Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020
1. GV hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
- Tổ chức tương tự bài “Dấu hiệu chia hết cho 2”.
- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành hai cột. Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9 (GV chú ý chọn, viết các VD để đủ các phép chia cho 9 có số dư khác nhau).
- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9. Nếu HS còn lúng túng chưa nghĩ đến việc xét tổng các chữ số thì GV cần gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”.
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9 (phần ghi chữ đậm trong bài học).
- Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét”. Các số có tổng không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”.
số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì? - HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét”. Các số có tổng không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”. 2. Thực hành - HS làm bài tập 1; 2; 3; 4 / bài 87 VBTT. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài: HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - Bài tập 1; 2 : HS nêu miệng, cả lớp nhận xét, cùng GV thống nhất kết quả đúng: Bài 1: Các số chia hết cho 9 là: 999, 234, 2565 Bài 2: Các số không chia hết cho 9 là: 69, 9257, 8720, 3 741 113 Bài tập 3: HS nêu cách làm và kết quả từng trường hợp, lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Các số điền được là: 63, 72, 81, 90, 99, 108, 117. Bài 4: Các số viết được là: 342, 468, 6183, 495 4. Củng cố - HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9 - GV nhận xét giờ học. ________________________________________ Tiết 4: Chính tả: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 ( TIẾT 2) I/ MỤC TIÊU: -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu( HS trả lời được một đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc) - Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định cuối kì 1(khoảng 80 tiếng/phút). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được các nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài. - Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc. 2. Kiểm tra tập đọc: ( 1/3 số HS trong lớp) - Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài đọc, - GV nhận xét và ghi điểm 3. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 2 (Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật.) - HS đọc các yêu cầu của bài, làm bài vào VBT. - HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét. 4. Bài tập 3 (Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn). - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc các em xem lại bài TĐ Có chí thì nên, nhớ lại các thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết. - HS viết nhanh vào vở những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích, khuyên nhủ bạn phù hợp với từng tình huống. - GV phát phiếu làm bài cho một vài HS. - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, kết luận về lời giải đúng. 5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. _________________________________________ Tiết 5: Khoa học: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I/ MỤC TIÊU: - Làm thí nghiệm để chứng tỏ: càng nhiều không khí thì duy trì sự cháy càng lâu hơn. Muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí cần được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn.... II/ ĐỒ DÙNG: Hình trang 70, 71 SGK. Dụng cụ thí nghiệm III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy: - GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, quan sát báo cáo kết quả. Lớp bổ sung. - GV giúp HS rút ra kết luận chung về thí nghiệm và giảng về vai trò của khí ni-tơ: giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh. * HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống: - HS làm thí nghiệm theo nhóm( theo mục 1 trang 70 SGK). Sau đó làm thí nghiệm nguyên nhân. - HS nêu kinh nghiệm nhóm bếp, đun bếp. Liên hệ dập tắt lửa. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV Kết luận: Để duy trì sự cháy cần làm cho không khí lưu thông. * HĐ3: Nhận xét tiết học, dặn dò. HS nêu ghi nhớ bài học GV hệ thống bài và nhận xét giờ học _________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 4) I/ MỤC TIÊU: Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II/ ĐỒ DÙNG: - Tranh quy trình của các bài trong chương. - Mẫu khâu, thêu đã học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *HĐ1: Thực hành: HS cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn và đánh giá sản phẩm. - GV nêu: Trong giờ học trước, các em đó thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đó, mỗi em sẽ tiếp tục hoàn thành sản phẩm mình đã chọn. - Tuỳ theo khả năng và ý thích, HS có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản như: Khăn tay, túi rút dây, váy liền áo cho búp bê, gối ôm ... - HS thực hành hoàn chỉnh sản phẩm đã chọn. *HĐ2: Đánh giá sản phẩm: - HS trưng bày sản phẩm theo tổ. - Các tổ quan sát sản phẩm của tổ bạn để nhận xét, đánh giá: Đánh giá kiểm tra theo hai mức: hoàn thành và chưa hoàn thành qua sản phẩm thực hành. *HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tuyên dương tổ có nhều sản phẩm đẹp, sáng tạo. _________________________________________ Tiết 4: Đạo đức: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KỲ I I/ MỤC TIÊU: Củng cố rèn luyện các kỹ năng, chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ đối với bản thân, với gia đình với nhà trường, với cộng đồng xã hội mà các em đó được học trong chương trình học kỳ I. II/ ĐỒ DÙNG: GV chuẩn bị một số thăm, mỗi thăm ghi tên một bài đạo đức trong chương trình đạo đức học kỳ I: Trung thực trong học tập; Vượt khó trong học tập; Bày tỏ ý kiến; Tiết kiệm tiền của; Tiết kiệm thời giờ; Biết ơn thầy cô giáo; Yêu lao động. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học. - HS nêu các bài đạo đức đã được học của học kỳ I. + Trung thực trong học tập + Vượt khó trong học tập + Biết bày tỏ ý kiến + Tiết kiệm tiền của + Tiết kiệm thời giờ + Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ + Biết ơn thầy cô giáo + Yêu lao động *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm. - Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm, nhận nội dung thảo luận - Các nhóm tự thảo luận để tìm tình huống phù hợp với nội dung, yêu cầu ghi trong phiếu và cách giải quyết tình huống đó. - Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý đúng. Tuyên dương những nhóm có tình huống hay và cách xử lý tình huống đúng. *GV nhận xét giờ học. ________________________________ Tiết 3: Thể dục: Bài 35: ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY, TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC” I/ MỤC TIÊU: - Thực hiện tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang. Thực hiện được đi nhanh dần rồi chuyển sang chạy một số bước kết hợp với động tác đánh tay nhịp nhàng. - Học trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II/ ĐỒ DÙNG: Sân trường, còi, dụng cụ trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Trò chơi “Tìm người chỉ huy”. - Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB: - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy + Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV. Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung tập 2-3 lần. Đội hình tập đi có thể theo đội hình 2- 4 hàng dọc. + Tập luyện theo tổ tại các khu vực đó phân công, GV đến từng tổ nhắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS. + Lần lượt từng tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy theo hiệu lệnh còi. b. Trò chơi vận động: - Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác” + Trước khi chơi GV cho HS khởi động lại các khớp (đặc biệt là các khớp cổ chân), nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho lớp chơi thử, sau đó mới cho chơi chính thức. + GV cho HS chơi theo đội hình 2 hàng dọc, nhắc HS chơi theo luật. 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. - Chạy theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, dặn dò. ________________________________________ Thứ 3 ngày 7 tháng 1 năm 2020 Buổi sáng: Tiết 1: Lịch sử: ( Kiểm tra định kì Khoa học) _____________________________________ Tiết 2: Địa lí: ( Kiểm tra định kì Lịch sử và Địa lí) _____________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I/ MỤC TIÊU: - Biết dấu hiệu chia hết cho 3. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong 1 số tình huống đơn giản. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. GV hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3 - Tổ chức tương tự bài “Dấu hiệu chia hết cho 2”. - GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 3, các số không chia hết cho 3, viết thành hai cột. Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 3, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 3 (GV chú ý chọn , viết các VD để đủ các phép chia cho 3 có số dư khác nhau). - GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 3. Nếu HS còn lúng úng chưa nghĩ đến việc xét tổng các chữ số thì GV cần gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 3) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3”. - HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3 (phần ghi chữ đậm trong bài học). - Các số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì? - HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét”. Các số có tổng không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3”. 2. Thực hành - HS làm bài tập 1; 2; 3; 4 / bài 88 VBTT - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Nhận xét một số bài - Chữa bài: HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - Bài tập 1; 2: HS nêu miệng, cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng: + Bài 1: Các số chia hết cho 3 là: 540, 3627, 10953. + Bài 2: Các số không chia hết cho 3 là: 610, 7363, 431 161. - Bài tập 3: HS nêu cách làm và nêu kết quả từng trường hợp, lớp nhận xét cùng GV chốt kết quả đúng: a. Chia hết cho 2: 450, 452, 454, 456, 458. b. Chia hết cho 3: 450, 453, 456, 459. c. Chia hết cho 5: 450, 455. d. Chia hết cho 9: 450, 459 - Bài tập 4: Các số viết được là: 474, 471; 600, 606, 609; 3147, 3747; 8310, 8313, 8319. HS nêu được các số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 còn số chia hết cho 3 thì chưa chắc chia hết cho 9. 4. Củng cố - HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3 - HS nêu 1 số ví dụ chia hết cho 3 - GV nhận xét giờ học. ____________________________________ Tiết 2: Khoa học KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I/ MỤC TIÊU: Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. II/ ĐỒ DÙNG: - Hình trang 72, 73 (SGK) - Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: *HĐ1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người. - HS cả lớp làm theo hướng dẫn ở mục Thực hành trang 72 và nhận xét. - HS dựa vào tranh, để nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong ý thức và đời sống. *HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 3,4 và trả lời câu hỏi trang 72 (SGK ). *HĐ3: Tim hiểu một số trường hợp phải dùng ôxi - HS trình bày kết quả. - GV nêu câu hỏi: - ? Nêu VD chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật. - ? Thành phần nào trong không khí quan trọng đối với sự thở? Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô-xi? * Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần cung cấp ô- xi để thở. 3. Củng cố, dặn dò: HS đọc phần ghi nhớ GV nhận xét giờ học. _________________________________ Tiết 3: Kể chuyện: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (T4) I/ MỤC TIÊU: - Tiếp tục luyện đọc cho HS( Chú ý HS đọc còn chậm, em nào chưa bằng lòng về kết quả cho kiểm tra lại). - Nghe - viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ Đôi que đan. II/ ĐỒ DÙNG: Phiếu viết tên từng bài TĐ và học thuộc lòng (như tiết 1). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc: Kiểm tra đọc một số em 3. Bài tập 2 (Nghe- viết: Đôi que đan). - Giáo viên đọc toàn bài thơ Đôi que đan. HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. - GV hỏi HS về nội dung bài thơ: Qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì? (Dưới bàn tay khéo léo đang tập đan của hai chị em những mũ, áo, khăn của ông bà, bố mẹ dần dần hiện ra) - HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại bài chính tả một lượt cho HS soát lại bài. - Chấm chữa bài 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. _____________________________ Thứ 4 ngày 8 tháng 1 năm 2020 Buổi sáng: Tiết 1: Tiếng Việt: ( Kiểm tra định kì) _____________________________________ Tiết 2: Tiếng Việt: ( Kiểm tra định kì) ___________________________________ Tiết 3: Toán: ( Kiểm tra định kì) _____________________________________ Tiết 4: Luyện từ và câu: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1(TIẾT 5) I/ MỤC TIÊU: - Tiếp tục luyện đọc cho HS ( Chú ý HS đọc còn chậm, em nào chưa bằng lòng về kết quả cho kiểm tra lại). - Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu. II/ ĐỒ DÙNG: - Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (Như tiết 1). - Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc: Thực hiện như tiết 4. 3. Bài tập 2 (Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đó cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.) - HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài tập vào VBT. GV phát phiếu cho một số HS. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. - GV mời những HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng trình bày kết quả, chốt lại lời giải đúng: a. Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn: - Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá. - Động từ: dừng lại, chơi đùa. - Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm: - Buổi chiều, xe làm gì? - Nắng phố huyện thế nào? - Ai đang chơi đùa trước sân? 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. _____________________________ Buổi chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 I/ MỤC TIÊU: -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu( HS trả lời được một đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc) - Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định cuối kì 1(khoảng 80 tiếng/phút). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được các nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài. - Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc. 2. Kiểm tra tập đọc: ( 1/3 số HS trong lớp) - Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài đọc, - GV nhận xét và ghi điểm 3. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 2 (Viết một mở bài theo kiểu gián tiếp, một kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”.) - Một HS đọc yêu cầu của đề. - Cả lớp đọc truyện Ông Trạng thả diều (SGK, tr 104). - Một HS đọc nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trên bảng phụ . - Một HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài trên bảng phụ - HS làm việc cá nhân: mỗi em viết phần mở bài gián tiếp, phần kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền. - Lần lượt từng HS tiếp nối nhau đọc các mở bài. Cả lớp và GV nhận xét. - Tương tự như thế với các phần kết bài. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét và tổng kết giờ học ______________________________ Tiết 2: Thể dục: SƠ KẾT HỌC KỲ I – TRÒ CHƠI: “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC” I/ MỤC TIÊU: - HS nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong học kì 1 - “Trò chơi chạy theo hình tam giác” - bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị còi. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1- 2 phút. - Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút. - Đứng tại chỗ khởi động : 1 phút. - Trò chơi “Kết bạn”: 1 phút. 2. Phần cơ bản: (18- 22 phút) Có thể cho những HS chưa hoàn thành các nội dung đã kiểm tra, được ôn luyện và kiểm tra lại: 3- 4 phút. a. Sơ kết học kì 1 GV - HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì. + Ôn tập kĩ năng ĐHĐN và một số động tác thể dục RLTT và KNVĐCB đã học. + Quay sau, đi đều, đi thường vòng trái, vòng phải. + Bài thể dục phát triển chung. + Ôn một số trò chơi vận động đã học. b. Trò chơi vận động: Cho HS chơi trò chơi các em ưa thích. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - GV công bố kết quả kì I. - Nhận xét tiết học, dặn dò. ________________________________________ Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Kiểm tra bài cũ: - GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9. HS có thể nêu nhiều VD rồi giải thích chung. - GV gợi ý để HS ghi nhớ như sau: + Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. + Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Thực hành: HS làm bài tập 1; 2; 3; 4; 5- trang 7 VBTT - HS nêu yêu cầu các bài tập . - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2: + HS nêu yêu cầu bài tập + GV nêu câu hỏi gợi ý: a. Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì? (Tổng các chữ số phải chia hết cho 9). Vậy ta phải chọn ba chữ số nào để lập số đó? b. Số cần viết phải thoả mãn điều kiện gì? Cần phải chọn chữ số nào để lập các số đó? - Một HS làm bài tập 2 vào bảng phụ. - Chữa bài: HS đổi vở để kiểm tra bài cho nhau. + HS nêu kết quả bài tập 1; 3 . Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả. + HS làm bài trên bảng phụ trình bày kết quả bài tập 2. Lớp nhận xét và thống nhất kết quả: c. Các số chia hết cho 9 là: 612; 621; 216 162; 261; 216. d. Các số chia hết cho 3 là: 120; 201; 102; 210. *Trò chơi : HS chơi trò chơi tiếp sức thi điền nhanh các chữ số thích hợp vào ô trống để được: Số chia hết cho 3: 16 Số chia hết cho 9: 85 Số chia hết cho 2 và chia hết cho 3: 94 2. GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương HS có ý thức học tập tốt, sáng tạo trong khi làm bài. Nhắc nhở một số em cần cố gắng _______________________________ Thứ 5 ngày 9 tháng 1 năm 2020 Buổi sáng: Tiết 1: 2 Tiếng Anh: (GV chuyên biệt dạy) ___________________________________ Tiết 3: Tập làm văn: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 6) I/ MỤC TIÊU: - Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: Quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn. II/ ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc: 3. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập. GV hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu: a.Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. - HS xác định yêu cầu của đề. - Một HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật. - HS chọn một đồ dùng học tập để quan sát. - Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn. - HS viết bài. - Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc các mở bài. - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS viết mở bài hay. Tương tự như thế với các kết bài. 4
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2019_2020.docx