Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020

I/ MỤC TIÊU:

 - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: Buổi đầu

dựng nước và giữ nước; Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập.

 - Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về: đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.

II/ ĐỒ DÙNG:

 - Băng và hình vẽ trục thời gian.

 - Bản đồ, tranh ảnh thời kì dựng nước và giữ nước.

 - Bảng nhóm, bút phốt

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 * HĐ1: Làm việc cả lớp.

 - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng.

 Yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn.

 - HS ghi vào giấy nháp. Gọi 2 HS lên ghi bảng.

 Lớp theo dõi, nhận xét. GV kết luận.

 * HĐ2: Làm việc theo nhóm.

 - GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng.

 - Yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: Khoảng 700 năm TCN, năm 179, năm 938.

 - Các nhóm cử đại diện lên ghi.

 

doc46 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
	- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy; pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
	- Thấy được cần phải có ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ để phòng tránh bị bệnh .
	- Giáo dục KNS: Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 34 - 35 SGK.
	Mỗi nhóm: 1 gói ô-rê-dôn, 1 cốc có vạch, một bình nước, 1 nắm gạo, 1 ít muối, 1 bát nhỏ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A. Bài cũ:
	- ? Khi cơ thể có dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Tại sao?
	B. Bài mới:
	* HĐ1: Thảo luận chế độ ăn uống, động viên người mắc bệnh thông thường.
	- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:
	+ ? Kể tên các thức ăn cho người mắc các bệnh thông thường?
	+ ? Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Vì sao?
	+ ? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào?
	- HS thảo luận, đại diện nhóm bốc thăm sau đó trả lời.
	Lớp bổ sung. GV kết luận (theo mục bạn cần biết)
	* HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
	- HS quan sát và đọc lời thoại trang 35 SGK.
	- ? Bác sĩ khuyên người bệnh bị tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
	- HS thực hiện pha dung dịch ô-rê-dôn, nấu cháo muối.
	GV theo dõi, hướng dẫn.
	(nấu cháo muối chỉ trình bày chuẩn bị không yêu cầu nấu)
	- Các nhóm cử đại diện lên làm trước lớp. Lớp và GV nhận xét.
	- GV yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống rồi đóng vai.
	- Nhóm lên đóng vai, lớp nhận xét, đưa ra cách ứng xử.
	* Củng cố- dặn dò:
	- ? Em cảm thấy thế nào khi bị bệnh? (mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ kém, sức 
khoẻ giảm sút...)
	- ? Cần phải lầm gì để phòng bệnh? (Giữ môi trường sống sạch sẽ, tăng cường luyện tập thể dục thể thao...)
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
 ______________________________
Tiết 2:	 Thể dục:
BÀI 16: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY;
TRÒ CHƠI: “NHANH LÊN BẠN ƠI”
I/ MỤC TIÊU:
	- Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng. Bước đầu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. 
	- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Còi, tranh bài thể dục.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Phần mở đầu:
	- GV phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học.
	- Khởi động: Lớp trưởng điều khiển cả lớp thực hiện một số động tác như xoay khớp cổ tay, cổ chân, xoay đầu gối
	- Chơi trò chơi: “Người lùn”.
	2. Phần cơ bản:
	a. Bài thể dục phát triển chung:
	- Động tác vươn thở: tập 3 - 4 lần (mỗi lần 2 x 8 nhịp).
	+ Treo tranh mẫu 
