Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Sen

II. Địa điểm và phương tiện.

 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.

 - Phương tiện: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi.

 III. Hoạt động dạy học.

1. Phần mở đầu.

- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.

- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc.

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.

- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.

2. Phần cơ bản.

a. Đá cầu.

+ Ôn tâng cầu bằng đùi.

Chia tổ tập luyện theo khu vực đã qui định do tổ trưởng điều khiển.

+ Thi tâng cầu bằng đùi.

b. Ném bóng.

Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích.

* Thi ném bóng trúng đích.

- Thi nhảy dây kiểu chân trước chân, chân sau

c. Trò chơi "Dẫn bóng".

GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho một nhóm lên làm mẫu, cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.

3. Phần kết thúc.

- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.

- Trò chơi"Chim bay cò bay".

- GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, về nhà ôn đá cầu cá nhân.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Sen, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 đùi.
b. Ném bóng.
Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích.
* Thi ném bóng trúng đích.
- Thi nhảy dây kiểu chân trước chân, chân sau
c. Trò chơi "Dẫn bóng".
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho một nhóm lên làm mẫu, cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
3. Phần kết thúc.
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"Chim bay cò bay".
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, về nhà ôn đá cầu cá nhân.
BUỔI CHIỀU
TOÁN - T162
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI CÁC PHÂN SỐ (TIẾP)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập, phối hợp 4 phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức với các phân số.
- Giải được bài toán có lời văn với các phân số..
II. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Kiểm tra bài tập về nhà của HS.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn ôn tập:
Baì 1a, c:- HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Khi muốn nhân một tổng với một số ta có thể làm theo những cách nào?
 - Khi muốn chia một hiệu cho một số thì ta có thể làm như thế nào?
- GV chốt cách làm, HS thực hiện bằng 2 cách:
+ Cách 1: Tính tổng trước rồi sau đó nhân với 3/7
+ Cách 2: Nhân từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả
- HS làm bài tập
Bài 2b: - HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.
 - GV ghi bảng ND bài a, HS nêu cách làm của mình.
 - GV chốt cách làm thuận tiện cho HS ghi nhớ.
 - Mẫu: 2 x 3 x x 4 x 5 = (RG trước khi tìm tích)
- HS làm bài tập, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3:- 2 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài toán.
 - GV cùng HS phân tích bài toán, tìm cách giải.
 - Để biết số vải còn lại may được bao nhiêu cái túi chúng ta phải tính được gì?
 - HS làm bài tập vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS chọn ý đúng ghi vào bảng con sau khi GV nêu yêu cầu bài tập.
 - GV nhận xét cách chọn ý đúng.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập và ôn lại nội dung ôn tập hôm nay.
KỂ CHUYỆN - T33
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Dựa vào gợi ý trong sgk, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan yêu đời.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn truyện) đã kể biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 * Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Một số báo, sách, truyện viết về những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời, có khiếu hài hước ( GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:- HS kể chuyện “Khát vọng sống , nêu ý nghĩa câu chuyện
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài;
 2. Các hoạt động
HĐ1:Hướng dẫn HS kể chuyện
- Một HS đọc đề bài.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng để không kể chuyện lạc đề
- Hãy kể 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về chủ đề quy định. 
- GV hướng dẫn: HS chọn đúng 1 câu chuyện đã đưc nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan yêu đời ở các lĩnh vực khác nhau: Người gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc không may; người biết sống vui, sống khoẻ, ham thích thể thao, văn nghệ, các hoạt động, hài hước
- Khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài sgk
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ2:- HS TH kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV nhắc HS nên kể chuyện theo lối mở rộng
- Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Thi kể chuyện trước lớp:
+ HS kể chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. Cả lớp và GVnhận xét ghi điểm.
+ Bình chọn bạn tìm được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - T65
MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN, YÊU ĐỜI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu nghĩa từ Lạc quan – BT1, biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành 2 nhóm nghĩa- BT2, xếp các từ cho trước có tiếng quan thành 3 nhóm nghĩa – BT3, biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nả chí trước khó khăn – BT4.
* Tiếp tục mở rộng hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
* Biết đặt câu với vốn từ đó. 
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, phiếu học tập
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: - HS nêu nội dung ghi nhớ tiết 64.
 - HS đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV hướng dẫn HS làm phép thử để biết 1 số từ phức đã cho chỉ hoạt động cảm giác hay tính tình.
- Từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi nào? ( Ai làm gì?) 
- Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi nào? ( Cảm thấy thế nào?)
- Từ chỉ trạng thái trả lời cho câu hỏi nào?( Là người như thế nào?)
 - HS hoàn thiện bài tập bằng hoạt động N2 ghi kết quả vào phiếu.
 - Đại diện nhóm đọc kết quả, N khác và GV bổ sung, nhận xét .
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài CN, nối tiếp đọc câu văn của mình.
 - Mẫu: + Cảm ơn bạn đã đến góp vui với mình!
 + Mình đánh bản nhạc múa vui cho cậu thôi!
 - GV và HS nhận xét các ý đúng và sửa sai nếu có
Bài 3- HS đọc yêu cầu bài tập .
 - GV nhắc HS chỉ cần tìm các từ mô phỏng tiếng cười. Từ mô phỏng âm thanh ( không tìm từ miêu tả nụ cười)
- N4 trao đổi để tìm được nhiều từ.
- HS nối tiếp nhau đọc từ của mình. 
Ví dụ: Cười ha hả à Anh ấy cười ha hả đầy vẻ khoái chí
 Cười hì hì à Cụ ấy gãi đầu cười hì hì vẻ xoa dịu
 3. Củng cố dặn dò:
- GV chấm bài tập, nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ những từ vừa tìm được và làm bài tập sau. Đặt câu với vốn từ: lạc quan, yêu đời.
TẬP ĐỌC - T66
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc lưu loát bài thơ, biết đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy tình thương cuộc sống
- Hiểu ND: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.Trả lời được các câu hỏi cuối bài. HS học thuộc lòng2, 3 khổ thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh trong sgk
III. Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:- HS đọc truyện ở Vương quốc vắng nụ cười ( phần 2) phân vai.
 - Trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: ( Như các tiết trước)
b.Tìm hiểu bài:
- HS đọc bài, thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 
- Con chim chiền chiện bay giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất đẹp, rất rộng
- Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
- Chim bay lượn tự do: chim bay, chim sà, bay vút, bay cao...cao vợi...
- Tìm những câu nói về tiếng hót của chim chiền chiện:
K1: Khúc hát ngọt ngào
K2: Tiếng hót long lanh.
K3: Chim ơi, chim nói, chuyện chi.
K4: Tiếng ngọc trong veo.
K5: Đồng quê chan chứa, những lời chim ca.
K6: Chỉ còn tiếng hót, làm xanh gia trời.
- Tiếng hót của chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào?
- Gợi cho em cảm giác về 1 cuộc sống rất thanh bình hạnh phúc.
- HS rút ra nội dung bài học.
c. Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ.
- 3HS đọc tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ.
- Thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
TOÁN - T163
ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (TIẾP)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Thực hiện được 4 phép tính với phân số
- Vận dụng được để tính giá trị biểu thức và giải toán
II. Hoạt động dạỵ- học:
A. Bài cũ:- HS lên bảng làm bài tập luyện thêm tiết 162.
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn ôn tập: 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- HS nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
* Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm số bị trừ, số trừ ta làm như thế nào? 
- Muốn tìm thừa số ta làm như thế nào?
- HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3a: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu thứ tự các bước tính giá trị của BT không có dấu ngoặc đơn.
- HS tính giá trị biểu thức, nêu kquả, nxét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4a: - HS đọc bài toán.
 - Phân tích, tóm tắt bài toán.
 - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
 - HS suy nghĩ làm bài.
- GV có thể gợi ý: Muốn biết sau 2 giờ vòi nước đó chảy được bao nhiêu phần bể nước ta làm phép tính gì?
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập 4b, xem trước ND tiết học sau. 
TẬP LÀM VĂN - T65
MIÊU TẢ CON VẬT ( KIỂM TRA VIẾT)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật.
- Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực
- Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên chân thật.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ các con vật
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: GV kiểm tra chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn làm bài:
- HS chọn 1 trong 3 đề để làm bài kiểm tra.
- GV cho HS đọc thầm 3 đề rồi hướng dẫn HS nắm lại yêu cầu của từng đề (viết đề nào thì chú ý miêu tả con vật nuôi, em yêu thích, em nhìn thấy trong rạp xiếc để đúng với yêu cầu của đề)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của 1 bài văn miêu tả con vật.
