Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Mỹ Nương

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.

 2. Kĩ năng:Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.

3. Thái độ: Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 140, 141 SGK.

 - HS : SGK, sưu tầm thông tin, hình ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường.

 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

docx21 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Mỹ Nương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
hu hẹp và suy thoái:
+ Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
+ Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời các câu hỏi :
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước ?
+ Điều gì xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
+ Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
Kết luận : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
- Trình bày kết quả
- Liên hệ những việc làm của người dân địa phương em dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước ?
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết
 
- Các nhóm quan sát các hình trang 138, 139 SGK để trả lời. Đại diện các nhóm trình bày .
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khí thải, tiếng ồn do phương tiện giao thông và các nhà máy gây ra.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước : nước thải từ các thành phố, nhà máy, các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông, biển; sự đi lại của tàu trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
+ Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển.
+ Trong không khí có chứa nhiều khí thải độc của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất, nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết .
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Đun than tổ ong, vứt rác xuống ao, hồ, cho nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp ra sông, ao,
+ Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người; cây trồng và vật nuôi chậm lớn,
- HS đọc lại mục Bạn cần biết.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nêu những tác động của người dân địa phương em làm ảnh hưởng đến môi trường ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường; chuẩn bị trước bài “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
- HS nghe và thực hiện
Chiều
 HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ( LỚP 1A)
ĐỌC TRUYỆN: BA QUẢ BẦU
I. Yêu cầu cần đạt
 - Giáo dục HS ý thức hoạt động tập thể.
 - Tạo cho các em có thói quen ham đọc sách, đọc truyện.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu nội dung tiết HĐ.
 2. Tiến hành 
- Chia lớp thành 2 nhóm - cử nhóm trưởng.
 * Nhóm 1: HS đọc khá, tốt.
 * Nhóm 2: HS đọc chưa tốt.
 3. Học sinh hoạt động.
 - Học sinh hoạt động 
 - GV quan sát, theo dõi giúp đỡ từng nhóm.
 4. Dặn dò: Về nhà các em sưu tâm và đọc những truyện mà mình yêu thích.
Thứ năm, ngày 20 tháng 5 năm 2021
THỂ DỤC ( LỚP 2B)
BÀI 68: CHUYỀN CẦU. TRÒ CHƠI: CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI
I. Yêu cầu cần đạt
- Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu tiếp tục nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác.
- Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện
Sân trường, còi, cầu.
III. Hoạt động dạy - học	
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ tay, chân
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn các động tác: tay, chân, lườn, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
7 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
II. Phần cơ bản
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”.
- GV nêu tên trò chơi.
- GV nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Chơi chính thức.
20 phút
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x

III. Phần kết thúc
8 phút

- Đi vòng tròn vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Về nhà thường xuyên tập luyện TDTT – Nhận xét.

x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
THỂ DỤC ( LỚP 3A)
BÀI 68: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2- 3 NGƯỜI - TRÒ CHƠI"CHUYỂN ĐỒ VẬT". 
I. Yêu cầu cần đạt 
- Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người.YC thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi"Chuyển đồ vật".YC biết cách chơi và biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện
Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, an toàn.GV chuẩn bị 1 còi, bóng.
III. Hoạt động dạy học
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I. Chuẩn bị
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi"Tìm người chỉ huy".
- Chạy chậm quanh sân trường theo 1 hàng dọc.

 1-2p
2lx8nh
 2p
 200m
X X X X X X X X
X X X X X X X X
 r

II. Cơ bản
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
+ Chia số HS trong lớp thành từng nhóm mỗi nhóm 3 người, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau.
+ GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng.
* Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
HS tự ôn tập theo khu vực đã qui định.
 - Chơi trò chơi"Chuyển đồ vật".
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, giải thích những trường hợp phạm qui để HS nắm được. Sau đó cho HS chơi thử rồi chơi chính thức.

10 12p
 4-5p
 8-10p

X X X X X X X X
X X X X X X X X
 r
 X X
 X
X X §
X X §
X X §
X X §
 r
III. Kết thúc
- Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn tung và bắt bóng cá nhân.

