng viết chính tả
- Nghe - viết chính xác bài Ngôi nhà chung, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Điền vào chỗ trống các âm đầu l / n
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Khởi động: 
2 HS lên bảng viết: Rong ruổi; thong dong.
2. Khám phá:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn viết chính tả:
a- Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
- Những việc chung mà mọi dân tộc phải làm gì?
b- Hướng dẫn cách trình bày bài:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa?
c- Hướng dẫn viết chữ khó: Tập quán riêng, đói nghèo, đấu tranh.
d- Viết chính tả.
e- Soát lỗi.
g- Chấm bài.
3. Thực hành
 - HS đọc yêu cầu bài a. Làm bài tập.
 - Chữa bài.
4. Vận dụng
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn dò.
 Tập đọc
CUỐN SỔ TAY
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 +Đọc đúng:Mô-na –cô,Va-ti-căng, nắn nót,lí thú
 +Ngắt nghỉ hơi đúng,phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện
- Rèn kĩ năng đọc hiểu
+ Nắm được đặc điểm của 1 số nước được nêu trong bài
+ Nắm được công dụng của sổ tay (ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc)
+ Biết cách ứng xử đúng, không tự tiện xem sổ tay người khác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Người đi săn và con vượn và nêu nội
dung bài học. GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khám phá:
2.1 Giới thiệu bài
2.2.Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu (2 lần).
+ GV viết bảng những từ khó, hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc nối tiếp nhau theo 4 đoạn.
+ GV giúp HS giải nghĩa những từ được chú giải cuối bài.
+ GV treo bản đồ và gọi 2 HS chỉ bản đồ để biết vị trí các nước: Mô -na -cô, Va - ti- căng, Nga.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 2 HS đọc lại toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi:
+ Thanh dùng sổ tay để làm gì?
+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh?
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
- GV và HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV phân N4 em tự phân các vai: Lân, Thanh, Tùng và người dẫn chuyện.
- Các nhóm thi đọc theo cách phân vai
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất, hay nhất.
3. Vận dụng
- GV dặn HS về làm sổ tay, tập ghi chép các điều lí thú về khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể thao.
 ------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 27 tháng 4 năm 2021
 Toán
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Giáo dục HS có ý thức học tốt.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: 
2 HS thực hiện:
15348 x 2 31410 : 3
2. Khám phá :
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn giải bài toán:
- 1 HS đọc đề toán, GV ghi tóm tắt trên bảng.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Để tinh 10 lít đổ được mấy can trước hết chúng ta phải tìm gì?
- HS nêu bài giải, GV ghi bảng.
 Hỏi: Bài toán trên bước nào được gọi là rút về đơn vị.?
 ( Tìm số lít mật ong trong một can).
 Bài toán này được giải bằng 2 bước:
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
- Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị (thực hiện phép chia).
Cho HS nhắc lại 2 bước trên.
3. Luyện tập thực hành:
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, GV giải thích thêm.
- Tương tự, HS đọc yêu cầu bài 2, 3.
- HS làm bài tập vào vở. Gv theo dõi, giúp đở thêm.
*Chữa bài: Gọi HS lần lượt chữa từng bài tập.
Bài 1:
Giải
Một Túi đựng số kg là:: 40 : 8 = 5 (kg)
Số túi để đựng hết 15 kg đường là:
 15 : 5 = 3 (túi)
 Đáp số : 3 túi
Bài 2:
Giải
Số cúc cuả một cái áo là: 
24 : 4 = 6 (cúc)
Số cái áo dùng 42 cái cúc là: 
42 : 6 = 7 (cái áo)
 Đáp số: 7 cái cáo
3. Vận dụng 
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn dò tiết sau.
Luyện từ và câu
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?
DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
- Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn,điền đúng dấu chấm,dấu hai chấm vào chỗ thích hợp 
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ?
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 Bảng lớp viết các câu văn ở bài tập 1; 3 câu văn ở BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: 
GV kiểm tra 2 HS làm miệng BT1 và BT3 (LTVC tuần 31).
2. Khám phá:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài: Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn.
- GV nói thêm: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời kể của nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý nào đó.
- HS làm bài vào VBT; chữa bài.
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài: điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại ý đúng. 
- HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu đúng.
Bài tập 3: 
HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- GV lưu ý HS chỉ gạch chân bộ phận câu TLCH Bằng gì?
- GV dán 3 tờ phiếu; mời 3 HS lên làm bài. GV cùng HS phân tích, chốt lời giải đúng.
3. Vận dụng 
GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.
 ---------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 Biết lập bảng thống kê theo mẫu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu tiết học
2.Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
 Một HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo hai bước:
+ Bước 1: Tính mỗi hộp có mấy cái đĩa?
+ Bước 2: 30 cái đĩa xếp vào mấy hộp?
- HS tự làm trình bày bài giải vào vở.
- Một HS chữa bài lên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2: 
HS đọc và tự tóm tắt bài toán. Sau đó lựa chọn phép tính thích hợp rồi trình bày bài giải.
- Một HS chữa bài lên bảng lớp. GV và cả lớp nhận xét. 
Bài 3: 
- HS thực hiện tính giá trị của biểu thức rồi trả lời, chẳng hạn: 4 là giá trị của biểu thức 56 : 7 : 2.	
- Tương tự HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
3. Vận dụng
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về ôn bài.
Chính tả
(Nghe – viết):HẠT MƯA
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Hạt mưa,trình bày đúng các khổ thơ ,dòng thơ 5 chữ
- Làm đúng bài tập phân biệt các âm dễ lẫn l / n 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp viết nội dung BT2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: 
- Hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu. GV nhận xét. 
