Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

I/ MỤC TIÊU:

- HS viết được bài văn kể chuyện đúng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc)

- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu viết dàn bài vắn tắt văn kể chuyện.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. GV chép đề.

 1 HS đọc lại: “Kể lại chuyện Ông trạng thả diều theo lời ông Nguyễn Hiền”.

 2. Lư¬u ý HS tr¬ước khi làm bài:

 - Bám sát yêu cầu đề bài.

 - Kể đ¬ược câu chuyện theo dàn bài của một bài văn kể chuyện đã học.

 - Chú ý kết bài theo lối mở rộng.

 3. HS làm bài. GV theo dõi trật tự.

 4. Thu bài nhận xét.

 5. Nhận xét tiết học. Dặn dò.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
i:
- Một HS đọc từ đầu đến chán ngán. 
- ? Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu Lê-ô-nác-đô chán ngán ?
- Một HS đọc tiếp đó đến vẽ được như ý.
- ? Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì ? (Biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ để miêu tả chính xác).
- HS đọc tiếp đó đến hết đoạn 1. 
- ? Lê-ô-nác-đô đã thành đạt như thế nào ?
- ? Theo em những nguyên nhân nào khiến ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng ?
 (có tài, khổ công luyện tập)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hai HS đọc tiếp nối hai đoạn. GV yêu cầu HS tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn đó.
- HS luyện đọc đoạn:
“Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
	- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ  vẽ được như ý.”
3. Củng cố, dặn dò:
- ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? (Thầy giáo của Lê-ô-nác-đô dạy học trò rất giỏi / Phải khổ công tập luyện mới thành tài / Lê-ô-nác-đô đã trở thành thiên tài nhờ tài năng và khổ công luyện tập).
	- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
 ______________________________
Tiết 4:	 Đạo đức:
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông ba cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng mình.
	- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
	- Giáo dục KNS: Xác định giá trị tình cảm của ông bà cha mẹ dành cho con cháu; Lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ; Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	* Khởi động: Hát tập thể bài “Cho con”
	- ? Bài hát nói về điều gì?
	- ? Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Chúng ta có thể làm gì để cha mẹ vui lòng?
	* HĐ1: Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng”
	- 1 số HS đóng tiểu phẩm. 
	Lớp theo dõi, nhận xét.
	- Phỏng vấn:
+ Vai bà: Trước việc làm đó của cháu bà thấy thế nào?
+ Vai Hưng: Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em được 
thưởng?
	- Lớp thảo luận, nhận xét cách ứng xử.
	- Kết luận: Hưng yêu thích bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
	* HĐ2: Thảo luận (bài tập SGK)
	- HS thảo luận nhóm.
	Đại diện nhóm trình bày. Lớp theo dõi, nhận xét.
	- GV kết luận nội dung từng bức tranh và khen nhóm đặt tên phù hợp.
	- Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ.
	Một HS đọc ghi nhớ. 
Một số HS nhắc lại.
	- Liên hệ: mỗi một chúng ta cần phải biết sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện bằng hành động cụ thể.
* HĐ tiếp nối: 
GV nhận xét tiết học. Dặn dò.
______________________________
Buổi chiều:
Tiết 1:	Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết thêm được một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo nhóm thích hợp.
	- Hiểu nghĩa của từ “nghị lực”; điền đúng từ ngữ vào đoạn văn, hiểu nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học.
II/ ĐỒ DÙNG: Phiếu khổ to để làm bài 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ: 
	GV kiểm tra: 1 HS tìm tính từ trong đoạn văn.
	1 HS đặt câu có tính từ.
	Lớp theo dõi, nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
	B. Bài mới: 
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
	Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài, trao đổi cặp. Một vài nhóm làm vào phiếu.
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Lớp và GV chốt lời giải đúng.
	- “Chí” có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): 
 Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình 
- “Chí’ có nghĩa là ý chí bền bỉ theo đuổi 1 mục đích tốt đẹp: ý chí, chí hướng, quyết chí.
	Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào VBTTV.	
- HS phát biểu. GV chốt lời giải đúng:
+ Nghị lực: Là sức mạnh tinh thần, làm cho người luôn kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
+ Làm việc liên tục bền bỉ (kiên trì, chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ, kiên cố; có tình cảm rất chân tình, sâu sắc (chí tình, chí nghĩa)
Bài 3: Tìm 6 từ cần điền vào chỗ trống sao cho hợp nghĩa.
- HS trình bày. GV chốt ý đúng:
Thứ tự cần điền: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
Bài 4: 1 HS đọc nội dung bài tập, suy nghĩ về lời khuyên nhủ.
- GV giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu , lời khuyên nhủ gửi gắm trong mỗi câu. GV chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. Dặn dò.
 ___________________________________
Tiết 2:	 Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC TIÊU:
	- HS dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện), đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
	- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG: Truyện đọc 4, một số truyện thiếu nhi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ:
	Một HS trả lời: Qua câu chuyện “Bàn chân kì diệu” em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: 
	GV nêu nội dung yêu cầu. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
	a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài
	- HS đọc đề bài. GV ghi bảng, gạch chân dưới các từ quan trọng:
Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có nghị lực..
	- 4 HS nối tiếp đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4.
	- HS đọc thầm gợi ý 1. GV nhắc nhở HS: Những nhân vật được nêu tên trong gợi ý là những nhân vật các em đã biết trong SGK. Em có thể kể về nhân vật đó. Nếu kể chuyện ngoài SGK các em sẽ được cộng thêm điểm.
	- Một vài HS nối tiếp nêu câu chuyện của mình.
	- HS đọc thầm gợi ý 3. GV dán dàn ý kể chuyện lên bảng.
	b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
	- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- HS thi kể chuyện trước lớp. 
GV viết lên bảng tên HS kể và tên chuyện.
	+ HS kể xong, nêu ý nghĩa của chuyện.
	+ Lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bình chọn người ham đọc sách, câu chuyện hay nhất, kể chuyện hay nhất.
	3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêucầu HS về kể chuyện đó cho người thân nghe.
	- Dặn: Chuẩn bị bài sau.
 ____________________________
 Tiết 2: Thể dục:
BÀI 24: ĐỘNG TÁC NHẢY; 
TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỔI CHUỘT
I/ MỤC TIÊU:
- Ôn 6 động tác: Thực hiện được các động tác đã học.
- Học động tác nhảy: Yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác.
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi được.
II/ ĐỒ DÙNG: 
Còi, tranh bài thể dục.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Phần mở đầu:
 	- Giáo viên nêu yêu cầu tiết học.
	- Xoay các khớp: Cổ chân, gối, hông, vai
	- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân.
	- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
	2. Phần cơ bản:
	a. Bài thể dục phát triển chung:12 - 14 phút.
	- Ôn 5 động tác đã học: Hai lần (Mỗi lần 2 x 8 nhịp)
	- Học động tác thăng bằng: 4 - 5 lần.
	+ GV nêu tên động tác.
	+ Treo tranh mẫu động tác cho HS quan sát.
	+ GV làm mẫu kết hợp giải thích động tác cho HS bắt chước.
	+ GV hô cho HS làm. 
GV theo dõi, nhận xét, uốn nắn.
	- Học ôn 6 động tác đã học: 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
	- Thi đua giữa các tổ.
	b. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
	- Gọi HS nêu cách chơi, luật chơi. GV bổ sung.
	 - HS chơi thử , GV theo dõi, nhắc nhở.
	- HS chơi chính thức.	
	3. Phần kết thúc:
	- Đứng vỗ tay và hát. Thực hiện các động tác thả lỏng.
	- Hệ thống bài học. 
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
 _____________________________________
 Thứ 5 ngày 28 tháng 11 năm 2019
Buổi sáng:
Tiết 3: Tập làm văn:
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ MỤC TIÊU:
- Biết được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.
- Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số phiếu khổ lớn.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A. Bài cũ:
	- ? Có mấy cách mở bài cho bài văn kể chuyện? Đó là những cách nào?
	- Hai HS đọc phần mở đầu chuyện: “ Hai bàn tay’’đã viết ở bài trước.