 1-2p
 2-3p
 1-2p
 X X
 X X
 X X
 X X
 X X
THỂ DỤC (LỚP 4)
Bài 68: NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI"DẪN BÓNG"
I. Yêu cầu cần đạt
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.YC thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi"Dẫn bóng".YC tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. 
II. Đồ dùng dạy - học 
Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, bóng, dây nhảy.
III. Hoạt động dạy – học
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I. Chuẩn bị
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung .

 1-2p 
 250m
 10 lần
2lx8nh

X X X X X X X X
X X X X X X X X 
 r
II. Cơ bản
- GV tổ chức dạy theo kiểu quay vòng, chia HS trong lớp thành hai tổ tập luyện một tổ nhảy dây, một tổ chơi trò chơi, sau 9-11phút đổi địa điểm và nội dung tập luyện.
- Nhảy dây.
Ôn nhảy đay kiểu chân trước chân sau.GV làm mẫu để nhắc lại cho cả lớp nhớ lại cách nhảy. GV chia tổ và địa điểm tập luyện theo khu vực do tổ trưởng điều khiển.
GV giúp đỡ tổ chức và uốn nắn những động tác sai cho HS.
- Trò chơi" Dẫn bóng".
Gv nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp cùng chơi. 

 9-11p
 9-11p
X X X X X X X X
X X X X X X X X 
 r
 X X 
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
X X ---------> 
X X ---------> 
X X ---------> 
 r 
III. Kết thúc
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.về nhà ôn nhảy dây cá nhân.

 1-2p
 2p
 1p
 1p
X X X X X X X X
X X X X X X X X 
 r
KHOA HỌC( LỚP 5)
BÀI 68: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
	2. Kĩ năng:Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 140, 141 SGK.
 - HS : SGK, sưu tầm thông tin, hình ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường.
 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi hỏi đáp theo câu hỏi:
+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm?
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học chảy ra sông, biển,
+ Sự đi lại của tàu thuyển trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
 - Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1:Quan sát 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào?
- Gọi HS trình bày.
- Chốt : Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường ? Mỗi biện pháp bảo vệ đó ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào?
Liên hệ :
+ Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
* Hoạt động 2 : Triển lãm
- GV yêu cầu HS trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thuyết trình tốt.
 
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và làm bài
- Hình 1- b; hình 2 – a; hình 3 – e; hình 4- c; hình 5 – d.
- HS nhắc lại các biện pháp đã nêu dưới mỗi hình.
- HS liên hệ- nhiều HS trả lời: giữ vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; 
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Các em hãy viết một đoạn văn vận động mọi người cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường.
- HS nghe và thực hiện