2. Khám phá:
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. 
a. Hướng dẫn chuẩn bị. 
- 1 HS đọc bài thơ Hạt mưa.
- GV hỏi: Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa?
	 Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa?
- HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con: chia đều, mỡ màu, gương, nghịch, bất chợt
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 (lựa chọn)
- HS đọc bài tập 2a, tự làm bài vào vở bài tập.
- GV mời 2 HS thi làm bài nhanh, đúng trên bảng lớp để chữa. 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
3. Vận dụng
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về hoàn thành BT2b.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA X
I. MỤC TIÊU:
 -Viết đúng và tương đối nhanh chữ viết hoa X (1 dòng) Đ, T(1 dòng)
- Viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng),viết câu ứng dụng Tốt gỗ hơn..(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 Mẫu chữ X; tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Giới thiệu bài.
Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Đ, X, T
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
- HS tập viết vào bảng con: X
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng ):
- HS đọc tên riêng (Đồng Xuân) 
	- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
	- HS đọc câu ứng dụng. GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng.
 - HS tập viết ở trên bảng con chữ: Tốt, Xấu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài viết; HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi nhắc nhở.
Nhận xét chữa bài
GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò
Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV.
Đạo đức
LÀM VỆ SINH TRƯỜNG LỚP, CHĂM SÓC CÂY XANH
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
 - Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống ở địa phương. 
- Biết cách vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây xanh.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Giới thiệu bài
Gv nêu yêu cầu tiết học
2. Thảo luận nhóm
Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV:
+ Rác có tác hại như thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi đi qua rác thải?
+ Cảm giác của em khi đi qua một khu vườn có nhiều cây xanh?
- Thảo luận cả lớp.
Bước 2: GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- GV nêu câu hỏi:
+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Sau đó GV nêu một số bệnh thường gặp do sống ở những nơi bị ô nhiểm môi trường và cách phòng chống.
3.Thực hành làm vệ sinh lớp học, sân trường và chăm sóc cây xanh
- GV phân công nhiệm vụ cho từng tổ thực hành
- GV theo dõi và cùng làm với hs.
4.Tổng kết đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá kết quả làm việc của từng tổ.
- Khen ngợi những em tích cực làm việc, nhắc nhở những hs còn chưa tích cực.
 ----------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết lập bảng thống kê (theo mẫu).
- Bài tập cần làm : bài 1,2,3(a), bài 4.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hướng dẫn thực hành.
Bài 1:
 - Một HS đọc bài toán; tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS các bước giải bài toán:
+ 1 km đi hết mấy phút?
+ 28 phút đi được mấy km?
- HS tự giải bài toán vào vở bài tập
- 1 HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét chữa bài trên bảng
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán:
 21 kg đựng trong: 7 túi
 15 kg đựng trong: .... túi?
- GV hướng dẫn các bước giải:
 + 1 túi có mấy kg gạo?
 	 + 15 kg gạo đựng trong mấy túi?
- HS tự giải bài toán vào vở; 1 HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài 3: Điền phép tính thích hợp?
- HS tự làm bài vào vở. Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. GV và cả lớp nhận xét.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài toán
- GV lập bảng theo mẫu vào bảng phụ.
- GV nhắc: Tổng 3 số ở mỗi cột là số HS của mỗi lớp ba được ghi vào ô trống của cột đó. Tổng 4 số ở mỗi hàng là số HS từng loại của 4 lớp ba được ghi vào ô trống cuối cùng của hàng đó.
- HS tự điền vào chỗ trống theo hướng dẫn của GV. Nhận xét chữa bài trên bảng
2. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại 1 việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường theo gợi ya SGK
- Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 đoạn văn ngắn(khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 vài bức tranh hoặc ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. Bảng lớp viết các gợi ý về cách kể.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: 
- Gọi HS đọc bài viết của mình về những việc làm để bảo vệ môi trường. 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
2. Khám phá :
2.1.Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giới thiệu 1 số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS nói tên đề tài mình chọn kể.
- HS chia nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
- Một vài HS thi kể trước lớp.
Bài tập 2: 
- HS ghi lại lời kể của BT1 thành một đoạn văn.
- HS đọc bài viết của mình. Cả lớp bình chọn những bạn viết bài hay nhất.
3.Vận dụng
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
* HS làm BT: B1; 3; 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
Bảng phụ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Khởi động: 
1HS lên bảng chữa bài tập 2 (SGK). GV nhận xét, đánh giá 
2. Khám phá:
2.1. Giới thiệu bài.
3.Thực hành.
Bài 1: 
- GV gọi HS nhắc lại qui tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Phần a), phần b) thực hiện phép tính trong ngoặc rồi mới thực hiện phép tính ở ngoài ngoặc.
- GV ghi 4 phần bài toán vào bảng phụ- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở; Nhận xét chữa bài trên bảng.
Bài 2:
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài toán.
Cả lớp làm bài vào vở bài tập. GV chấm, chữa bài.
Bài 3: 
- Đây là bài toán quen thuộc HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán và làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở; Nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài 4:
 	GV gọi HS nhắc lại qui tắc tính chu vi hình vuông. Từ đó nêu cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi của hình đó.
- GV hướng dẫn các bước giải để giải bài toán:
+ Đổi 2dm 4cm ra cm: 2dm 4cm = 24cm
+ Tính cạnh hình vuông (24 : 4 = 6 (cm))
+ Tính diện tích hình vuông: (6 x 6 = 36 (cm2))
- HS tự giải bài toán vào vở. 1 HS lên làm vào bảng phụ. 
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
4. Vận dụng:
GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà ôn bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_32_tap_doc_ke_chuyen_nguoi_di_san_va_con.docx