	B. Dạy bài mới:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Phần nhận xét.
	- HS đọc yêu cầu của bài tập 1, 2.
	- Lớp đọc thầm truyện “Ông Trạng thả diều”, tìm kết bài của truyện.
	Một học sinh đọc to kết bài.
	- Một HS đọc nội dung bài 3 (cả mẫu)
	- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến, thêm vào cuối truyện “Ông Trạng thả diều” một lời đánh giá.
 	- GV nhận xét, khen ngợi lời đánh giá hay. “ Ví dụ: em càng thấm thía lời dạy của cha ông. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. Ông đã nêu tấm gương nghị lực”
	- Một HS đọc yêu cầu bài tập 4. Lớp đọc thầm.
	- 5 HS tiếp nối đọc 5 kết bài trong SGK. HS suy nghĩ, so sánh phát biểu về các kết bài trên.
	- Lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt ý đúng.
	- Có hai cách kết bài:
	+ Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa, lời bình luận về câu chuyện.
	+ Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện.
	3. Một HS đọc ghi nhớ. 3 - 4 HS nhắc lại.
	4. Luyện tập:
	Bài 1: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài .
- 5 HS tiếp nối đọc 5 kết bài.
- HS trao đổi cặp, phát biểu ý kiến.
 Lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt ý đúng:
	a. Kết bài không mở rộng.
	b, c, d, e : Kết bài mở rộng.
	Bài 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập: Viết lại kết bài của các truyện Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, cho biết đó là cách mở bài nào?
	- HS suy nghĩ làm bài vào VBTTV. GV theo dõi, giúp đỡ em còn lúng túng.
	- Gọi một số em trình bày kết quả. Lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Cả hai kết bài trên đều là kết bài không mở rộng.
	Bài 3: HS đọc yêu cầu đề bài. Suy nghĩ làm bài vào vở.
	- GV theo dõi, nhận xét một số bài.
	- Gọi HS chữa bài: một số HS trình bày bài làm. 
	Lớp theo dõi, nhận xét cùng GV chốt ý đúng. Tuên dương bạn viết kết bài hay, phù hợp với câu chuyện.
	5. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại về các kiểu kết bài. 
- GV nhận xét tiết học. 
	Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau.
 _____________________________
Tiết 4: Toán:
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU: 
	- Biết cách nhân với số có 2 chữ số.
	- Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Tìm cách tính 36 x 23.
	- GV yêu cầu HS tính nháp: 36 x 3; 36 x 20
	- Ta đã biết tính 36 x 3 và 36 x 20 làm thế nào để tính 36 x 23 ?
	- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng ta có thể viết như thế nào ?
	36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3
	 	 = 720 + 108 = 828
	2. Giới thiệu cách đặt tính.
	- Thay vì hai phép nhân trên ta có thể tính gộp không ?
	- GV vừa ghi vừa hướng dẫn HS cách đặt tính và tính.	 
	 36
 x 23
	 108 - 36 x 3 = 108
	 72	 - 36 x 2 (chục) =	 (72 chục là 720 nên ta viết 
 828 - 108 + 720 72 lùi sang trái 1 cột so với 108)
	- GV nêu: 108 gọi là tích riêng thứ nhất; 72 gọi là tích riêng thứ 2.
(Lưu ý cách viết tích riêng thứ 2)
	3. Thực hành:
	- HS làm bài tập: 1, 2, 3 VBTT. GV theo dõi nhận xét một số bài.
	- Gọi HS chữa bài.
	- Lớp, GV đối chiếu, chốt kết quả đúng.
	Bài 1: Kết quả: 3136	9065	11270
	Bài 2: Với x = 17 thì 25 x x = 25 x 17 = 425
	Với x = 38 thì 25 x x = 25 x 38 = 950
	Bài 3:	Rạp chiếu bóng thu về số tiền là:
	15 000 x 96 = 1 440 000 (đồng)
	Bài 4: Đáp án đúng là c. 918
	4. GV nhận xét tiết học, tuyên dương em làm tốt.
 _______________________________
Buổi chiều
Tiết 1: Luyện từ và câu:
TÍNH TỪ (Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
	- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất.
	- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất; bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được.
II/ ĐỒ DÙNG: 1 số trang từ điển phô tô, phiếu khổ to.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A. Bài cũ:
	1 HS đọc lại bài 3: Điền từ: (tiết mở rộng vốn từ: ý chí - nghị lực)
	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Phần nhận xét:
	- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. HS suy nghĩ phát biểu.
	- Lớp và GV chốt lời giải đúng.
	a. Tờ giấy trắng: Mức độ trung bình - tính từ trắng.
	b. Tờ giấy này trăng trắng: Mức độ thấp - từ láy trăng trắng.
	c. Tờ giấy này trắng tinh: Mức độ cao - từ ghép trắng tinh.
	- Kết luận: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra từ ghép, từ láy từ tính từ.
