Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021- Trường Tiểu học Đức Long

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với ng¬ười già, nhường nhịn em nhỏ.

- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng ng¬ười già, yêu thư¬ơng nhường nhịn em nhỏ.

- KNS: + Kĩ năng ra quyết định.

 + Kĩ năng giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập Đạo đức.

- Trang phục và dụng cụ đóng vai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Sắm vai xử lí tình huống

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo tổ.

- Yêu cầu: HS sắm vai và xử lí các tình huống sau:

Tổ 1: Trên đư¬ờng đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì?

Tổ 2: Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng.

Tổ 3: Lan đang chơi cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đ¬ường. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?

- HS đóng vai tr¬ước lớp.

- GV hư¬ớng dẫn HS nhận xét các nhóm.

* Tiểu kết: Khi gặp ng¬ười già các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép; khi gặp em bé chúng ta cần nh¬ường nhịn giúp đỡ.

2. Hoạt động 2: Làm việc với vở bài tập.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT3,4-VBT.

- Đại diện nhóm trình bàytừng bài – Gv ghi bảng .

- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.

* Tổng kết: ( HS lần l¬ượt đọc Ghi nhớ)

3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS thực hiện các hành vi kính già, yêu trẻ.

 

docx19 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021- Trường Tiểu học Đức Long, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
, em sẽ làm gì?
Tổ 2: Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng.
Tổ 3: Lan đang chơi cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
- HS đóng vai trước lớp.
- GV hướng dẫn HS nhận xét các nhóm.
* Tiểu kết: Khi gặp người già các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép; khi gặp em bé chúng ta cần nhường nhịn giúp đỡ.
2. Hoạt động 2: Làm việc với vở bài tập.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT3,4-VBT.
- Đại diện nhóm trình bàytừng bài – Gv ghi bảng .
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
* Tổng kết: ( HS lần lượt đọc Ghi nhớ)
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện các hành vi kính già, yêu trẻ.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020
Chính tả
NHỚ - VIẾT: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Nhớ - viết đúng bài chính tả( sai không quá 5 lỗi), tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ lục bát. 
- Làm được BT viết đúng những từ ngữ có âm đầu s/x và âm cuối t/c.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phiếu bốc thăm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc -2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Viết chính tả
a.Hướng dẫn chính tả
- 3 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài Hành trình của bầy ong.
+ Hãy nêu nội dung của hai khổ thơ trên.
+ Cách trình bày bài chính tả nh thế nào?
- HS trình bày - GV nhận xét.
b.HS viết chính tả
- HS nhớ lại và viết vào vở.
- GV chấm và chữa lỗi chính tả.
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS làm bài tập (2a và 3)trong vở bài tập Tiếng Việt.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV chấm bài một số HS và chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
NHÔM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm bằng nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS chuẩn bị một số đồ dùng: thìa, cặp lồng bằng nhôm.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
 HS1: Em hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
 HS2: Trong thực tế người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1:Một số đồ dùng bằng nhôm
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS thảo luận và ghi các đồ dùng bằng nhôm mà em biết.
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Em biết gì về đặc điểm,tính chất của nhôm?
- GV chuẩn kiến thức.
 Hoạt động 2: Nguồn gốc và tính chất nhôm .
- GV tổ chức cho HS đọc SGK ,thảo luận theo cặp:
+ Trình bày tính chất và nguồn gốc của nhôm.
 + Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
- GV nhận xét.- GV chuẩn kiến thức:
 	 Nhôm là kim loại , có ở quặng nhôm. Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm nhẹ, dẫn điện ,dẫn nhiệt tốt. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên môt số a xít có thể ăn mòn nhôm.
Lưu ý :Khi sử dụng đồ dùng bằn nhôm, hay hợp kim của nhôm không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a xít ăn mòn.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại phần bài học.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 9 tháng 12 năm 2020
Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.(BT1,2).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS chữa bài tập về nhà.
- GV nhân xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên
a. Ví dụ 1: 
* Hình thành phép tính:
- GV nêu bài toán ví dụ: Theo SGK.
Để biết đợc mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét chúng ta phải làm như thế nào?
- HS trình bày – HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Đi tìm kết quả
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS thảo luận để tìm thơng của phép chia 8,4 : 4.
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV hướng dẫn HS kĩ thuật tính.
- HS theo dõi và thao tác lại.
b.Ví dụ 2:
- GV nêu: Hãy đặt tính và thực hiện 72,58 : 19.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- HS nhận xét – GV nhận xét.
c.Quy tắc:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận và nêu cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét và bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS làm bài tập ở sách giáo khoa theo yêu cầu
