Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Minh

I. Yêu cầu cần đạt

 - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.

 - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định.

II. Đồ dùng

- Tranh, ảnh một số loài cây

III. Các hoạt động dạy - học

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS lên bảng đọc dàn ý tả một cây ăn quả

- GV nhận xét

2. Dạy học bài mới

a. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1:

- HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- GV nhắc: Câu a và câu b làm trên phiếu; Câu c, d, e trả lời miệng.

- Cho HS làm bài tập a, b trong nhóm nhỏ trên phiếu.

- Các nhóm dán kết quả trên bảng, trình bày. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Câu c, d, e- HS trình bày miệng trước lớp. GV nhận xét.

Bài tập 2

- HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- GV hỏi HS về việc đã quan sát trước một cây cụ thể nào rồi? GV treo tranh, ảnh một số loài cây.

- HS ghi lại những gì đã quan sát được

- 3 HS trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò

 - GV nhận xét chung tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát, hoàn chỉnh bài vào vở.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 nhạc cụ”
Cho các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào chai từ vơi đến gần đầy. GV yêu cầu HS so sánh âm do các chai phát ra khi gõ- Sau đó các nhóm biểu diễn.
Thứ Ba, ngày 23 tháng 2 năm 2021
Toán
Tiết 107: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Nhận biết một phân số bé hơn 1 hoặc lớn hơn 1.
* BT cần làm: bài1, bài2 a,b(3 ý đầu). Nếu còn thời gian HS hoàn thành BT.
II. Đồ dùng 
Hình vẽ như phần bài học SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm BT 3a,b trang 118
- Cả lớp làm vào nháp
- Chữa bài và nhận xét
2. Bài mới
Hoạt động 1. Hướng dẫn so sánh hai phân số cùng mẫu số
- GV vẽ đoạn thẳng AB như phần bài học SGK
- Cho HS so sánh: độ dài của đoạn thẳng AC = độ dài đoạn thẳng AB; độ dài của đoạn thẳng AD = độ dài của đoạn thẳng AB 
- HS nhận thấy: AB < AB
- Yêu cầu HS so sánh: và ( < ) 
- Cho HS nhận xét mẫu số của hai phân số và ?
- Hỏi: Muốn so sách 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- HS trả lời, GV ghi bảng (Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. Nếu tử số bằng nhau thì thì hai phân số đó bằng nhau).
- GV cho vài HS nhắc lại
Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành
- Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 119. GV theo dõi, giúp đỡ để HS hoàn thành bài tập:
Bài 1: HS so sánh các cặp phân số, trình bày trước lớp. 
HS khác nhận xét. GV kết luận.
Bài 2: Hướng dẫn HS so sánh theo mẫu rồi rút ra nhận xét như SGK.
Bài 3: HS làm bài. Một HS làm vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; 
- HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- Dặn HS về nhà xem lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
 Kể chuyện
Tiết 22: CON VỊT XẤU XÍ
I. Yêu cầu cần đạt 
- Dựa theo lời kể của GV sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ cho trước( SGK) bước đầu kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu lời kể của câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
II. Đồ dùng 
4 tranh minh họa truyện đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh kể câu chuyện 1 người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết? (bài KC đã chứng kiến hoặc tham gia tuần trước).
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm nội dung bài kể chuyện trong SGK.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1. Giáo viên kể câu chuyện ( lần 1)
+ GV kể chuyện lần 2 (có minh hoạ bằng tranh)
 Cả lớp lắng nghe câu chuyện.
Hoạt động 2. Thực hành các yêu cầu của bài tập 1
- Giáo viên treo 4 tranh minh hoạ -> cho học sinh sắp xếp cho đúng
- Học sinh phát biểu – giáo viên nhận xét, 1 học sinh lên bảng sắp đúng đúng : 2-1-3-4
Hoạt động 3. Luyện kể
b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Hỏi: Nhà văn An Đéc Xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này.
* Ta phải làm gì đối với các con vật ?
Giáo viên chốt lại: Qua câu chuyện con vịt xấu xí muốn khuyên học sinh phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm mẫu.
- Lớp bình chọn cá nhân, nhóm kể hấp dẫn nhất; hiểu nhất điều nhà vưn An Đéc Xen muốn nói với các em.
3. Tổng kết - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe
Luyện từ và câu
Tiết 43: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ “AI THẾ NÀO?”
I. Yêu cầu cần đạt
- Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”
 - Nhận biết được câu kể “Ai thế nào?” trong đoạn văn. Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có dùng một số câu kể “Ai thế nào?”
II. Đồ dùng 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS: nêu ghi nhớ tiết TLVC của tuần trước và đặt 1 câu kể có mẫu “Ai thế nào?”
- GV nhận xét 
2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1. Phần nhận xét
Bài tập 1:
- Cho HS đọc bài tập 1 và đoạn văn