	+ GV nêu tên động tác sau đó làm mẫu kết hợp phân tích.
	+ GV hô chậm nhắc HS cùng tập. 
	+ Sau đó hô cho HS tập, tiếp đó cán sự hô GV sửa sai.
	- Động tác tay: tập 4 lần (2 x 8 nhịp): 
	Thực hiện các bước tương tự động tác vươn thở
	GV nêu tên động tác làm mẫu, giải thích cho HS bắt chước. 
	- 2 HS tập tốt ra tập mẫu. GV và cả lớp nhận xét, đánh giá.
	b. Trò chơi vận động: 
 Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!”
	- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. HS chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức, phân thắng thua.
	3. Phần kết thúc:
	- HS thực hiện một số động tác thả lỏng. 
	- Hệ thống bài học.
	- GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn dò.
 _______________________________________
 Thứ 5 ngày 31 tháng 10 năm 2019
Buổi sáng: 
Tiết 1: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ MỤC TIÊU:
	Kể lại được câu chuyện đã học theo có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. (Bỏ bài tập 1, 2 Trang 82- SGK)
	- Giáo dục KNS: Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán; Thể hiện sự tự tin; Xác định giá trị.
II/ ĐỒ DÙNG: Tranh 1, 2 câu chuyện kể theo trình tự thời gian
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc bài viết : Trong giấc mơ, một bà tiên
	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
	Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS lần lượt kể tên 1 số câu chuyện được kể theo trình tự thời gian đã học.
	- Các câu chuyện kể theo trình tự thời gian có điểm gì đáng chú ý? 
	(+ Các sự việc trong câu chuyện đó được kể theo thứ tự : Việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc nào xảy ra sau thì kể sau.
	+ Các câu mở đầu đoạn có các từ chỉ thời gian liên kết các sự việc đó)
	- GV nhấn mạnh: + Các em có thể chọn kể ở các bài tập đọc như “Ông Mạnh thắng Thần Gió”; “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”; “Người ăn xin”. Bài kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”; “Lời ước dưới trăng”. Bài tập làm văn “Ba anh em”; “Ba lưỡi rìu”; “Vào nghề”
	+ Khi kể cần làm nổi rõ trình tự nối tiếp nhau của sự việc.
	- 1 số HS nêu tên câu chuyện sẽ kể.
	GV theo dõi HS đã giới thiệu câu chuyện phù hợp chưa
	- HS viết nhanh trình tự các sự việc sau đó trao đổi cặp.
	- Thi kể chuyện: Mời một số em kể.
	Lớptheo dõi, nhận xét xem câu chuyện có được kể theo trình tự thời gian không.
	3. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS ghi nhớ. Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời
 gian. Việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
 ______________________________
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
	HS có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
	- Giải được bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Bài cũ:
	- 1 HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng (theo hai 
cách).
	2. Luyện tập:
	- HS đọc yêu cầu bài 1 sau đó nêu cách làm.
	- ? Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?
	- HS đọc yêu cầu bài 2.
	- ? Để tính được thuận tiện ta cần áp dụng tính chất nào của phép cộng?
	- 1 HS nêu yêu cầu của bài 3.
	- 1 HS đọc yêu cầu bài 4. GV lưu ý HS đưa về tính tuổi 4 năm trước sau đó mới tính tuổi hiện nay của mỗi người hiện nay.
	- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (trang 45 – VBTT). 
	GV theo dõi, giúp đỡ HS 
	- Chấm một số bài.
	- Gọi HS chữa bài. Lớp, GV đối chiếu.
	Bài 1: 1 HS đọc kết quả.
	Bài 2: HS chữa bài.
	Kết quả: a. 234 + 177 + 16 + 23 = (234 + 16) + (177 + 23) 
 = 250 + 200
	 = 450
	 b. 1 + 2 +3 +97 + 98 + 99 = (1 +99) + (2 + 98) + (3 +97)
	 = 100 +100 +100 