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Hiểu được "khu bảo tồn đa dạng sinh học" qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Bài tập
- HDHS lần lượt làm các BT ở VBT:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT1-cả phần chú thích.
- Thảo luận cặp đôi .
- HS nêu ý kiến, GV két luận:
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lu giữ được nhiều loài động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật có thảm thực vật rất phong phú.
Bài 2:
- Thảo luận nhóm ,làm vào bảng phụ.(3 nhóm)
- Đại diện nhóm nối tiếp nhau trình bày. GV chốt lại lời giải đúng.
+ Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xã rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
Bài 3:
- Một HS đọc yêu cầu. GV giả thích: Chon một cụm từ ở BT2 để làm đề tài viết đoạn văn.
- HS viết bài. GV giúp đỡ HS chưa đạt.
- HS đọc bài viét, lớp nhận xét, GV nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh. 
*GDANQP: Nêu được những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- 1HS kể lại một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- 2 HS đọc đề bài – Cả lớp theo dõi.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- 1 HS đọc gợi ý – Cả lớp đọc thầm.
- HS trình bày đề tài đã chọn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tự xây dựng cốt truyện, dàn ý câu chuyện
- HS làm bài.
- Vài HS có năng khiếu trình bày dàn ý câu chuyện của mình.
- GV nhận xét nhanh.
Hoạt động 3: Kể chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện.
- GV nhận xét, cùng HS chọn câu chuyện hay nhất và người kể chuyện hay nhất.
* Liên hệ: Kể về những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường mà em biết.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh cần làm được một sản phẩm khâu, thêu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số sản phẩm khâu thêu đã học 
- Bộ khâu thêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Thực hành
- HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm thêu của mình.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- HS trng bày sản phẩm.
- GV nhận xét sản phẩm.
- GV khen những HS có những sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học (tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút). 
- Hiểu nội dung: Nguyyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.(TLCHSGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bức ảnh về những khu rừng ngập mặn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ 3HS đọc nối top 3 phần của bài Người gác rừng tí hon.
+ 1 HS nêu nội dung bài đọc. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS đọc tốt đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
- GV chia đoạn: 
 Đoạn 1: Từ đầu đến sóng lớn.
 Đoạn 2: Tiếp theo đến Nam Định.
 Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: ngập mặn, xói lở, vững chắc, 
- HS đọc nhóm 3 em.
- Vài nhóm HS đọc. Kết hợp giải nghĩa từ. (rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi)
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1HS đọc đoạn 1 – Cả lớp đọc thầm.
Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
+ Nguyên nhân: do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm...
+ Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn)
Ý 1: Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngâp mặn.
- HS đọc thầm đoạn 2.
Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn.
( Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều)
Em hãy nêu tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn.
( Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh , Soc Trăng,)
Ý 2: Phong trào trồng rừng ngập mặn.
-1HS đọc đoạn 3 – Cả lớp đọc thầm.
Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
( Bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều các loài chim nước trở nên phong phú)
Ý 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Bài văn cung cấp cho em thông tin gì?( Trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ tăng sản lượng thu hoach hải sản)
- GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên.(BT1,3).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ	
- 2 HS chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Luyện tập
- HS làm bài tập ở sách giáo khoa
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 1:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính chia.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- GV viết bảng: 21,3 : 5 
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính, một HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của HS.
- GV nêu: Khi chia số thập phân cho số tự nhiện mà còn d thì ta có thể chia tiếp bằng cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
- HS làm bài vào vở. Một HS lên bảng làm.
- GV chấm bài, chữa bài.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(TẢ NGOẠI HÌNH)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn.(BT1).
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả người em thường gặp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ GV và bảng học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài về nhà của HS.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Luyện tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1:
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV yêu cầu một nửa số HS làm bài 1a, còn lại làm bài 1b.
- Trao đổi theo cặp.
- HS nêu bài làm, GV cùng lớp nhận xét ,chốt ý đúng và ghi bảng.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu BT2.
- HS xem lại phàn chuẩn bị ở nhà.
- GV mời 1 HS năng khiếu đọc bài chuẩn bị, GV nhận xét nhanh.
- GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
- HS làm BT2 vào vở BT, một HS làm bảng phụ.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài ở bảng phụ.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Lịch sử
“ THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH 
KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần biết
- Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp:
+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập,nhưng Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tai thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
 HS1: Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
 	HS2: Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “ giặc dốt”?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
- Một HS đọc toàn bài.
Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân:
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
 	Tối hậu thư là gì và nội dung của tối hậu thư ra sao?
 	 Những việc làm của chúng thể hiện chúng thể hiện dã tâm gì?(âm mưu cướp nước ta một lần nữa)
 Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?( Đêm 18 rạng ngày 19-12-1946, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.)
- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.Ngày 19-12-1946, là ngày mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta.
Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tich Hồ Chí Minh
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 .
- HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
+ Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xẩy ra?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
(Tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta)
+ Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó nhất?
( Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả làm nô lệ)
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS thảo luận các vấn đề sau:
 + Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng
+ Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần nh thế nào?
+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
+ Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa nh thế nào?( Người dân Hà Nội đã hi sinh những vật dụng cần thiết của mình để phục vụ kháng chiến)
+ Quan sát H2 ,ta thấy anh chiến sĩ đang làm gì?(đang cầm quả bom ba càng sẵn sàng lao vào xe bọc thép của địch)
+ Ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
+ Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến.
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét và bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
BUỔI CHIỀU
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Nhận biết các cặp quan hệ từ theo yêu cầu BT1
- Biết sử dụng các cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn.(BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- 1HS trả lời câu hỏi: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Bài tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
 Bài tập 1:
- GV treo bảng phụ ( đã ghi nội dung BT1). Một HS đọc nội dung BT1.
- HS làm bài cá nhân vào vở BT.Một HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét bảng phụ, GV kết luận đúng;
Câu a: nhờ ... mà
Câu b: không những ... mà còn.
 Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu BT. GV giải thích thêm yêu cầu BT.
- HS thảo luận theo cặp .
- HS đọc bài làm GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Đoạn a: Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt công tác thông tinnên ở ven biển các tỉnhrừng ngập mặn.
+ Đoạn b: Chẳng những ở ven biểnphong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng 
Bài tập 3:
- HS đọc nội dung BT3; làm bài cá nhân vào VBT.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Địa lí
CÔNG NGHIỆP ( tiếp theo )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS cần
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp của nước ta.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
* HS năng khiếu:+Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giải thích vì sao ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đông bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động ,nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Lược đồ công nghiệp Việt nam.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
HS1: Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó.
HS3: Đia phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 1: Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
Những nơi nào có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện?
- HS trình bày –HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức trên lược đồ.
Hoạt động 2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- HS tự thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập sau:
 Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp:
A

B
Ngành công nghiệp
Phân bố
1.Nhiệt điện
a.Nơi có nhiều thác ghềnh.
2.Thuỷ điện
b.Nơi có mỏ khoáng sản.
3.Khai thác khoáng sản

c. Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
4.Cơ khí, dệt may, thực phẩm
d. Gần nơi có than, dầu khí.

- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
Vì sao ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đông bằng và ven biển.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
Câu hỏi:
+ Nêu tên và chỉ trên bản đồ những trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. ( Thành phốHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa- Vũng Tàu, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ)
+ Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện nào để phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
 	 ( Hình 4 SGK)- GV vẽ lên bảng sau khi HS trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
Vì sao nói Thành phố HCMvừa là trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế văn hoá vừa là đầu mối giao thông quan trọng của nước ta?
( Thành phố HCM ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi nhiều, nơi đá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu_hoc_duc.docx