- HS tìm câu kể “Ai thế nào?” 
- GV nhận xét, kết luận (Câu 1, 2, 4, 5)
Bài tập 2, 3:
- Cho HS đọc bài tập 2, 3 và tìm chủ ngữ (Hà Nội:danh từ tạo thành. Cả một, các cụ già, những cô gái thủ đô :cụm danh từ tạo thành)
- GV kết luận.
Hoạt động 2. Ghi nhớ
- Gọi 3HS đọc nội dung phần ghi nhớ và nêu VD
Hoạt động 3. Luyện tập 
- Cho HS làm lần lượt các bài tập 1, 2 theo các bước: HS trao đổi theo cặp, phát biểu, GV chữa bài, kết luận.
3. Củng cố - dặn dò 
- HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn tả một trái cây.
Lịch sử
Tiết 22: RƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết đến sự phát triển của giáo dục thời hậu Lê(những sự kiện cụ thể về tổ chức GD, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê GD có quy cũ, nề nếp hơn: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,
 + Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
II. Đồ dùng 
- Các hình minh hoạ trong SGK, tranh vinh quy bái tổ 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 HS nêu nội dung bộ luật Hồng Đức
- GV nhận xét 
2. Dạy học bài mới 
Hoạt động 1. Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê
- HS đọc SGK, thảo luận, hoàn thành bài tập 1 ở VBT, đại diện các nhóm nêu ý kiến.
- GV khẳng định: Giáo dục thời Hậu Lê tổ chức quy cũ học tập là Nho giáo.
Hoạt động 2. Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê
- Cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
+ Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập, tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu (kết hợp cho HS xem tranh).Sự phát triển về giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng Nhà nước, mà con nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.
3. Củng cố - dặn dò 
- HS giới thiệu về tranh ảnh sưu tầm được.
Buổi chiều
Toán
Tiết 108: LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt
- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số, so sánh được phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 BT cần làm: bài1, bài2(5 ý cuối), bài3a,c. Nếu còn thời gian HS hoàn thành BT
II. Đồ dùng 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2 HS lên bảng nêu cách so sánh các phân số có cùng mẫu số. 
 - GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập
b. Các hoạt động
Hoạt động 1. Hướng dẫn luyện tập 
- Cho HS làm lần lượt các bài tập (BT 1, 2, 3 SGK trang 120). GV giúp đỡ HS yếu và chấm một số bài
Bài 1: HS làm bài cá nhân. GV kiểm tra trực tiếp.
Bài 2: HS nêu cách so sánh phân số với 1 rồi tự làm bài.
HS trình bày. GV nhận xét.
Bài 3 HS suy nghĩ làm bài cá nhân (1HS làm trên bảng phụ).
Yêu cầu HS giải thích vì sao có kết quả đó.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã được học về phân số. 
Tập làm văn
Tiết 43: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. Yêu cầu cần đạt
 - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây. 
 - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định.
II. Đồ dùng 
- Tranh, ảnh một số loài cây
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đọc dàn ý tả một cây ăn quả
- GV nhận xét 
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc: Câu a và câu b làm trên phiếu; Câu c, d, e trả lời miệng.
- Cho HS làm bài tập a, b trong nhóm nhỏ trên phiếu.
- Các nhóm dán kết quả trên bảng, trình bày. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu c, d, e- HS trình bày miệng trước lớp. GV nhận xét.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV hỏi HS về việc đã quan sát trước một cây cụ thể nào rồi? GV treo tranh, ảnh một số loài cây.
- HS ghi lại những gì đã quan sát được
- 3 HS trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
 - GV nhận xét chung tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát, hoàn chỉnh bài vào vở.
Thể dục
BÀI 43: NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI: “ĐI QUA CẦU”
I. Yêu cầu cần đạt
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Học trò chơi: “Đi qua cầu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm – phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, hai em một dây nhảy và dụng cụ sân chơi cho trò chơi “Đi qua cầu”.
III. Các hoạt động dạy học
1 . Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
- GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
- HS tập bài thể dục phát triển chung.
- Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.
- Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.
2. Phần cơ bản:
a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV cho HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây.
- GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. Riêng mỗi tổ khi tập luyện có thể chia thành từng đôi tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập và đếm số lần, GV phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
- Cả lớp nhảy dây theo nhịp hô. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.
b) Trò chơi : “Đi qua cầu”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi.
- Nêu tên trò chơi.