Thứ sáu, ngày 21 tháng 5 năm 2021
LỊCH SỬ
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: 
 	+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp.
 	+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
 	+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
 	+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất. 
2. Kĩ năng: Sắp xếp được các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo trình tự thời gian.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho HS.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ hành chính VN; tranh, ảnh, tư liệu
 - HS: SGK, vở
 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung: Em hãy nêu một số mốc sự kiện tiêu biểu theo thứ tự các tháng trong năm?(Mỗi HS chỉ nêu 1 sự kiện tiêu biểu)
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
* Cách tiến hành:
 * GV yêu cầu HS thảo luận nhóm sửa lại các sự kiện lịch sử sau cho đúng sau đó chia sẻ trước lớp:
- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 31- 08-1858.
- Phong trào Cần Vương diễn ra 12 năm (1885-1896)
- Các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám diễn ra vào đầu thế kỉ XX
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 02- 03-1930
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1931- 1932.
- Cách mạng tháng Tám thành công tháng 9 năm 1945 
- Bác Hồ nói: “Sài Gòn đi sau về trước’’
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 
- Nạn lụt tháng 8 năm 1945 và hạn hán kéo dài năm 1945 đã cướp đi sinh mạng hai triệu đồng bào ta. 
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền non trẻ của chúng ta phải đối phó với “ Giặc đói, giặc dốt”
- Chính quyền non trẻ của chúng ta trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.
- Ngày 19 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc ta nộp vũ khí.
- 20h ngày 19 tháng 12 năm 1946 tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
- Sáng 21 tháng 12 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 
- Sau gần hai tháng giam chân địch trong lòng thành phố, các chiến sĩ trong trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng, tiếp tục củng cố chuẩn bị kháng chiến lâu dài. 
* GVKL:
* HS thảo luận làm bài, chia sẻ trước lớp.
-Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 1- 9 – 1858
- Phong trào Cần Vương diễn ra 12 năm (1885-1897).
- Các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám diễn ra vào cuối thế kỉ XIX.
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
3- 02 - 1930 
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931 
- Cách mạng tháng Tám thành công tháng 8 năm 1945.
- Bác Hồ nói “Sài Gòn đi trước về sau’’
- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945
 - Nạn lụt tháng 8 năm 1945 và hạn hán kéo dài năm 1945 đã cướp đi sinh mạng hơn hai triệu đồng bào ta. 
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền non trẻ của chúng ta phải đối phó với “ Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”
- Chính quyền non trẻ của chúng ta trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”.
- Ngày 18 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc ta nộp vũ khí.
- 22h ngày 19 tháng 12 năm 1946 tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
- Sáng 20 tháng 12 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
* HS theo dõi
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ kiến thức lịch sử của giai đoạn từ năm 1858 đến nay với mọi người.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về Bác Hồ.
- HS nghe và thực hiện
ĐỊA LÍ( LỚP 5)
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
2. Kĩ năng: Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
 4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ Thế giới, quả địa cầu
 - HS; SGK, vở
 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" để trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm về hoạt động kinh tế của Châu Á ?
+ Gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí và giới hạn của Châu Á .
+ Kể tên một số nước ở châu Á ?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
 - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Làm phiếu học tập
- GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu.
- HS làm bài, 1 HS làm trên phiếu to, chia sẻ trước lớp.
Phiếu học tập
Câu 1 : Nêu tên các châu lục và các đại dương trên thế giới.
......................................
Câu 2 : Hoàn thành bảng sau
Tên nước
Thuộc châu lục
Đặc điểm tự nhiên
Hoạt động kinh tế
Việt Nam
Châu Á
Đa dạng và phong phú. Có cảnh biển, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn,
Ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa gạo. Công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ : khai thác than, dầu mỏ,
Pháp
Châu Âu

Phong cảnh thiên nhiên đẹp : sông Xen, diện tích đồng bằng lớn.
Công nghiệp phát triển : các sản phẩm nổi tiếng là máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm, dược phẩm
Sản phẩm chính của nông nghiệp là lúa mì, khoai tây, củ cải đường, nho,
Ai Cập
Châu Phi
Có sông Nin, là một con sông lớn; đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ.
Kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi. Các ngành kinh tế : khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch,
Hoa kì
Châu Mĩ
Khí hậu chủ yếu là ôn đới, diện tích lớn thứ 3 thế giới
Kinh tế phát triển nhất thế giới, nổi tiếng về sản xuất điện, máy 
móc, thiết bị, xuất khẩu nông sản.
Lục địa Ô- xtrây- li- a
Châu Đại Dương
Phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van.
Là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.

*Hoạt động 2 : Chữa bài trên bảng lớp
- Yêu cầu HS gắn bài làm của mình lên bảng
- GV xác nhận kết quả đúng
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của các châu lục, các nước trên bản đồ.

- HS gắn bài làm trên bảng lớp
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn
- HS chữa bài của mình.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ kiến thức địa lí về một nước láng giêng của Việt Nam với mọi người
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tìm hiểu một số sản phẩm nổi tiếng của một số nước trên thế giới mà em biết.
- HS nghe và thực hiện
KĨ THUẬT( LỚP 5)
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết lắp mô hình tự chọn
2. Kĩ năng: Lắp được mô hình đã chọn.
3. Thái độ: Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
 - HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, SGK
 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_vo_thi_my_nuong.docx