Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường

- Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn được viết vào bảng phụ. Giấy A3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Bài cũ:

+ Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?

+ Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật?

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: GV đặt vấn đề về sự trao đổi chất ở người:

- Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật và thực vật có thể sống được không.

2.2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?

- N2 quan sát hình ở trang 122, mô tả những gì có trên hình vẽ.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung.

+ Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống?

+ Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì?

+ Quá trình trên được gọi là gì?

+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?

 

docx21 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ống, nơm, nuối, nuột, nước, nượp 

b)
+ Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: VD: bải hoải, bảng lảng, bảnh bao, bẻo lẻo, bổi hổi, bủn rủn, bủng beo,...
+ Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã: ỡm ờ, bão bùng, bẽ bàng, bẽn lẽn, bỡ ngỡ, cãi cọ, chễm chệ, dãi dầu, dễ dàng, dõng dạc,..
Bài 3b:
- HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
 - CN làm bài vào vở, 1 HS làm bài bảng phụ.
 - Chữa bài trên bảng phụ.HS nhận xét bài làm của bạn, bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập 2a, 3a chưa làm ở lớp, và xem trước nội dung tiết học sau.
__________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 27 tháng 4 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 3 (a); Bài 4.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập:
 	Yêu cầu cả lớp cần hoàn thành BT 1, 3, 4
Bài 1: 
- GV treo bảng phụ, HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS kể tên các hàng của số trong hệ thập phân đã học.
 - HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
 - Chữa bài: 
+ Một số HS đọc nội dung bài làm của mình, nhận xét, bổ sung.
+ Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, chốt cách phân tích số theo các hàng.
Bài 3: - HS kể tên các lớp, hàng mỗi lớp đã học.
 - GV nêu yêu cầu bài tập, ghi nhanh các số ở bài tập 3 lên bảng.
 - HS lần lượt đọc các số trên bảng, nêu giá trị của các chữ số 5(a), 3 (b).
 - HS hoàn thành bài vào vở.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS nêu một số số tự nhiên tập hợp thành dãy số tự nhiên
 - GV nêu câu hỏi, lần lượt HS trả lời câu hỏi.
 - GV chốt một số kiến thức cơ bản của dãy số tự nhiên.
HS NK: Cần hoàn thành cả BT 2, 5:
Bài 2 : (khuyến khích HS cả lớp cùng làm) 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
 - GV hướng dãn bài mẫu, HS nắm bắt cách làm.
 - CN làm bài vào vở, 1 HS làm bài ở bảng phụ.
 - Nhận xét bài làm của bạn.
 - GV chốt lời giải đúng, khắc sâu kĩ năng phân tích cấu tạo các hàng của số.
Bài 5: (khuyến khích HS cả lớp cùng làm) 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
 - HS tự giác làm bài, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - GV nêu câu hỏi gợi ý, HS trả lời về một số kiến thức của dãy số tự nhiên.
+ Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? 
+ Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
+ Tất cả các số chẵn đều chia hết cho mấy?
 - GV nhận xét phần trả lời của HS.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập luyện thêm. 
Lịch sử
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Sau bài học HS có thể nêu được:
- Nắm được một số nét về sự thành lập nhà Nguyễn
- Nêu được một vài chính cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý cho HĐ2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế, văn hoá để phát triển đất nước? 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- Năm 1972 vua Quang Trung mất đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng dân. Nhân cơ hội đó, họ Nguyễn đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn.
2.2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn.
- N2 thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? (Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Anh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn)
- HS trả lời, GV giới thiệu thêm về Nguyễn Ánh.
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? (Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô.)
+ Từ năm 1802 - 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? (Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long Minh Mạng,Thiệu Trị ,Tự Đức.)
- HS nêu ý kiến trả lời, GV kết luận ý kiến đúng.
Hoạt động 2: Sự thống trị của nhà Nguyễn.
- GV nêu hình thức học tập (N4), giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập đã in sẵn cho các nhóm.
- Các nhóm đọc nội dung ở sgk, thảo luận hoàn thành phiếu .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình.Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Hoạt động 3: Đời sống nhân dân thời Nguyễn.
+ Theo em với ách thống trị hà khắc của vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ như thế nào?
- HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Dưới thời Nguyễn, vua quan bóc lột nhân dân thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu, chính vì thế, nhân dân ta có câu: 
“Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan ...
3. Củng cố dặn dò:
- Hỏi: Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long?
___________________________________
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết được sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
HS NK: Biết không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc nhở bạn bè, ngời thân thực hiện BVMT.
II. CHUẨN BỊ: 
- Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- GV hỏi: Vì sao cần bảo vệ môi trường?
+ Em đã làm những gì để bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, lớp,..?
- HS trả lời. GV nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu yêu cầu nội dung tiết học.
2.2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tập làm “Nhà tiên tri" (bài tập 2, sgk)
- GV chia lớp làm 6 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống thảo luận tìm cách giải quyết.
- Các nhóm tiến hành thảo luận bàn cách giải quyết.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nghe nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, đưa đáp án đúng.
a, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
b, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
c, Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ
d, Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
đ, Làm ô nhiễm không khí ( bụi, tiếng ồn)
e, Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (BT3) 
- GV nêu hình thức học tập: N2 thảo luận, GV nêu lần lượt các ý kiến, HS giơ thẻ màu đã quy định (xanh, đỏ, trắng).
- HS tiến hành thảo luận.
- GV nêu lần lượt các ý kiến, HS giơ thẻ màu tương ứng bày tỏ ý kiến của mình.
- HS nêu lí do chọn cách bày tỏ ý kiến của mình.
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng. (Tán thành: c, d, g; không tán thành: a, b)
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 4 sgk) 
- GV chia lớp làm các nhóm 4- 6 HS, giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ thảo luận tìm cách xử lí.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét.
- GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm, đưa ra cách xử lí có tính thuyết phục hơn (Nếu HS xử lí chưa phù hợp)
a, Thuyết phục mẹ chuyển bếp than đi chỗ khác.
b, Đề nghị anh giảm âm thanh.
c, Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- GV tiểu kết: Bảo vệ môi trường phải là ý thức trách nhiệm của mọi người, không loại trừ riêng ai.
Hoạt động 4: Dự án " Tình nguyện xanh"
- GV chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm như sau: Tìm 
hiểu tình hình môi trường, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết. N1- ở thôn xóm. N2- ở trường học. N3- ở lớp học.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết quả làm vịêc của các nhóm.
- GV kết luận chung: GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 5: Hoạt động tiếp nối:
- GV nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt dộng bảo vệ môi trường tại địa phương, trường lớp.
- Dặn HS chuẩn bị tốt cho giờ học thực hành địa phương.
_______________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Dựa vào gợi ý trong SGK trang 117, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-	Một số truyện về du lịch, thám hiểm, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng: 2 HS lên bảng kể chuyện; Nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- GV phân tích đề bài : HS đọc đề bài
- Cho HS đọc phần gợi ý.
- Nêu tên câu chuyện định kể: 3 HS nêu.
- Nêu dàn ý câu chuyện mình định kể.
Hoạt động 3: Kể trong nhóm: 
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng dẫn HS trao đổi giúp đỡ bạn: Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe hỏi bạn một số câu hỏi về nội dung ý nghĩa.
Hoạt động 4: Thi kể chuyện trước lớp: 
- 5 HS lên thi kể chuyện
 Gọi HS nhận xét, GV bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
Về nhà kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài.
__________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 28 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của quê hương.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ ghi đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- HS dọc bài Ăng- co- vát và trả lời câu hỏi sgk.
- HS , GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV treo tranh và nêu câu hỏi HS trả lời: 
+ Tranh vẽ gì? Nhìn bức tranh, em thấy cảnh quê hương như thế nào?
- GV dẫn dắt ghi mục bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài
a, Luyện đọc:
- 2HS tiếp nối đọc bài (3 lượt).
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, chú ý câu cảm " Ôi chao!.....
- Giải nghĩa từ: Lộc vừng: cây cảnh có hoa màu hồng nhạt, cánh là những tua mềm.
- N2 luyện đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
* HS đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi:
- Chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào?
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì miêu tả về chú chuồn chuồn nước?
- Vậy em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? 
- Đoạn 1 cho ta biết điều gì? 
- HS phát biểu, GV chốt ý đúng ghi bảng.
Ý 1: Vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
- GV: Hình dáng của chú chuồn chuồn nước được miêu tả rất đẹp và ấn tượng. Với cách so sánh hình ảnh chú chuồn chuồn sinh dộng hơn, gần gũi hơn.
* HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
- Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay? 
GV giảng: Cách bay của chú chuồn chuồn rất đặc sắc, nhờ đó mà tác giả vẽ lên trước mắt chúng ta phong cảnh quê hương đất nước thanh bình và sinh động. Qua cách miêu tả trên ta thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
- Vậy những câu văn nào thể hiện điều đó? (Mặt hồ trải rộng......và cao vút)
- Qua đoạn 2 em hiểu điều gì? 
 HS nêu ý chính đoạn 2, GV chốt ý đúng, ghi bảng.
Ý 2: Tình yêu quê hương đất nước của tác giả khi miêu tả cảnh đẹp của làng quê.
- HS đọc toàn bài, nêu ý chính của bài, 
- GV nhận xét, chốt ý đúng, ghi bảng nội dung chính của bài: Bài văn mt vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó tác giả vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam tươi đẹp, thanh bình đồng thời qua đó bộc lộ tình yêu của mình với đất nước quê hương.
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HS đọc nối tiếp bài văn, nhận xét, tìm cách đọc hay.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS luyện đọc N2.
- Thi đọc trước lớp, GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS luỵên đọc bài
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
(Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- So sánh các số tự nhiên có đến 6 chữ số
- Xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2); Bài 2; Bài 3.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 2 HS làm bài tập luyện thêm của tiết học trước.
- GV theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
- Yêu cầu tất cả HS hoàn thành BT1 (2dòng trên), BT2, BT3. HS KG cần làm hết các BT.
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
 Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 - HS làm bài, một em làm bảng phụ.
 - Chữa bài : HS nêu kết quả bài làm, giải thích cách điền dấu.
 - GV nhận xét.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu nôi dung bài tập.
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 + Muốn viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn trước tiên chúng ta phải làm gì? 
 - HS làm bài , nêu kết quả, nhận xét bổ sung.
 - HS giải thích cách sắp xếp số của mình.
 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: (tiến hành như bài 2)
Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 5: 
- GV ghi bảng 57 < x < 62 và yêu cầu HS đọc.
 - HS đọc tiếp yêu cầu a.
 Hỏi: Vậy x (phần a) phải thoả mãn điều kiện nào ?
 - HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét bổ sung.
 - GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS về nhà làm bài tập luyện thêm và chuẩn bị tốt giờ học sau. 
_______________________________
Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Hiểu thế nào là trạng ngữ, ý nghĩa của trạng ngữ.
- Nhận diện được trạng ngữ ở trong câu và bước đầu biết viết đoạn văn ngắn có ít nhất một câu có trạng ngữ.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 3 HS lên bảng đặt mỗi em 1 câu cảm.
 - 2 HS trả lời câu hỏi sau:
+ Câu cảm dùng để làm gì? Nhờ dấu hiệu nào để em nhận biết được câu cảm
 - Lớp nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV ghi bảng: Hôm nay, em được cô giáo khen.
 - HS xác định CN- VN trong câu.
 - GV nêu: Từ " Hôm nay' có chức vụ gì trong câu, nó có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Phần Nhận xét
- 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu phần nhận xét, lớp theo dõi.
- Hãy đọc phần in nghiêng trong câu.
+ Phần in nghiêng đó giúp em hiểu điều gì?
+ Em hãy đặt câu hỏi cho phần in nghiêng.
- HS nối tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu theo yêu cầu. GV ghi nhanh các câu HS đặt lên bảng lớp.
+ Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu.
VD: 	+ Sau này, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.
 	+ I-ren, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.
 	+ Nhờ tinh thần ham học hỏi, I-ren sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. 
 	+ I-ren, nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
- Em có nhận xét gì về vị trí của các phần in nghiêng?
+ Khi thay đổi vị trí của các phần in nghiêng nghĩa của câu có bị thay đổi không?
- GV kết luận: Các phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Đây là thành phần phụ trong câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân mục đích, ... của sự vật nêu trong câu.
+ Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào? 
+ Trạng ngữ có vị trí ở đâu trong câu?
Hoạt động 3: Ghi nhớ
- HS đọc nội dung ghi nhớ ở sgk.
- HS đặt câu có trạng ngữ minh hoạ cho ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu nội dung bài tập.
 - CN làm bài vào vở, 1 em làm bài trong bảng phụ.
 - HS nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 + Em hãy nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ viết câu cho HS, ghi điểm cho HS có bài viết tốt.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________
Thứ 5 ngày 29 tháng 4 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- HS biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài tập cần làm: bài 1; Bài 2; Bài 3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ:
- HS lên bảng làm bài tập luỵên thêm của tiết học trước.
- Một số HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- GV nhận xét, chốt kiến thức dấu hiệu chia hết cho HS.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
- Yêu cầu tất cả HS hoàn thành BT1 , BT2, BT3. HS KG cần làm hết các BT.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ.
 - Chữa bài nhận xét, bổ sung. HS nêu lí do chọn số của mình.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - CN làm bài vào vở, 4 HS lên làm bài ở bảng phụ.
 - Chữa bài nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
 a. 252; 552; 852. b. 108; 198. c. 920. d. 255.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Số x phải tìm cần thoả mãn điều kiện nào?
 - HS nêu, GV kết luận: + Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.
 + Là số lẻ. 
 + Là số chia hết cho 5.
 - HS làm bài vào vở, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 4: (khuyến khích HS cả lớp cùng làm) 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Bài toán yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào? 
 - HS nêu các yêu cầu của bài toán, GV kết luận: Có 3 chữ số. Đều có các chữ số 0,5,2.vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
 - HS nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.250, 520
Bài 5: (khuyến khích HS cả lớp cùng làm) 
- HS đọc bài toán, lớp đọc thầm .
+ Bài toán cho biết gì? (Số cam mẹ mua xếp vào mỗi đĩa 3 hoặc 5 quả thì vừa hết)
 + Điều này có nghĩa là gì? (Số cam mẹ mua chia hết cho 3 và 5)
 + Bài toán hỏi gì? (Số cam mẹ mua là bao nhiêu quả)
 + Để tìm được số cam mẹ mua ta cần bám vào điều kiện nào nữa?
 - HS làm bài vào vở, nêu bài giải, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 
Tập làm văn
LUỴÊN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn ((BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh về các con vật, Bảng phụ viết đoạn văn Con ngựa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 1 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật.
- 1 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
- HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1, 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS dùng bút chì gạch chân dưới từ ngữ miêu tả những bộ phận của con vật.
- GV ghi bảng làm 2 cột: Các bộ phận và từ ngữ miêu tả.
- HS nêu, GV ghi nhanh lên bảng:
 + Hai tai To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
 + Hai lỗ mũi Ươn ướt động đậy
 + Hai hàm răng Trắng muốt
 + Bàn Được cắt rất phẳng
 + Ngực Nở
 + Bốn chân Khi đứng cũng dậm lộp cộp trên đất
 + Cái đuôi Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái
Bài 3: 
- HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
 - Nhận xét, chữa bài trên bảng phụ.
 - HS nối tiếp đọc kết quả bài làm của mình.
 - GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị tốt tiết học sau.
______________________________
Khoa học
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nêu được những điều kiện cần để động vật duy trì sự sống như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
II. CHUẨN BỊ: 
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- HS lên

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.docx