- GV phổ biến cách chơi.
Chuẩn bị :
Sử dụng ghế băng hoặc cầu thăng bằng hoặc nơi có bật gạch xây có bề mặt 15 – 20 cm, độ cao cách mặt đất 20 – 30cm.
Cách chơi :
Các em lần lượt bước lên đầu cầu hoặc ghế băng, rồi đi sang phía bên kia, tương tự như đang đi qua cầu. Trong quá trình chơi quy định cho các em từng đợt như: đi đồng thời hai tay chống hông, dang ngang, giơ lên cao hoặc đi kiểng gót, đi có mang trọng vật  Đi đến đầu cầu bên kia thì nhảy xuống vòng về tập hợp ở cuối hàng (có thể đi sang đầu cầu rồi đi quay trở lại). Lần lượt hết em nọ rồi đến em kia.
- GV cho HS tập trước 1 số lần đi trên mặt đất, sau đó đứng và đi trên cầu để làm quen và tập giữ thăng bằng rồi tổ chức cho tập thử đi trên cầu theo tổ.
- GV tổ chức cho HS chơi chính thức. Tổ nào thực hiện đúng nhất, tổ đó thắng.
Lưu ý: GV nhắc nhở các nhóm giúp đỡ nhau trong luyện tập, tránh để xảy ra chấn thương.
3. Phần kết thúc
- Chạy nhẹ nhàng, sau đó đứng tại chỗ tập một số động tác hồi tĩnh thả lỏng tay chân kết hợp hít thở sâu.
- GV cùng học sinh hệ thống bài học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- GVgiao bài tập về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV hô giải tán.
Thứ Năm, ngày 25 tháng 2 năm 2019
Tập đọc
Tiết 44: CHỢ TẾT
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết đọc diễm cảm một đoạn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu được ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và tranh chợ tết
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Sầu riêng, miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng
- GV nhận xét 
2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1. Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn. GV chia đoạn: 4 đoạn (4 dòng là 1 đoạn)
- HS đọc chú giải
- HS đọc trong nhóm đôi
- Một, hai HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm. HS theo dõi
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, TLCH: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 + 4, TLCH:
+ Mỗi người đến chợ tết với những dáng vẻ ra sao?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung? 
+ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc đó?
* Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
(Bài thơ là một bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua bức tranh về phiên chợ tết, ta thấy được cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê trong dịp tết)
Hoạt động 3. Đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp bài thơ một lần. 
- HS đọc theo hướng dẫn của GV (GV đọc mẫu đoạn từ câu 5- câu 12)
- HS thi đọc diễn cảm. GV nhận xét
- HS nhẩm thuộc bài thơ, thi đọc thuộc trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn về nhà học tiếp tục HTL bài thơ.
Toán
Tiết 109: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số. 
*BT cần làm: bài1, bài2a. Nếu còn thời gian HS hoàn thành BT.
II. Đồ dùng 
- Chuẩn bị hai băng giấy như phần bài học trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ
 - HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mâu số.
 - 2HS lên bảng làm BT 3c,d
 - Cả lớp làm vào nháp.
 - GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập
b. Các hoạt động
Hoạt động 1. Hướng dẫn so sánh hai phân số khác mẫu số
- GV đặt vấn đề: So sánh hai phân số: và ?
- GV dán lên bảng hai băng giấy đã chuẩn bị. Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, lấy 2 phần, tức là lấy băng giấy. Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, lấy 3 phần, tức là lấy băng giấy. 
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của băng giấy và băng giấy. Hướng dẫn HS rút ra kết luận: < hoặc 
 GV hướng dẫn HS cách quy đồng hai phân số: và (vừa nói vừa viết như SGK). 
- Hỏi: Muốn so sách 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- HS trả lời, GV ghi bảng (Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới).
- GV cho vài HS nhắc lại
Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành
 - Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 122. GV theo dõi, giúp đỡ để HS hoàn thành bài tập sau đó chữa bài chung trên bảng lớp.
3. Củng cố - dặn dò 
- Một vài HS nhắc lại cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về học thuộc cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
Thể dục
BÀI 44: NHẢY DÂY
TRÒ CHƠI: “ĐI QUA CẦU”
I. Yêu cầu cần đạt
- Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chậm hai chân. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Trò chơi: “Đi qua cầu”. Yêu cầu nắm được cách chơivà tham gia chơi tương đối chủ động.
II.Địa điểm– phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị bàn ghế, hai em một dây nhảy và sân được kẻ sẵn khu vực kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học
1 . Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
- GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu- yêu cầu giờ kiểm tra.
- HS tập bài thể dục phát triển chung.
- Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.
- Trò chơi: “Kết bạn”.
2. Phần cơ bản