- HS nhắc lại cách viết các phần: 
1. Mở bài: Giới thiệu con vật định tả.
2. Thân bài: Tả hình dáng, thói quen sinh hoạt và một vài HĐ của con vật ấy.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật.
 3. HS làm bài:
- Lưu ý : Khi viết cần chú ý viết đúng chính tả, tả đúng con vật mình định tả
 4. Thu bài:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tốt cho tiết học sau. 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU - T66
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích: (trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? - ND ghi nhớ.
- Nhận diện được TN chỉ mục đích trong câu BT 1; bước đầu biết dùng TN chỉ mục đích trong câu – BT 2, 3 
II. Chuản bị: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:- HS lên bảng đặt câu có sử dụng TN thuộc chủ điểm: Lạc quan, yêu đời.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Nhận xét: 
- HS thảo luận cặp đôi về truyện Con cáo và chùm nho.
- Đại diện phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- Trạng ngữ được in nghiêng trong mẩu chuyện trả lời cho câu hỏi nào?
- Trạng ngữ trên bổ nghĩa cho câu có ý nghĩa gì?
- Ngoài câu hỏi Để làm gì? thì ta còn có loại câu hỏi nào giúp ta tìm trạng ngữ chỉ mục đích? (nhằm mục đích gì? vì cái gì?)
- GV kết luận.
 3. Ghi nhớ:
- HS đọc nội dung ghi nhớ trong sgk.
- HS tìm ví dụ minh hoạ cho ghi nhớ.
 4.Luyện tập:
Bài 1: -HS nêu yêu cầu, nội dung bài tập.
- N2 thảo luận, hoàn thành bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gạch chân trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
+ Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
+ Vì tổ quốc thiếu niên sẵn sàng!
+ Nhằm giáo dục ý thức BVMT cho HS, các trường đã tổ chức nhiều HĐ
- GV chữa bài, HS hoàn thiện bài vào vở.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. 
- CN làm bài tập vào vở.
- GV hướng dẫn: Khi gạch chân cần trả lời câu hỏi nào để tìm trạng ngữ .
Bài 3: - HS đọc nội dung bài tập.
- GV ghi bài tập lên bảng phần câu văn in nghiêng.
- HS tìm trạng ngữ chỉ mục đích. TN đó bổ sung cho câu văn nào?
- HS nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận lời giải đúng.
5. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ, làm bài tập về nhà, xem trước bài tiết học sau.
THỂ DỤC
Tiết 64: MÔN TỰ CHỌN. NHẢY DÂY.
I. Yêu cầu cần đạt:	
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi.
- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng)
- Thực hiện cơ bản đúng nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Trò chơi"Dẫn bóng".YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm và phương tiện.
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. Hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản.
a. Đá cầu.
+ Ôn tâng cầu bằng đùi.
Chia tổ tập luyện theo khu vực đã qui định do tổ trưởng điều khiển.
b. Ném bóng.
Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích.
* Thi ném bóng trúng đích. Mỗi em ném 3 quả.
c. Nhảy dây.
Cho HS nhảy dây theo kiểu chân trước chân sau theo từng khu vực do tổ trưởng điều khiển.
3. Phần kết thúc.
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"Chim bay cò bay".
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, về nhà ôn tập đá cầu, ném bóng.
 Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2021
TOÁN - T164
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo khối lượng
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan
- Chuyển đổi được số đo khối lượng, thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
- Yêu cầu cần đạt HS làm các bài tập 1,2,4 HS khá giỏi làm từ bài 1 đến bài 5.
II. Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: - 2 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức: 
 + - x + 
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo khối lượng trong đó chủ yếu chuyển đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
 - HS tự làm bài vào vở, 1HS làm bài vào bảng phụ.
 - Nhận xét, chữa bài qua bảng phụ. 
Bài 2: - Hướng dẫn HS chuyển đổi đơn vị đo bằng cách thực hiện phép nhân.
 Ví dụ: 10 yến = 1 yến x 10 = 10 kg x 10 = 100kg và ngược lại
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 50 : 10 = 5 Vậy 50kg = 5 yến
Với dạng bài yến = ...kg, có thể hướng dẫn HS :
 yến = 10kg x = 5 kg
Với dạng bài: 1 yến 8 kg = ... kg có thể hdẫn HS
 1 yến 8 kg = 10 kg + 8 kg = 18 kg
- 2b và 2c tương tự phần 2a
* Bài 3: - Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn các dấu thích hợp
+ Ví dụ: 2 kg 7 hg = 2000g + 700g = 2700g
Vậy ta chọn dấu " = " và có 2 kg 7 hg = 2700g
- HS phải linh hoạt chuyển đổi tuỳ từng bài tập cụ thể mà chọn cách đổi "danh số đơn" sang "danh số phức hợp" hoặc ngược lại
Bài 4: - Hướng dẫn HS chuyển đổi 1kg 700g thành 1700g. 
- Rồi tính cả cá và rau cân nặng là: 
 1700 +300 = 2000g
 Đổi đơn vị đo 2000g = 2kg
* Bài 5:- HS đọc bài toán. Tìm hiểu, tóm tắt bài toán.
 - HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt lời giải đúng.
