Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, rõ ràng toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn của bài văn với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

- Nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Bài cũ:

- 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc;

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- GV giới thiệu chủ điểm Tình yêu cuộc sống và bài đọc: “Vương quốc vắng nụ cười”. Bên cạnh cơm ăn nước uống thì tiếng cười yêu đời, những câu chuyện vui, hài hước là những thứ vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người. Truyện đọc: “ Vương quốc vắng nụ cười” giúp em hiểu điều ấy.

Hoạt động 2: Luyện đọc

- GV yêu cầu phân chia đoạn đọc.

- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài ( 3 lựơt)

- GV hướng dẫn HS phát âm đúng các tên riêng và giải nghĩa các từ ngữ khó trong bài: nguy cơ, thân hành, du học.

- HS luyện đọc theo cặp

- 2 HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng kể rõ ràng, chậm rãi.

 

docx20 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 động 3: Bài tập chính tả
Bài 1: GV chọn bài a, giải thích yêu cầu.
- HS đọc lại yêu cầu, làm bài vào vở.
- GV dán 3 phiếu nội dung bài lên bảng, yêu càu 3 nhóm làm bài tiếp sức.
Chúc mừng năm mới...thế kỉ: 
 vì sao - năm sau - xứ sở - gắng sức - xin lỗi - sự chậm trễ.
- Các nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS đọc lại đoạn văn. GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà đọc lại BT đã làm và làm tiếp bài tập còn lại
__________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 5 tháng 5 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ
- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên
- Biết giải bài toán liên quan đến phép tính với các số tự nhiên.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài tập 3,4,5 của tiết trước. GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
	Bài tập cần làm: BT1a, BT2, BT4
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài phần a.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
a)Với m = 952 ; n = 28 thì:
m + n = 952 + 28 = 980 ; 	 m - n = 952 - 28 = 924
m Í n = 952 Í 28 = 26656 ; 	m : n = 952 : 28 = 34
Bài 2: 
- HS đọc đề bài và tự làm bài - 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có các dấu cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc.
- Gv nhắc nhở thêm vè cách làm.
a) 12 054 : (15+67) = 12 054 : 82 29 150 - 136 x 201 = 29 150 - 27 336
 = 147 = 1814
b) 9 700 : 100 + 36 x 12 = 97 + 432 (160 x 5 - 15 x 4) : 2 = (800 - 60) : 2
 = 529 = 740 : 2 
 = 370
Bài 3: (Yêu cầu HS năng khiếu hoàn thành)
- GV cho HS nhắc lại các tính chất của phép tính có liên quan đến BT: kết hợp, giao hoán, nhân một số với một tổng,...
- HS vận dụng giải toán.
- 2 HS trình bày bài làm trước lớp - lớp giải vào vở.
36 Í 25 Í 4 = 36 Í (25 Í 4) 18 Í 24 : 9 = (18 : 9) Í 24
 = 36 Í 100	 = 2 Í 24 
 = 360 	 = 48	
Bài 4: 
- HS đọc đề bài và phân tích.
- Bài toán yêu cầu tìm gì? (Trong hai tuần, trung bình mỗi ngày cửa hàng bàn được bao nhiêu mét vải.)
- Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì?
+ Tổng số mét vải bản trong hai tuần
+ Tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT và giải thích cách làm.
Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:
319 +76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:
7 x2 = 14 (ngày )
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
714 : 14 = 51 (m)
Đáp số : 51 mét vải
Bài 5: (Động viên HS cả lớp cùng hoàn thành)
- HS đọc đề toán - GV hướng dẫn phân tích.
+ Bài toán hỏi gì? (Bài toán hỏi số tiền mẹ có lúc đầu).
+ Để tính được số tiền mẹ có lúc đầu em phải biét được gì?(Phải biết được số tiền mẹ đã dùng để mua bánh và mua sữa).
- HS làm bài vào vở, một số HS làm trên bảng phụ
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở.
- GV nhận xét tiết học
- Giao BTVN và nội dung ôn tập cho tiết học tiếp theo.
________________________________
Lịch sử
KINH THÀNH HUẾ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
+ Quá trình xây dựng, tu bổ kinh thành Huế: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành
+ Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hóa thế giới (từ năm 1993).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa SGK, bản đồ Việt Nam.
- Tư liệu, tranh ảnh sưu tầm về kinh thành Huế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 2 HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 27; GV nhận xét.	
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV treo hình minh họa trang 67: Hình chụp di tích lịch sử nào? (Hình chụp Ngọ Môn trong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế).
- GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí Huế và giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ Nhà Nguyễn huy động ... nhất nước ta thời đó.
- 2 HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV tổng kết ý kiến của HS.
Hoạt động 2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế
- HS các tổ trưng bày các tranh, ảnh sưu tầm được về kinh thành Huế.
- Các tổ cử đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.
- GV và lớp tham quan góc trưng bày và nghe giới thiệu của các nhóm.
- Bình chọn nhóm có góc trưng bày đẹp nhất, giới thiệu hay nhất.
Kết luận: Kinh thành Huế là một cô S ng trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là Di sản Văn hóa thế giới.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
- Yêu cầu về nhà ôn lại nội dung bài học, tìm hiểu thêm về kinh thành Huế và hoàn thành bảng thống kê các giai đoạn lịch sử của nước ta.
_______________________________________
Kể chuyện
KHÁT VỌNG SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý; bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 2 HS kể về một cuộc du lịch mà em được tham gia. GV nxét, đánh giá.
2. Bài mới:
 	- GV giới thiệu câu chuyện và nhà văn Giắc Lơn-đơn.
Hoạt động 1: GV kể chuyện.
- GV kể chuyện lần 1 - HS lắng nghe
- GV kể chuyện lần 2, kết hợp chỉ tranh minh họa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS kể theo nhóm 2, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp
+ Các nhóm cử đại diện lên kể từng đoạn và trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ GV và lớp nhận xét, đánh giá
+ Lớp bình chọn người kể chuyện đúng và hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
________________________________
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Trình bày được sự trao đổi chất cỷa động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và phải thải ra môi trường các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu, ...
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 128, 129 SGK
- Giấy khổ rộng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 - SGK trang 128.
+ Kể tên những gì được vễ trong hình
+ Tìm những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố cón thiếu để bổ sung.
- HS thảo luận nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2: Hoạt động theo lớp
- Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thả ra môi trường trong quá trình sống.
+ Quá trình trên được gọi là gì?
Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi, và thải ra các chất cặn bã, khí các-bo-níc, nước tiểu... Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm
- HS vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
3. Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị cho tiết học sau.
__________________________________________________________________
Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
Tập đọc
NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc trôi chảy, lưu loát hai bài thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm hai bài thơ với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
- Hiểu nội dung hai bài thơ: nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- 4 HS đọc bài Vương quốc vắng nụ cười và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học hai bài thơ của Bác Hồ. Qua đó, các em sẽ thấy được phẩm chất tuyệt vời của Bác.
BÀI 1: NGẮM TRĂNG
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm, giải thích xuất xứ bài thơ và nói thêm về hoàn cảnh của Bác ở trong tù.
- GV hướng dẫn HS phát âm đúng các tên riêng và giải nghĩa các từ ngữ khó trong bài: hững hờ.
- HS tiếp nối đọc bài thơ (nhiều lần)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV tổ chức hoạt động nhóm, HS trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù ở Trung Quốc.
- Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
- Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? (Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh khó khăn nhất.)
- GV giải thích thêm về nội dung bài thơ.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý về nhịp thơ.
- HS nhẩm HTL bài thơ. Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
BÀI 2: KHÔNG ĐỀ
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm,
- GV hướng dẫn HS phát âm đúng các tên riêng và giải nghĩa các từ ngữ khó trong bài: không đề, bương, ngàn.
- HS tiếp nối đọc bài thơ (nhiều lần)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
GV tổ chức hoạt động nhóm, HS trả lời các câu hỏi ở SGK
- Bác Hồ sàng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó? (Bác sáng tác bài thơ ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.)
- Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong hái ung dung của Bác? (Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa, quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay...)
- GV: Qua lời tả của Bác, cảnh núi rừng chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bốn bề việc quân, việc nước Bác vẫn sống rát bình dị, yêu trẻ, yêu đời.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý về nhịp thơ.
- HS nhẩm HTL bài thơ. Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS HTL hai bài thơ trên.
_____________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ hình cột.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các biểu đồ trang 164, 165, 166 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm các bài tập 4,5 của tiết 157 trong VBT.
- GV kết hợp kiểm tra bài làm về nhà của HS, nhận xét.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
- GV: Trong giờ học hôm nay các em tiếp tục ôn tập về đọc, phân tích và xử lí các số liêu của biểu đồ tranh
Hoạt động 2: Thực hành
	Bài tập cần làm: BT2 và BT3
Bài 2: GV treo biểu đồ và tiến hành tương tự BT1.
- HS trả lời miệng câu a và làm câu b vào vở.
b) Bài giải 
Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội:
1255 - 921 = 334 (km)
Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh:
2095 - 1255 = 840 (km)
Đáp số: 840 km
Bài 3:
- GV treo biểu đồ, HS đọc biểu đồ, đọc kĩ câu hỏi và làm bài vào VBT.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
a) Trong tháng 12, cửa hàng bán được số mét vải hoa là:
50 42 = 2100 (m)
b) Trong tháng 12 cửa hàng bán được số cuộn vải là:
42 + 50 + 37 = 129 (cuộn)
Trong tháng 12 cửa hàng bán được số mét vải hoa là:
50 129 = 6450 (m)
Đáp số: 2100 mét vải, 6450 mét vải
	HS nào hoàn thành BT 2, Bt3 thì làm tiếp BT1
Bài 1: GV treo biểu đồ, yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi của bài tập
+ Cả 4 tổ cắt được bao nhiêu hình? Trong đó có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình chữ nhật? (Cả bốn tổ cắt được 16 hình. Trong đó có 4 hình tam giác, 7 hình vuông, 5 hình chữ nhật.)
- Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 bao nhiêu hình vuông nhưng ít hơn tổ 2 bao nhiêu hình chữ nhật? (Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 là 1 hình vuông nhưng ít hơn tổ 2 là 1 hình chữ nhật.)
+ Tổ nào cắt đủ cả 3 loại hình? Tổ 3
+ Trung bình mỗi tổ cắt được bao nhiêu hình? 16 : 4 = 4 (hình)
- HS làm bài vào vở. GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét bài làm của HS; GV nhân xét tiết học.
- Dặn xem trước nội dung ôn tập của tiết học tiếp theo.
______________________________
Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, bước đầu thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, giấy khổ rộng
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ:
- 1HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước và làm lại BT2.
- 1 HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Phần nhận xét
*Bài tập 1, 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 	+ Tìm trạng ngữ trong câu, xác định trang ngữ đó bổ sung cho ý nghĩa gì của câu.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng: Bộ phận trạng ngữ Đúng lúc đó, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài 
- HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét, GV kết luận:
Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào? (Chưa xảy ra sự việc)
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- 1HS lấy VD minh họa
Hoạt động 3: Phần luyện tập 
	BT cần làm: BT1, BT2a hoặc 2b (HS K- G cần làm cả 2BT)
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân. GV dán các băng giấy lên bảng
- 2 HS lên gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong câu
- GV và lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng
a) Buổi sáng hôm sau,. vừa mới ngày hôm qua, qua một đêm mưa rào.
b) Từ ngày còn ít tuổi, mỗi lần đứng trước cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội,.
 	Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu BT và hướng dẫn làm bài.
- Lưu ý về trình tự: Đọc kĩ mỗi đoạn văn, chỉ ra những câu văn còn thiếu trạng ngữ trong đoạn, viết lại câu có thêm trạng ngữ.
- Các nhóm HS làm bài trên phiếu BT và trình bày kết quả.
- GV và lớp nhận xét, chữa bài:
a) Mùa đông - Đến ngày đến tháng
b) Giữa lúc gió đang gào thét ấy  Có lúc.
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ và đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2021
Địa lí
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nhận biết được vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan,
các đảo và quần đảo: Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.
HS năng khiếu: Biết Biển Dông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta. Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh về biển, đảo Việt nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- HS lên bảng chỉ vị trí của thành phố Đà Nẵng và trình bày một số đặc điểm chính. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV: Nước ta có đường bờ biển dài 3200 km thuận lợi cho hoạt động sản xuất, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và vô cùng quan trọng. Bài học hôm 
nay giúp các em hiểu rõ hơn điều đó.
2.2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam.
- N2 tìm và chỉ vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. Nêu giá trị của biển đối với nước ta.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS lên chỉ một số mỏ dầu, mỏ khí ở vùng biển nước ta.
- N4 tiếp tục thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Thứ tự
Giá trị của biển Đông
Lợi ích đem lại
1
Muối
Cung cấp muối cần thiết cho con người
2



- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV KL: Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông; Có vai trò điều hoà khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta.
Hoạt động 2: Đảo và quần đảo.
- GV giải thích 2 khái niệm : Đảo và quần đảo.
- Chia lớp làm 6 nhóm thực hiện yêu cầu sau: tìm và chỉ cho nhau thấy vị trí các đảo và quần đảo chính.
+ Nhóm 1 và 5: Vịnh Bắc Bộ. 
+ Nhóm 2 và 4: Biển miền Trung.
+ Nhóm 3 và 6: Biển phía Nam và Tây Nam.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- GV KL: Nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó chúng ta cần phải khai thác hợp lí về nguồn tài nguyên vô giá này.
- HS nêu lại nội dung của bài.
Hoạt động 3: Trò chơi Ai đoán tên đúng
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi.
- GV đa ra 5 ô chữ với lời gợi ý, HS suy đoán tìm ra câu trả lời. Nếu đoán đúng sẽ nhận phần thưởng, nếu sai thì sẽ bị phạt.
- GV tổ chức cho HS chơi.
+ Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển này? (Biển Đông)
+ Đây là một địa danh, nằm ven biển miền Trung, nổi tiếng về một loại gia vị? (Lí Sơn)
+ Đây là địa danh in dấu các chiến sĩ cách mạng? (Côn Đảo)
+ Đây là thắng cảnh nổi tiếng, đã được ghi nhận là di sản thiên nhiên thế giới? (Vịnh Hạ Long)
+ Đây là một quần đảo nổi tiếng ở ngoài khơi biển miền Trung và thuộc tỉnh Khánh Hoà? (Trường Sa)
 3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài cũ và xem trước bài tiết học sau
__________________________________
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các hình vẽ BT1, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3 của tiết 158. 
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
	BT cần làm: BT1, BT3 (làm 3 trong 5 ý), BT4, BT5
Bài 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và tìm hình đã dược tô màu hình. (Hình 3).
- HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các phần còn lại:
Hình 2 tô màu, hình 4 tô màu 
- GV nhận xét. Kết luận.
Bài 3: 
- GV cho HS đọc đề bài, hỏi:
- Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?
Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số tự nhiên khác 1.
- 1 HS lên bảng làm - Cả lớp làm bài vào VBT.
- GV và HS nhận xét, chữa bài trên bảng và đổi vở kiểm tra bài nhau.
 ; 	
 ; 	; 	
Bài 4: 
- HS nêu cách quy đồng 2 phân số.
- HS làm bài vào vở.
a) và . 
Ta có: = = ; = = 
b) và 
Ta có : = = ; giữ nguyên 
Bài 5: Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần
	- HS so sánh và sắp xếp theo yêu cầu : ; ; ; 
3. Tổng kết:
- GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của HS. GV nhận xét tiết học
_________________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn văn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn. Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật em yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Ảnh con tê tê và một số con vật. Giấy khổ rộng. 
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ:
- 2 HS đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Bài tập 1: 
- HS quan sát ảnh minh họa con tê tê
- 1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS suy nghĩ, làm bài. 
a)Bài văn có 6 đoạn
Đoạn 1: mở bài ( giới thiệu con tê tê )
Đoạn 2: Miêu tả bộ vảy của con tê tê.
Đoạn 3: Miêu tả miệng hàm, lưỡi và cách săn mồi của tê tê.
Đoạn 4:Miêu tả chân,bộ móng của con tê tê và cách đào đất của nó.
Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê.
Đoạn 6: Kết bài: Nêu ích lợi của tê tê và con người cần bảo vệ nó.
+ Với câu hỏi b, c viết nhanh ra giấy các ý cơ bản để trả lời miệng.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt laị lời giải đúng
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV kiểm tra

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.docx