	 = 300
	Bài 3: HS làm bài vào bảng phụ lên treo bảng.
	Bài 4: 1 HS khá lên chữa: 
+ Tuổi của chị cách đây 4 năm là: (24 + 8) : 2 = 16
	+ Tuổi chị hiện nay là:	 16 + 4 = 22
	+ Tuổi của em hiện nay là: 	 22 – 8 = 14
Nhận xét tiết học.
	Nhấn mạnh cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
_____________________________
Tiết 3: 4 Tiếng Anh:
 ( GV chuyên trách giảng dạy)
 __________________________________
Buổi chiều
Tiết 1:	 Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC TIÊU: 
	- Dựa vào gợi ý (SGK) biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, 
đoạn truyện) đã nghe, đã đọc, nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
	- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách truyện đọc 4. Sách, báo viết về ước mơ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ:
	2 HS kể lại đoạn 1, 2 câu chuyện “Lời ước dưới trăng”.
	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: 
	Mời một số HS giới thiệu nhanh câu chuyện đã chuẩn bị.
	2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
	a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài
	- GV chép đề bài. 1 HS đọc đề, GV gạch chân từ quan trọng:
	Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
	- 3 HS tiếp nối đọc gợi ý 1, 2, 3. Lớp đọc thầm (SGK)
	- HS đọc thầm gợi ý 1. HS chọn chuyện sau đó kể.
	GV: Các em có thể đọc các truyện trong SGK nhưng nên tìm đọc các câu chuyện ngoài SGK để được tuyên dương.
	- HS đọc thầm gợi ý 2, 3.
	GV lưu ý HS: Kể có đầu có cuối, đủ 3 phần sau đó trao đổi nội dung, ý nghĩa của chuyện.
	b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
	- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa chuyện.
	- Lớp và GV bình chọn bạn có câu chuyện hay, bạn kể chuyện hấp dẫn, bạn đặt câu hỏi hay.
	3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện đó cho người thân.
 ________________________________
Tiết 2:	 Đọc sách thư viện:
CÙNG ĐỌC
 ________________________________
Tiết 3: HĐNGLL - GDKNS:
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học giúp HS:
	- Nhận biết các xung đột thường gặp trong cuộc sống.
	- Giải quyết được các xung đột nhỏ trong cuộc sống của người khác và chính mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ở SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giới thiệu bài
Tìm hiểu bài:
Xung đột xấu hay tốt
Vì sao cần xung đột?
- Đọc truyện: Vai trò của xung đột
- ? Trong câu chuyện này có những nhân vật nào?
- ? Vì sao hai bạn lại xung đột với nhau?
- ? Khi Bi bị ốm Bốp cảm thấy thế nào?
- Sau khi Bi khỏi ốm hai bạn đã làm gì?
- Qua câu chuyện trên em thấy tại sao hai bạn lại có xung đột?
- Có phải xung đột lúc nào cũng xấu không?
	- HS làm bài tập. Gọi 1 số em trình bày ý kiến của mình. Lớp bổ sung.
	GV chốt ý đúng.
	b. Vì sao cần kiểm soát xung đột?
	- Cho HS chơi trò chơi kéo căng dây cao su.
	- ? Khi chun đứt thì ai bị đau?
	- ? Tại sao chun lại bị đứt?
	- ? Khi chun đứt có thể nối lại nguyên vẹn như ban đầu được nữa không?
	- Hướng dẫn HS rút ra bài học (như SGK)
	2. Giải quyết xung đột:
	a. Khi ở bên ngoài xung đột:
	- HS quan sát 4 tranh ở SGK: HS làm việc cá nhân.
- Gọi 1 số em nêu các bước giải quyết xung đột. 1 số em nhắc lại.
b. Khi chính em rơi vào xung đột:
- Từng cặp HS cầm 1 đầu dây thun đã bị đứt, kéo căng ra rồi thả tay khỏi chun. Trả lời câu hỏi: 
- Ai là người bị đau? Tại sao?
- Làm thế nào để không bị đau?
- Hướng dẫn HS rút ra bài học (SGK)
- Gọi 1 vài HS nhắc lại.
	3. Nhận xét tiết học, dặn dò.
______________________________________
 Thứ 6 ngày 1 tháng 11 năm 2019
Tiết 1: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ MỤC TIÊU:
	- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai.
	- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian 
qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1 tờ phiếu ghi ví dụ cách chuyển thể lời thoại thành lời kể.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A. Bài cũ:
	- ? Các câu mở đầu trong đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
	B. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn HS làm bài:
	- HS đọc yêu cầu bài 1. Một HS giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất. GV nhận xét, dán tờ mẫu.
	+ Từng cặp HS đọc trích đoạn “Ở vương quốc Tương lai”, quan sát tranh minh họa sau đó suy nghĩ tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
	+ 2 - 3 HS thi kể. Lớp và GV nhận xét.
	- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
	- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài: 
	Kể theo trình tự không gian. Một bạn đến thăm công xưởng xanh, một bạn đến khu vườn kì diệu.
	+ Từng cặp HS suy nghĩ tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
	+ 2 - 3 HS thi kể. Lớp và GV nhận xét.
	- HS đọc yêu cầu bài 3. GV dán phiếu so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2. HS suy nghĩ phát biểu. GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	Cách 1:
	- Trước hết hai bạn rủ nhau đến công xưởng xanh.
	- Rời công xưởng xanh hai bạn đến..
	Cách 2:
	- Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
	- Trong khi Mi-tin đến khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh
	3. Củng cố - dặn dò.
 GV nhận xét bài làm của HS và tổng kết giờ học
 ________________________________________
Tiết 2: Âm nhạc:
 ( GV chuyên trách giảng dạy)
 __________________________________
Tiết 3: Toán:
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I/ MỤC TIÊU:
	Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt bằng trực quan hoặc 
sử dụng ê-ke.
II/ ĐỒ DÙNG: Ê-ke, bảng phụ.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
	a. Giới thiệu góc nhọn:
	- GV vẽ góc nhọn lên bảng, chỉ và nói: “Đây là góc nhọn”.
	- Đọc là: “Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB”.
	- GV vẽ lên bảng một góc nhọn đặt tên. HS quan sát, đọc.
	- GV áp Ê-ke vào góc nhọn
 HS quan sát và nhận thấy được “góc nhọn bé hơn góc vuông”. 
A P
 O	B	 O	Q
	b. Giới thiệu góc tù: 
 	 M
	 O	N	
c. Giới thiệu góc bẹt: (Tiến hành tương tự các bước trên) 
 N
	 C	 O	 D
	2. Thực hành:
	- HS làm bài tập 1, 2, 3 (trang 46 - VBTT).
	GV theo dõi, giúp đỡ HS lúng túng. Chấm một số bài.
	- Gọi HS chữa bài. Lớp GV đối chiều kết quả, chọn kết quả đúng.
	3.Củng cố- dặn dò.
 HS nêu lại nội dung bài học
 Góc Tù lớn hơn góc vuông và bé hơn góc bẹt
 Góc nhọn bé hơn góc vuông
 GV nhận xét giờ học
 ________________________________________
Tiết 4: Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá các hoạt động tuần qua,đề ra kế hoạch tuần tới.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
- Lồng ghép giáo dục cho HS biết cách sử dụng và tiết kiệm tiền. Hiểu được giá trị đồng tiền.
II.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
 1/ SƠ KẾT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 8: 
*¦u ®iÓm: VÖ sinh s¹ch sÏ, HS ®i häc ®óng giê.
- Häc bµi vµ lµm bµi ®Çy ®ñ
- NhiÒu em ®· dµnh ®­îc nhiÒu ®iÓm giái
- NhiÒu em viÕt ch÷ ®Ñp, gi÷ vë s¹ch:Nguyễn Đan, Như Quỳnh, Minh Hải, Lê Đan
-Tham gia tốt cuộc thi kể chuyện theo sách
2/ KẾ HOẠCH TUẦN 9: 
	- Tiếp tục ổn định nền nếp lớp học.
	- Tham gia vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ, đặc biệt là các khu vực được phân công. Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh: Nhổ cỏ, tưới nước
- Nhắc nhở một số HS cần cố gắng về học tập cũng như chữ viết.
	- Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Thực hành an toàn giao thông.
 -Trang trí lớp học sạch đẹp, thân thiện	
 - Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, tổ chức các trò chơi dân gian trong HS.
	- Động viên HS đọc sách báo vào giờ chơi.
- Tập văn nghệ chào mừng 20-11
Tiết 2: HĐNGLL:
 CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ
HOẠT ĐỘNG : TRÒ CHƠI KÉO CO
I. MỤC TIÊU
- HS biết chơi trò chơi Kéo co và vận dụng trò chơi Kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể.
- HS biết yêu thích các trò chơi dân gian.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách báo, mạng Internet về trò chơi dân gian.
- Các dụng cụ phục vụ trò chơi.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 ngày, GV phổ biến cho HS chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn và một dây vải màu đỏ để chơi trò chơi Kéo co.
Bước 2: Tiến hành chơi
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Số người được chia làm 2 đội, mỗi đội phải dùng sức mạnh để kéo dây về phía mình.
+ Để tạo sức mạnh kéo, hai bên nắm chặt lấy dây, chân choãi để tạo thế đứng vững.
+ Nghe quản trò phát lệnh, hai bên ra sức kéo, sao cho đội bên kia ngã về phía mình là thắng.
+ Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng hô “Cố lên!”.
- Quản trò tiến hành chia đội (nên chia đều lực lượng người khỏe, người yếu cho cân đối).
Quy định số lượt kéo co của một lần thi. Đội nào thắng sẽ được ghi điểm.
- Các đội còn lại đứng theo hàng dọc của sân để cổ vũ cho hai đội chơi.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- Quản trò công bố số điểm các đội đã ghi được.
- GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng trò chơi vui và rèn luyện sức khỏe tốt. Khuyến khích HS tăng cường chơi trò chơi dân gian có ích này để tạo không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học hay những buổi sinh hoạt tập thể.
- Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt. 
 ________________________________________
Buổi chiều:
Tiết 4:	 Luyện Toán:
LUYỆN TẬP TÌM HAI SỐ KHI BIẾT 
TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I/ MỤC TIÊU:
	 Củng cố về cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó và giải bài toán có liên quan.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Củng cố lí thuyết.
	- HS nhắc lại 2 cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.
	- 1 HS cho VD sau đó tính
	Chẳng hạn: Tổng 2 số là 20, số lớn hơn số bé 6. Tìm 2 số ?
(Số lớn là: (20 + 6) : 2 = 13.
Số bé là:	(13 - 6) = 7.
	Đáp số: 13 và 7)
	2. Thực hành:
	GV ra một số bài cho HS luyện tập:
	Bài 1: Trong vườn nhà Nam có 96 cây cam và cây bưởi, trong đó số cây cam nhiều hơn cây bưởi là 6 cây. Hỏi trong vườn nhà Nam có bao nhiêu cây cam, bao nhiêu cây bưởi?
	HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
	Bài 2: Hai đội trồng được tất cả 1500 cây. Đội thứ nhất trồng ít hơn đội thứ hai 100 cây. Hỏi mỗi đội trồng được bao nhiêu cây ?
	HS làm bài theo nhóm 6
	- Gọi HS lần lượt đọc đề bài, nêu yêu cầu đề bài.
	- HS nêu cái đã cho, cái cần tìm; xác định dạng toán, tự tóm tắt rồi giải theo nhóm. 
	GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. 
	Gọi HS chữa bài:
	Kết quả: 
	Bài 1: Số cây cam là 56 cây, số cây bưởi là 40 cây
	Bài 2: Đội 1 trồng 700 cây; đội 2 trồng 800 cây
	- Nếu HS đã làm xong còn thời gian ra thêm bài tập sau:.
	Tổng của 2 số là 100. Nếu bớt ở số thứ nhất 5 đơn vị thêm vào số thứ hai thì hai số hơn kém nhau 20.
	 Tìm hai số đó.
	- Nếu HS lúng túng GV hướng dẫn vẽ sơ đồ để tìm hiệu hai số sau đó tìm hai số đó. HS làm bài sau đó chữa bài.
	3. Nhận xét tiết học.
	 Dặn: Xem lại bài tập, làm lại bài làm sai.
Buổi chiều:
Tiết 2: Tự học:
LUYỆN TẬP CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG
I/ MỤC TIÊU:
	Giúp HS củng cố về các tính chất của phép cộng và giải bài toán có liên quan.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Củng cố lí thuyết:
	- GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của phép cộng đã học. ( Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp)
	- HS thảo luận theo nhóm, nêu qui tắc và ghi công thức tổng quát của hai tính chất đó của phép cộng.
	- Các nhóm giơ kết quả, GV nhận xét bổ sung sửa sai (nếu có)
(a + b = b + a; (a + b) + c = a + (b + c)
	2. Luyện tập:
	- GV ra một số bài cho HS luyện tập:
	Bài 1: Thi tìm nhanh kết quả của các phép tính sau:
	a. 47215 + 6721 - 25761	b. 14672 + 35189 + 43267
	trong vòng 3 phút HS báo cáo kết quả, thi xem nhóm nào đúng và hoàn thành trước nhất.
	Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
	a. 815 + 666 + 185
	b. 1677 + 1969 + 1323 + 1031
	HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm sau đó lên dán và trình bày kết quả. 	Lớp theo dõi, nhận xét. 
	GV bổ sung, chốt kết quả đúng, tuyên dương nhóm làm tốt.
	- Em đã áp dụng tính chất nào của phép cộng để tính thuận tiện nhất?
	Bài 3: HS thực hành đo các cạnh của quyển SGK Toán và tính chu vi của quyển sách đó.
	Các nhóm tiến hành đo và tính kết quả.
	- Gọi đai diện một số nhóm trình bày trước lớp,
	Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. GV bổ sung
	- Có mấy cách tính chu vi của hình chữ nhật?
	- Cách nào nhanh hơn?
	- Để tính nhanh em đã áp dụng tính chất nào?
__________________________________________________
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN ĐỌC: BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ; 
LUYỆN VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI 
I/ MỤC TIÊU:
	- Luyện đọc và tìm hiểu truyện Bài kiểm tra kì lạ (Trả lời được các câu hỏi trong bài)
	- Củng cố quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài và vận dụng để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS đọc truyện Bài kiểm tra kì lạ:
 	- GV đọc mẫu 1 lần. Hướng dẫn HS cách đọc.
	- 1 HS đọc lại truyện. HS tiếp nối đọc các đoạn.
- HS tiến hành đọc theo nhóm.
- Gọi 1 số nhóm đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét cách đọc của bạn.
- Lớp nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất.
- HS nêu cách viết tên riêng người, địa danh nước ngoài. Cho ví dụ.
	(Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. 
	Ví dụ: Anh-xtanh, Phnôm Pênh, Mát-xcơ-va.
	Tên phiên âm theo tên Hán Việt thì viết như viết tên riêng Việt Nam. Ví dụ: Thẩm Quyến, Bắc Kinh)
3. Luyện tập: 
- HS thảo luận các nội dung của bài tập 2, 3 VTH. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 Lớp bổ sung. GV chốt ý đúng.
Kết quả: Bài 2: a – 2, b – 2, c – 3, d – 1, e – 3.
	 Bài 3: Anh, Cô-nan Đoi-lơ, Giô-dép, Tu-lu-dơ.
	* Nếu còn thời gian cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
	- GV treo bản đồ khu vực Đông Nam Á lên bảng, các nhóm thi tìm trên bản đồ khu vực Đông Nam Á ghi lại tên các nước và thủ đô của các nước trong khu vực này. (Thời gian chơi 4 phút)
	Nhóm nào ghi được nhiều và đúng (trong cùng một thời gian) thì nhóm đó chiến thắng.
	4. Củng cố, dặn dò.
	- Lưu ý HS cần phân biệt được các bộ phận của từng tên và các tiếng trong một bộ phận của tên đó
	- Nhận xét tiết học: Tuyên dương nhóm có ý thức học tập tốt và tích cực thảo luận xây dựng bài.
Tiết 3: Luyện 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2019_2020.doc