 3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở những HS làm sai cần làm lại ở nhà.
TẬP LÀM VĂN - T65
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết điền đúng nội dung vào chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: Thư chuyển tiền BT1
- Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi – BT2
* Hiểu các yêu cầu, nội dung trong thư chuyển tiền
II. Chuản bị: Mẫu thư chuyển tiền
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:- Tuần 30 các em đã làm quen với loại giấy tờ in sẵn nào?
 - Tại sao cần phải khai báo tạm trú tạm vắng?
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo tờ mẫu hướng dẫn cách điền
+ Người viết thư chuyển tiền là em và mẹ
- Người gửi là ai? ( là em hoặc mẹ)
- Người nhận là ai ? (bà em)
- Các chữ viết tắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước cột phải bên trên thư, chuyển tiền, là những ký hiệu riêng của bưu điện.
+ Nhật ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện
+ Căn cước: Chứng minh thư nhân dân
+ Người làm chứng: Người chứng nhận việc đã nhận đủ số tiền. Mặt sau phải ghi đầy đủ nhiều nội dung
+ Người gửi
+ Họ tên, địa chỉ người gửi tiền
+ Số tiền gửi
+ Họ tên người nhận
- CN tự làm bài: + 4 HS đọc bài của mình
 + GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 2: - HS nêu yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền.
 + Số chứng minh th của mình.
 + Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình .
 + Kiểm tra số tiền được lĩnh có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư hay không
 + Kí nhận, ghi ngày, tháng, năm
 - HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
 - 3 HS đọc bài của mình.
 - GV cùng cả lớp nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại bài hôm nay, và xem trước nội dung bài tuần 34.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN.
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 32
- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 33
II. Hoạt động dạy - học:
1. Đánh giá, nhận xét hoạt động tuần 32
- Lớp trưởng nêu các ưu nhược điểm của hoạt động trong tuần. GV nxét bổ sung
+ Nhận xét về học tập:
* Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập: Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài...
+ Nhận xét về các hoạt động khác.
* Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...
- Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
- GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp.
- Lớp trưởng triển khai kế hoạch hoạt động tuần 33:
+ Tăng cường tập luyện nghi thức Đội, mùa hát sân trường.
+ Trồng và chăm sóc vườn hoa.
+ Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
3. Giáo dục kĩ năng làm bài kiểm tra.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch
BUỔICHIỀU
KHOA HỌC - 64
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí o-xi, và thải ra các chất cặn bã, khí các-bo-níc, nước tiểu,
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ trao 
II. Chuẩn bị: - Hình trang 128, 129 SGK ; Giấy khổ rộng
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:- ĐV thường ăn những loại thức ăn gì để sống?
- Vì sao một số loài ĐV lại gọi là động ăn tạp? 
- Kể tên một số con vật ăn tạp mà em biết?
- Với mỗi nhóm động vật sau, hãy kể tên 3 con vật mà em biết?( ăn thịt, ăn cỏ lá cây, ăn côn trùng.)
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài:
 2. Các hoạt động:
HĐ1 : Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
- N4 HS qsát hình 1- sgk, tr- 128, thảo luận và nêu được:
+ Những gì được vẽ trong hình
+ Những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu, để bổ sung.
- HS thảo luận nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Gv nêu câu hỏi, HS lên trả lời:
- Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống? 
- Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
+ Qúa trình trên được gọi là gì?
- Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật?
Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi, và thải ra các chất cặn bã, khí các-bo-níc, nước tiểu... Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
HĐ2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
- Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào?
- GV treo bảng phụ có vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở ĐV
- HS lên chỉ và nói lại về sự trao đổi chất ở động vật.
- GV giảng: ĐV cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô- xi có trong không khí, nước, các chất hữu cơ, có trong thức ăn lấy từ thực vật, hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí các- bô- ních, nước tiểu, các chất thải khác.
HĐ3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
- N4 thảo luận vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
- Đại diện trình bày sơ đồ, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có sơ đồ vẽ đúng, đẹp.
3. Củng cố dặn dò:
- Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị cho tiết học sau 
ĐỊA LÍ - T32
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
 Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển, cát trắng, muối

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_sen.doc