	- HS đọc bài 2. Làm việc cá nhân sau đó phát biểu.
	- GV chốt ý đúng: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm từ rất hoặc tạo ra phép so sánh.
	3. Ghi nhớ: HS đọc nội dung SGK. Lớp theo dõi.
	- HS nhắc lại.
	4. Luyện tập:
	- 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
	- Lớp đọc thầm đoạn văn, gạch chân dưới từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất vào VBTTV. 2 HS viết phiếu.
	- Gọi một số em nêu kết quả. Lớp theo dõi, nhận xét cùng GV chốt két quả đúng:
	 (Kết quả: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, hơn). 	
	Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm từ nghữ miêu tả các mứa độ khác nhau của các tính chất, đặc điểm: đỏ, cao, vui.
	+ HS àm bài theo nhóm 4.
	+ Các nhóm dán kết quả lên bảng.
	Lớp chốt ý đúng sau đó chọn ra nhóm làm bài tốt. 
	Kết quả:
	- đỏ rực, đo đỏ	 	 cao cao, cao vút.. 	vui vui, vui vẻ
	- rất đỏ, đỏ quá 	 rất cao, cao lắm.. 	rất vui, vui lắm
	- đỏ hơn, đỏ như son.. 	 cao hơn, cao nhất 	vui hơn, vui nhất
	- HS đọc yêu cầu bài tập 3. HS tiếp nối đọc câu mình đặt.
	Lớp và GV nhận xét.
	5. Củng cố - dặn dò:
	- HS nhắc lại 3 cách tạo ra từ ngữ chỉ mức độ của đặc điểm, tính chất.
	- GV nhận xét tiết học - dặn dò.
 ______________________________
Tiết 2:	 Đọc thư viện:
Đọc cặp đôi
____________________________________________
Tiết 3: 	 HĐNGLL:
HỘI VUI HỌC TẬP
I/ MỤC TIÊU
	- Góp phần củng cố cho HS các kiến thức, kĩ năng đã được học trong các môn học.
	- Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của HS.
	- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.
	- Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho HS.
II/ QUI MÔ HOẠT ĐỘNG: Tổ chức theo quy mô lớp 
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
	- Hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án.
	- Các phương tiện cần thiết để sử dụng trong hội vui học tập: cây xanh để cài các câu hỏi, bài tập; các cánh hoa cắt bằng giấy màu để ghi các câu hỏi, bài tập,
	- Quà tặng, phần thưởng và hoa tươi phục vụ hoạt động của hội thi.
	- Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho hội vui học tập.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
	*Bước 1: Chuẩn bị
	- GVCN thông báo cho HS trong lớp về nội dung thi (giới hạn nội dung, chương trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) và kế hoạch tổ chức hội vui học tập.
	- Họp BCS lớp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập. Thống nhất các hình thức tổ chức trong hội vui học tập. Chọn hình thức “ Hái hoa dân chủ”.
	a/ Hình thức thi cá nhân: HS trong lớp có thể tự do lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
	b/ Hình thức thi theo tổ: Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hái hoa và trả lời câu hỏi.
	Sau khi HS trả lời câu hỏi, MC sẽ trực tiếp công bố đáp án mỗi câu hỏi, tình huống.
	- Dự kiến khách mời
	- Lựa chọn MC.
	*Bước 2: Tiến hành Hội vui học tập
	- Tổ chức văn nghệ đầu giờ.
	- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình và thể thức Hội thi.
	- Thực hiện các phần thi:
	+ MC lần lượt mời các cá nhân, đội thi lên thực hiện phần thi của mình.
	+ Tổ chức xen kẽ giữa các phần thi là các trò chơi và các hoạt động văn nghệ.
	+ Đánh giá cho điểm ngay sau các phần thi nhằm tạo không khí thi đua gay cấn, hồi hộp giữa các cá nhân và các đội thi.
	*Bước 3: Tổng kết và trao giải
	- Ban giám khảo tổng kết, đánh giá, xếp loại và quyết định các cá nhân và đội đạt giải thưởng.
	- MC công bố các cá nhân, đội đạt giải và mời các đại biểu lên trao giải thưởng cho các cá nhân và các đội thi.
	- Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.
____________________________________________
Thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2019
Buổi sáng: 
Tiết 1: Tập làm văn:
KỂ CHUYỆN (BÀI VIẾT)
I/ MỤC TIÊU:
- HS viết được bài văn kể chuyện đúng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc)
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu viết dàn bài vắn tắt văn kể chuyện.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. GV chép đề. 
	1 HS đọc lại: “Kể lại chuyện Ông trạng thả diều theo lời ông Nguyễn Hiền”.
	2. Lưu ý HS trước khi làm bài:
	- Bám sát yêu cầu đề bài.
	- Kể được câu chuyện theo dàn bài của một bài văn kể chuyện đã học.
	- Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
	3. HS làm bài. GV theo dõi trật tự.
	4. Thu bài nhận xét.
	5. Nhận xét tiết học. Dặn dò.
 ______________________________
Tiết 2: Âm nhạc
 ( GV đặc thù dạy)
 ________________________________
Tiết 3: Toán:
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	- Thực hiện được nhân với số có 2 chữ số.
	- Vận dụng vào giải các bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV ghi bảng:
	Bài 1: Tính: 345 x 200	237 x 24	539 x 39
	Thi đua giữa các tổ, mỗi tổ 1 bài, nháp xong 1 đại diện lên trình bày kết quả. Tổ nào đúng và nhanh nhất thì tổ đó thắng.
	Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 HS suy nghĩ, nêu cách làm sau đó làm vào VBBT.
	Bài 3: Gạo tẻ: 16 kg giá 3800 đồng / kg
	Gạo nếp: 14 kg giá 6200 đồng / kg
	Hỏi tất cả ? đồng
	- HS ghi tóm tắt, nêu cách làm sau đó làm vào vở.
	Bài 4: Tương tự.
	- HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ em lúng túng. Nhận xét một số bài.
	- Gọi HS chữa bài. 
	Lớp theo dõi, nhận xét cùng GV chốt kết quả đúng:
	Bài 3: Số tiền bán gạo tẻ: 
3800 x 16 = 60000 (đồng)
Số tiền bán gạo nếp:
6200 x 14 = 86800 (đồng)
Cửa hàng thu được số tiền là:
600000 + 86800 = 146800 (đồng)
	Bài 4: HS khối 1, 2, 3: 32 x 16 = 512 (em)
	HS khối 5, 4: 30 x 16 = 480 (em)
	 HS năm khối: 512 + 480 = 1000 (em)
	- HS có thể tìm cách giải khác.
	2. Nhận xét tiết học. Dặn dò.
 __________________________________
Tiết 4:	 Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá các hoạt động tuần qua,đề ra kế hoạch tuần tới.
- Biết khắc phục các tồn tại trong tuần và phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A/ Nhận xét hoạt động tuần 12: 
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ. Không có HS nghỉ học.
	- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc có chất lượng.
	- Vệ sinh khá sạch sẽ.
 	- Thể dục giữa giờ khá tốt, một số em ra xếp hàng còn chậm cần khắc phục trong tuần tới.
	- Sinh hoạt ca múa hát tập thể tốt.
	- Về học tập: Đã ổn định nền nếp, học bài làm bài .
- Bình bầu các cá nhân có thành tích tốt trong tuần qua:
Các tổ lần lượt báo cáo kết quả theo dõi của tổ mình trong tuần 12 chọn một số bạn có thành tích tốt trong tuần đề nghị được tuyên dương. Cả lớp chọn 1 bạn xuất sắc nhất để tuyên dương dưới cờ.
II/ KẾ HOẠCH TUẦN 13: 
	- Tiếp tục duy trì nền nếp lớp học.
	- Tham gia vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ, đặc biệt là các khu vực được phân công. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
	- Nhắc nhở một số HS cần cố gắng về học tập cũng như chữ viết.
	- Động viên HS đến thư viện, đọc sách báo vào giờ chơi.
	- Phát động phong trào: Đôi bạn cùng tiến
 - Nâng cao chất lượng dạy và học
 - Tiếp tục phụ đạo HS yếu
 - Khảo sát chất lượng HS trong khối.
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Tiết 3: 	 HĐNGLL: 
 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
 HOẠT ĐỘNG : NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
	- HS biết làm vệ sinh lớp học và các khu vực được phân công.
	- Giáo dục HS có thói quen lao động và hiểu được giá trị, ý nghĩa của việc tự bỏ sức lao động tạo nên khung cảnh lớp, trường khang trang, sạch đẹp.
II/ QUI MÔ HOẠT ĐỘNG: Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	 Các dụng cụ phục vụ cho tổng vệ sinh: khẩu trang, chổi, xẻng, giẻ lau, chậu nước,
IV/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
	*Bước 1: Chuẩn bị
	- Phân công công việc cho các tổ/ cá nhân.
	- Tổ trưởng họp tổ, phân công tổ viên chuẩn bị dụng cụ.
	Bước 2: Tiến hành vệ sinh lớp học và các khu vực được phân công:
	- Từng tổ làm vệ sinh lớp học theo sự phân công.
	- Sau khi làm vệ sinh xong, cả lớp tiến hành chăm sóc bồn hoa của lớp.
	Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
	- Cả lớp dành ít phút để phát biểu cảm nhận của mình sau khi được vệ sinh xong.
	- GV nhận xét, khen ngợi cả lớp đã hoàn thành tốt công việc được giao. 	Khuyến khích HS sẽ bảo vệ thành quả lao động của mình, giữ gìn cho lớp học, bồn hoa luôn sạch đẹp. 
 ______________________________________________
Tiết 1: Kỉ Thuật
 ( Cô Lý dạy)
 ____________________________________
____________________
Buổi chiều:
Tiết 2:	 Tự học:
 LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ,TÍNH TỪ 
I/ MỤC TIÊU

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc