Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.

2. Kĩ năng

- Vận dụng biểu thị được độ dài của đoạn thẳng trên biểu đồ theo tỉ lệ biểu đồ

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx35 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
* HS năng khiếu viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2).
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút dạ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới:(15p)
* Mục tiêu:Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
* Cách tiếnhành:
a. Nhận xét
Bài tập 1,2,3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
+ So sánh 2 câu
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng.
+ Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì?
- GV: Các bộ phận in nghiêng trong câu b gọi là trạng ngữ, có tác dụng bổ sung một ý nghĩa nào đó cho câu
b. Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Yêu cầu lấy VD

Nhóm 2 – Lớp
+ Câu b thêm 2 bộ phận được in nghiêng. Đó là: Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này.
+ Nhờ đâu, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+Vì sao I- ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
+Khi nào I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Tác dụng của phần in nghiêng trong câu: Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc ở CN và VN.
- Lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS M3, M4 lấy VD
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu:Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
* Cách tiến hành
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV HD: Để tìm thành phần trạng ngữ trong câu thì các em phải tìm bộ phận nào trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (GV gạch dưới trạng ngữ trong các câu văn trên bảng phụ): 
+ Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Bài tập 2:
- GV cùng HS chỉnh sửa các lỗi dùng từ, đặt câu
-Giúp đỡ HS M1+M2 đặtcâu văn hoàn chỉnh.
 - HS M3+M4 viết câu văn giàu hình ảnh và có sử dụng biện pháp so sánh.
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo(1p)
Nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
a)Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
b)Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c)Từ tờ mờ sáng, cô Thảo  , mỗi năm, cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
+ Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gia: Ngày xưa, Từ tờ mờ sáng, mỗi năm
+ Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ nơi chốn: Trong vườn
Cá nhân – Lớp
VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: 
- Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ôngbà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng, mẹ sẽ đánh thức con dậy nhé!
Em hào hứng quá, nằm trằn trọc mãi mới ngủ được.Sáng hôm sau, nghe tiếng gọi của mẹ là em bật dậy ngay. Chuyến đi thật vui và thú vị. Em được vui đùa, được thưởng thức nhiều hoa quả ngon trong vườn của ông bà. Em chỉ mong sẽ được ở đây chơi cả tháng.
- Tìm các trạng ngữ trong bài tập đọc Ăng-co Vát
- Đặt câu có 2, 3 trạng ngữ và nêu ý nghĩa mà từng trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa cho câu

LỊCH SỬ 
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).
2. Kĩ năng
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:
+ Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc,...).
+ Ban hành bộ luật Gia Long.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* ĐCND:Không yêu cầu nắm nội dung, chỉ cần biết Bộ Luật Gia Long do nhà Nguyễn ban hành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu thảo luận nhóm cho HS.
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(4p)
+Bạn hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Kinh tế: ban bố “chiếu khuyến nông”
+ Văn hoá, giáo dục; dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức

2. Bài mới:(30p)
* Mục tiêu:
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
Hoạt động 1: Nhà Nguyễn ra đời: 
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV kết luận: Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn 
** GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? 
+ Kinh đô đặt ở đâu? 
+ Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào?
Hoạt động2: Những chính sách triều Nguyễn: 
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.
+ Những sự kiện nào chứng tỏ các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai?
+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
+ Bộ luật Gia Long được ban hành với những điều lệ như thế nào?
+ Theo em, với cách thống trị của các vua thời Nguyễn cuộc sống của nhân dân ta như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đi đến kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình.Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Lớp
+ Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn, Năm 1802.
- HS lắng nghe
+ Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, 
+ Chọn Huế làm kinh đô.
+Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,Tự Đức.
Nhóm 4 – Lớp
- HS đọc SGK và thảo luận.
- Lắng nghe
+ Bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương
+ Gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thuỷ binh, tuợng binh)
+ Những kẻ mưu phản và cùng mưu không phân biệt thủ phạm hay tòng phạmđều bị xử lăng trì
+ Nhà vua đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của mình. Với cách thống trị như vậy cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Sưu tầm các câu chuyện về các vua triều Nguyễn

KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
-Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
2. Kĩ năng
- HS chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
3. Thái độ
- Giáo dục HS mạnh dạn học hỏi, chịu khó tìm tòi
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* ĐCND: Thay cho bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (không dạy)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Sách Truyện kể 4
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Gv giới thiệu, dẫn vào bài.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p)
* Mục tiêu: HS chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch, thám hiểm, khuyến khích các câu chuyện ngoài SGK
* Cách tiến hành: 
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: 
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc nói về du lịch hay thám hiểm
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK, những câu chuyện HS được đọc trong sách truyện kể, sách, báo, tạp chí, internet

- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:
- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể

3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về du lịch, thám hiểm. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm 
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?
+ Nhân vật đó đã có chuyến du lịch (thám hiểm) ở đâu?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
..................
+ Phải đi nhiểu nơi thì mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.

ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
3. Thái độ
- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* ĐCND: Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành
* KNS: -Trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường
- Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường
- Bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường
* BVMT:Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS
*TKNL:- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 - Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng. 
* Tư tưởng HCM: Cần kiệm liêm chính
* GD QP – AN: Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV:Các tấm bìa xanh, đỏ
- HS: SGK, SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(2p)
+ Nêu những hậu quả do ô nhiễm môi trường mang lại?
- GV dẫn vào bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
+ Con người phải sử dụng nước ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, gây ra nhiều bệnh tật,...

2. Bài mới (30p)
* Mục tiêu:Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: Tập làm “Nhà tiên tri”: 
 (Bài tập 2- SGK)
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người trong các trường hợp đó?
- GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- KL + Giáo dục TKNL: Khi chúng ta làm ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường chính là chúng ta làm ảnh hưởng tới cuộc sống của chính mình. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến của em: 
(Bài tập 3- SGK)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- Y/c: Em hãy thảo luận với các bạn và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: (tán thành, hoặc không tán thành)
- GV chốt đáp án đúng + Giáo dục TKNL: Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng. 
HĐ 3: Xử lí tình huống: 
(Bài tập 4- SGK)
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai)
- GV nhận xét xử lí của từng nhóm và chốt lại những cách xử lí hợp lí.
HĐ 4: Dự án “Tình nguyện xanh” (KNS)
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: 
òNhóm1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm, thôn, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.
òNhóm2: Tương tự đối với môi trường ở trường học.
òNhóm3: Tương tự đối với môi trường lớp học.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
ï Kết luận chung: 
- GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
- GV mời 1 vài em đọc to phần Ghi nhớ (SGK/44)
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 6 – Lớp
a/ Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
b/ Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây các bệnh hiểm nghèo, làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
c/ Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ 
d/ Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
đ/ Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn), gây bệnh cho con người.
e/ Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, gây ra các bệnh cho con người
- Lắng nghe
Cá nhân – Lớp
- HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu xanh, đỏ.
a/ Không tán thành
b/ Không tán thành
c/ Tán thành
d/ Tán thành
đ/ Tán thành
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
a/ Thuyết phục mẹ chuyển bếp than ra bên ngoài và tốt nhất là không nên dùng bếp than tổ ong vì làm ô nhiễm môi trường
b/ Đề nghị em giảm âm thanh.
c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS liên hệ các việc mà mình đã làm được và chưa làm được để cùng thực hiện bảo vệ môi trường
- 1 HS đọc
- Thực hiện bảo vệ môi trường tại gia đình, lớp học
- Thực hiện trồng và chăm sóc cây xanh góp phần bảo vệ môi trường.

Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2021
TOÁN
Tiết 153: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Tiếp tục ôn tập về dãy số tự nhiên và một số tính chất của nó
2. Kĩ năng
- So sánh được các số có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
3. Thái độ
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả các bài tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu:
- So sánh được các số có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1(2 dòngđầu – HS năng khiếu hoàn thành cả bài): 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Củng cố cách so sánh hai số tự nhiên có nhiều chữ số.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Củng cố cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Bài 3
- HD tương tự bài 2
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 so sánh được các STN
Bài 4+ bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Đáp án:
 989 < 1321 34 579 < 34 601
27 105 150 459
Đáp án
a) 999<7426<7624< 7642
b) 1853<3158<3190<3518
Đáp án:
a) 10261>1590>1567>897
b) 4270>2518>2490>2476, 
Bài 4:
a) 0 ; 10 ; 100
b) 9 ; 99 ; 999
c) 1 ; 11 ; 101
d) 8 ; 98; 998
Bài 5:
a) x = 58 ; 60
b) x = 59 ; 61
c) x = 60
- Ghi nhớ một số tính chất của dãy số tự nhiên
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

TẬP ĐỌC
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuốn chuốn nước và cảnh đẹp của quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rõ ràng bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
3. Thái độ
- HS có tình cảm yêu mến các cảnh đẹp của quê hương, đất nước
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Ăng - co Vát?
+ Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
+ Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS đọc
+ Ăng- co Vát là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia được xây dựng từ đầu th61 kỉ XII
+ “Lúc hoàng hôn, Ăng- co Vát thật huy hoàng,  từ các ngách”.

2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc, biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài cần đọc cả bài với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: Ôi chao, đẹp làm sao, lấp lánh, long lan, nhỏ xíu, mênh mông, rung rinh, tuyệt đẹp,...
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
+ Giải nghĩa từ "lộc vừng": là một loại cây cảnh, hoa màu hồng nhạt, cánh là những tua mềm.

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Ôi chao.phân vân.
+ Đoạn 2: Rồi đột nhiêncao vút.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (chuồn chuồn nước, giấy bóng, đột nhiên, thung thăng,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
+ Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
+ Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
+ Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện q

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_hong_hanh.docx