a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
* Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Cả lớp đứng theo đội hình kiểm tra, mỗi lần kiểm tra khoảng 3 – 4 em thực hiện đồng loạt một lượt nhảy. Những em chờ kiểm tra, phải đứng trong hàng, không đi lại.
Cách đánh giá: Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ thuật và thành tích đạt được của từng HS theo mức sau:
Hoàn thành tốt: Nhảy cơ bản đúng động tác cơ bản liên tục từ 6 lần trở lên , có ý thức kỉ luật tốt
Hoàn thành: Nhảy cơ bản đúng động tác được liên tục từ 3 – 5 lần.
Chưa hoàn thành: Nhảy sai động tác hoặc chỉ nhảy được dưới 2 lần, chưa có ý thức cố gắng trong tập luyện.
b) Trò chơi: “Đi qua cầu”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi.
- Nêu tên trò chơi.
- GV nhắc lại quy tắc chơi để HS nắm vững cách chơi.
Cách chơi:
Các em lần lượt bước lên đầu cầu hoặc ghế băng, rồi đi sang phía bên kia, tương tự như đang đi qua cầu. Trong quá trình chơi quy định cho các em từng đợt như: đi đồng thời hai tay chống hông, dang ngang, giơ lên cao hoặc đi kiểng gót, đi có mang trọng vật  Đi đến đầu cầu bên kia thì nhảy xuống vòng về tập hợp ở cuối hàng (có thể đi sang đầu cầu rồi đi quay trở lại). Lần lượt hết em nọ rồi đến em kia.
- GV tổ chức cho HS chơi chính thức, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng .
Lưu ý : GV nhắc nhở các nhóm giúp đỡ nhau trong luyện tập, tránh để xảy ra chấn thương.
3. Phần kết thúc:
- HS chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV nhận xét phần kiểm tra và biểu dương những em đạt thành tích tốt, nhắc nhở những em cần phải tiếp tục tập luyện thêm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
- GV hô giải tán.
Địa lý
Tiết 22: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số hoạt động SX chủ yếu của người dân ĐBNB:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn quả, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Chế biến lương thực.
II. Đồ dùng 
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
- Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam bộ
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
2 HS trả lời 2 câu hỏi sau
- Em hãy nêu những thận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?	
- Nêu những ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta.
2. Bài mới
Hoạt động1. Làm việc theo nhóm
3. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
Bước1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý:
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng N Bộ có công nghiệp phát triển mạnh	
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
- Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
Bước 2: HS trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2. HS làm việc theo nhóm 
4. Chợ nổi trên sông
Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, chuẩn bị cho cuộc thi KC về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý sau: - Mô tả về chợ nổi trên sông (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
- Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
Bước 2: GV tổ chức cho HS thi KC (mô tả) về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc nội dung được tóm tắt ở cuối bài.
- Nhận xét giờ học.
Buổi chiều:
Luyện từ và câu
Tiết 44: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”. Biết đặt câu theo chủ điểm đã học; bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
II. Đồ dùng 
Bảng phụ viết nội dung BT1,2; BT4/b
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ 
 - 2 HS lên bảng đọc đoạn văn kể về một loại trái cây mà em thích có dùng câu kể “Ai thế nào?”
 - GV nhận xét 
2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT1. 
- GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. GV chốt lời giải đúng. Sau đó, HS viết khoảng 10 từ vào vở.
Bài tập 2: Cách tổ chức như BT1
Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của BT3
- HS tiếp nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT1, BT2.
- GV nhận xét nhanh câu văn của từng HS.
- Mỗi HS viết vào 1 – 2 câu.
Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu của BT, làm bài vào vở
 - Một HS lên làm trên bảng phụ.Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giảI đúng.
 - Hai, ba HS đọc bảng kết quả.
3. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa học. 
Đọc sách
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
I. Yêu cầu cần đạt
- Giúp HS có cơ hội quan thÓ hiÖn m×nh tr­íc líp.
- Tạo cơ hội cho các em tìm hiểu vÒ c¸ch kÓ chuyÖn hÊp dÉn tõ ®iÖu bé, cö chØ vµ c¸ch dÉn chuyÖn ®Ó mäi ng­êi yªu thÝch 
- Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách.
II. ChuÈn bÞ
- Phối hợp giáo viên thư viện.
- Sân chơi cho HS: phù hợp, an toàn..
- Nhật kí đọc của HS
B¶ng chÊm ®iÓm ®Ó thi ®ua
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
HOẠT ĐỘNG HS
HOẠT ĐỘNG GV
1- Hoạt động 1: Ổn định
 a, - Cho HS khởi động b»ng mét bµi h¸t 
 - GV Phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_minh.doc