Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

HĐ2: Phần nhận xét

+Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. GV chốt lại lời giải đúng :

Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa- từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.

+ Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề bài,thử thay thế từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế

- GV hướng dẫn : Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả hai câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với hai câu vốn có để tìm nguyên nhân.

- GV mời 1 HS đọc 2 câu văn sau khi đã thay từ đền ở câu 2 bằng các từ nhà, chùa, trường, lớp.

 - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ phát biểu.

- GV kết luận: Hai câu cùng nói về một đối tượng( ngôi đền) . Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo ra đoạn văn, bài văn.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 thắng cuộc
HĐ4: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 : Kĩ thuật
Lắp xe ben(t2)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben
 - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. HS khéo tay: xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được
 - GDSDNLTK&HQ: chọn loại xe ben tiết kiệm năng lượng để sử dụng, khi sử dụng xe ben cần tiết kiệm xăng dầu
II. Đồ dùng dạy học
 - Mẫu xe ben đã lắp sẵn
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Hoạt động dạy học
 HĐ1: Bài cũ
Để lắp xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận. Hãy kể tên các bộ phận đó?
Một số HS nêu
 HĐ2: Hướng dẫn thực hành
 - HS gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK
 - Lần lượt hướng dẫn HS lắp từng bộ phận, lắp ráp xe ben, hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
 - HS thực hành lắp xe ben theo nhóm 2
 HĐ3: Nhận xét, đánh giá
GV nhận xét sản phẩm của HS
Liên hệ về việc lựa chọn và sử dụng các xe ben để chuyên chở hàng hóa, vật liệu 
 Thứ 3 ngày 5 tháng 3 năm 2019
Buổi sáng: 
Tiết 1: Âm nhạc
 ( GV chuyên trách dạy)
Tiết 2: Toán
Bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ một số đơn vị đo thời gian thông dụng
 - Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào
 - Đổi đơn vị đo thời gian
II. Đồ dùng
 Bảng đơn vị đo thời gian.
III. Hoạt động dạy học
 HĐ1: Hệ thống các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các đơn vị đo:
a) Các đơn vị đo thời gian
- HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học.
- HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian; chẳng hạn: Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày?
- GV giúp HS nhớ lại kiến thức cũ và giải thích : năm không nhuận có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm liền thì có một năm nhuận .
- Cho HS biết số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
- GV nêu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay. Đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, còn chỗ hõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28, 29 ngày.GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác: Một ngày có bao nhiêu giờ? Một giờ có bao nhiêu phút? Một phút có bao nhiêu giây?
Khi HS trả lời, GV ghi tóm tắt lên bảng, thành lập bảng như trong SGK.
b) Ví dụ đổi đơn vị đo thời gian
GV cho HS đổi các số đo thời gian:
- Đổi từ năm ra tháng:
	5 năm = 12 tháng x 5 = 60 tháng.
	Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng
- Đổi từ giờ ra phút:
	3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút
	giờ = 60 phút x = 40 phút
	0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút
- Đổi từ phút ra giờ:
	180 phút = 3 giờ
	216 phút = 3 giờ 36 phút
	216 phút = 3,6 giờ
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
+Bài 1: HS đọc đề toán
Gợi ý: Một thế kỉ có 100 năm 
	Từ năm thứ 1 đến năm thứ 100 là thế kỉ thứ I
 - Lưu ý: Cách xác định thế kỉ nhanh nhất là bỏ hai chữ số cuối cùng của số chỉ năm (trường hợp hai chữ số cuối cùng khác 0), cộng thêm 1 vào số còn lại ta được số chỉ thế kỉ của năm đó.
+Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
	Hướng dẫn HS : giờ = 60 phút x = phút = 45 phút
 +Bài 3: - Chuyển đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn.Lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho hệ số của hai đơn vị .
 Gợi ý : 3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng
HĐ3: HS chữa bài
 - Bài 1: HS thảo luận nhóm 2 ,trả lời câu hỏi.
 - Bài 2: - Gọi HS đọc nối tiếp bài làm và nêu cách làm.
 - Bài 3: Gọi HS lên bảng làm và giải thích cách làm.
 HĐ4: Củng cố, dặn dò:
 - Ôn lại bảng đơn vị đo.
 - GV nhận xét giờ học
Tiết 3: Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Mục tiêu
 - Hiểu và nhận biết được nhưng từ ngữ lặp dùng để liên kết câu, hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
 - Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu, làm được bài tập ở mục III
 - Giảm tải: không làm bài tập 1
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ.
III. hoạt động dạy học
 A. Bài cũ
 - Gọi 2 HS làm bài tập 1,2 tiết LTVC trước.
 - Nêu ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng? Cho VD?
 - GV nhận xét,cho điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Phần nhận xét
+Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. GV chốt lại lời giải đúng : 
Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa- từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
+ Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề bài,thử thay thế từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế 
- GV hướng dẫn : Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả hai câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với hai câu vốn có để tìm nguyên nhân.
- GV mời 1 HS đọc 2 câu văn sau khi đã thay từ đền ở câu 2 bằng các từ nhà, chùa, trường, lớp.
 - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ phát biểu. 
- GV kết luận: Hai câu cùng nói về một đối tượng( ngôi đền) . Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo ra đoạn văn, bài văn.
HĐ3: Phần ghi nhớ
- Hai HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Một hai HS nói lại nội dung cần ghi nhớ, kết hợp nêu ví dụ minh hoạ.
HĐ4: Phần luyện tập
+Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn văn; suy nghĩ , chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) điền vào ô trống trong vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV mời 2 HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp cho cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng .
HĐ5: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học . 
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học về liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ 
Tiết 4: Khoa học
Ôn tập: vật chất và năng lượng(t2)
I. Mục tiêu: HS ôn tập về: 
 - Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 - Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sin hoạt hàng ngày.
- Pin, bóng đèn, dây dẫn.
III. hoạt động dạy học
 A. Bài cũ
 - Kể tên về một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
 - Kể tên các loại chất đốt thường dùng,chất đốt nào ở thể rắn, thể lỏng, thể khí?
 B. Bài mới
 HĐ1:Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức “Tiếp sức”
 - Chuẩn bị cho 3 nhóm 3 bảng phụ.
 - Thực hiện: Mỗi nhóm cử từ 5 đến 7 người, xếp theo hàng 1. Khi GV hô “bắt đầu” HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS tiếp theo lên viết....
 - Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là nhóm đó thắng cuộc. 
 HĐ2: Củng cố, dặn dò:
Ôn tập các kiến thức về sử dụng điện.	
Buổi chiều: GV chuyên trách thực hiện
 Thứ 4 ngày 6 tháng 3 năm 2019
Buổi sáng: 
Tiết 1: Tập đọc
Cửa sông
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó 
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
- Học thuộc lòng bài thơ.
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ cảnh cửa sông trong sách giáo khoa phóng to
III. hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
 - Học sinh đọc lại bài Phong cảnh Đền Hùng
 - Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
 - Hãy kể tên các truyền thuyết mà em biết qua gợi ý của bài văn?
B. Bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài
 - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
 - GV giới thiệu bài mới
 HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiều bài.
a. Luyện đọc: 
- Một học sinh giỏi đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông( nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay vào một dòng sông khác)
- Học sinh đọc tiếp nối 6 khổ thơ. GV nhắc học sinh chú ý phát âm đúng các từ ngữ và giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ ngữ hình ảnh ( cần câu uốn cong lưỡi sóng- ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn).
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một học sinh giỏi đọc toàn bài. 
- GV đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các giọng thơ để gây ấn tượng.
b. Tìm hiểu bài: 
- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? (Là cửa nhưng khụng then khúa/ Cũng khụng khộp lại bao giờ. Cỏch núi đú rất đặc biệt- làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sụng, cảm thấy cửa sụng rất thõn quen)
- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? (Là nơi những dũng sụng gửi phự sa để bồi đắp bói bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng,...)
- Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giải nói điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cuội nguồn? (cửa sụng khụng quờn cội nguồn)
- Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?
 - Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nối lên điều gì? ( Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.)
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Ba học sinh tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ. GV hướng dẫn học sinh đọc thể hiện diễn cảm đúng với nội dung từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm khổ 4 và khổ 5 bài thơ ( GV đọc mẫu- Học sinh luyện đọc theo cặp- Học sinh thi đọc).
- Học sinh nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ cả bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
HĐ3: Củng cố dặn dò
 - Bài thơ nói lên điều gì?
 - GV nhận xét tiết học.
 - HTL bài thơ.
Tiết 2 Thể dục
 (GV chuyên trách dạy)
Tiết 3: Toán
Cộng số đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Bíêt cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản
II. hoạt động dạy học
HĐ1: Thực hiện phép cộng số đo thời gian
Ví dụ 1: GV nêu ví dụ 1
 HS nêu phép tính tương ứng.
 3giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút =?
GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính:
	3 giờ 15 phút
 + 2 giờ 35 phút
	5 giờ 50 phút
Vậy : 3giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút	
Ví dụ 2: GV nêu bài toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng
GV cho HS đặt tính và tính: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây 
*HS nhận xét : 
Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút , giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
+ Bài 1: HS tự làm
+ Bài 2: Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính , chú ý cần đổi đơn vị đo thời gian.
+ Bài 3: Cho HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán
HĐ3 : HS chữa bài
 + Bài 3:	 	 Bài giải
	Thời gian Ba chạy cả quãng đường là
	2giờ 30 phút + 12 phút = 2 giờ 42 phút
	 Đáp số : 2 giờ 42 phút
HĐ4: Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học. 
Khen HS có bài làm tốt.
Tiết 4: Kể chuyện
Vì muôn dân	
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rừ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cỏch cư xử vỡ đại nghĩa 
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGk phóng to.
- Bảng phụ vẽ lược đồ gia tộc của các nhân vật trong chuyện.
III. hoạt động dạy - học
 HĐ1: Giới thiệu bài 
 HĐ2: GV kể chuyện
 - GV kể lần 1, HS nghe. Kể xong, giải nghĩa một số từ khó đã viết trên bảng( tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm -pa, Sát Thát); dán lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong chuyện, chỉ lược đồ, giới thiệu 3 nhân vật có tên được in đậm.
 - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. 
 - HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
 HĐ3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a) KC trong nhóm
 - Từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong, các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - GV nhắc HS chú ý yêu cầu tối thiểu khi KC theo tranh: kể được vắn tắt từng đoạn; yêu cầu cao hơn: HS kể tương đối kĩ từng đoạn.
b) Thi kể trước lớp
 - HS thi KC theo tranh phóng to trên bảng lớp.
 - HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện ( hoặc tiếp nối nhau kể một lượt câu chuyện).
 - HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Nếu anh em vua tôi nhà Trần không đoàn kết thì nước Việt lúc ấy sẽ ra sao?
+ Câu chuyện khiến bạn suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
 - Cả lớp bình chọn nhóm và cá nhân KC hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất.
 HĐ4: Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện .
- GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều: 
Tiết 1 : Tập làm văn
Tả đồ vật (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
 - Học sinh viết được một bài văn tả đồ vật đủ 3 phần, rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng; lời văn tự nhiên
II. hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Một học sinh đọc 5 đề bài trong SGK:
1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2
2. Tả cái đồng hồ báo thức
3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích
4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát
- GV: Các em có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước. Nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn. 
- Hai, ba học sinh đọc lại dàn ý.
HĐ3: Học sinh làm bài.
 - GV theo dõi
HĐ4: Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch “Xin Thái sư tha cho!
*Cách nhận xét:
Yêu cầu: Bài viết hay đúng trọng tâm của đề. Sáng tạo trong khi viết. Lời văn trong sáng, câu văn gọn, rõ ý, biết chọn những chi tiết nổi bật của đồ vật để tả.
Tùy theo từng bài viết cụ thể GV nhận xét hợp lí để HS nhận ra ưu điểm ,nhược điểm của bài viết để sửa chữa kịp thời
Tiết 2: Hướng dẫn tự học
Luyện tập: Bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày,số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II. Hoạt động dạy học
 HĐ1: Khởi động
 HS bốc thăm câu hỏi và thi trả lời nhanh:
- Nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học.
- Nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian; chẳng hạn: Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày?
- GV giúp HS nhớ lại kiến thức cũ và giải thích : năm thường có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm liền thì có một năm nhuận .
- Cho HS biết số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
- HS nêu cách nhớ số ngày của từng tháng 
- GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác: Một ngày có bao nhiêu giờ? Một giờ có bao nhiêu phút? Một phút có bao nhiêu giây?
HĐ2: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân
 + Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống
 2 giờ = phút 2 giờ 15 phút = phút
 2,4 giờ = phút 215 phút = giờ
 3 năm = tháng 48 tháng = năm
 8 năm 9 tháng = tháng 0,25 thế kỉ= năm
 3600 giây = giờ 400 giây = phút
 1,5 phút = giây 1/12 phút = giây
 + Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
 180 giây.... 3 phút 250 phút ...2,5 giờ
 3,5 năm ....35 năm 3giờ45phút...3,75 giờ
 1/2 ngày... 5 giờ 3/4 thế kỉ.....75 năm
 - HS nối tiếp nêu kết quả củ hai bài tập trên
 HĐ3: HS làm việc theo nhóm
 + Bài 3 (dành cho HSG): Xếp 27 hình hộp lập phương nhỏ có cạnh 1 cm thành hình hộp lập phương lớn rồi sơn tất cả các mặt của hình hộp lập phương lớn: Hai mặt đáy sơn màu xanh; các mặt còn lại sơn màu đỏ. Hỏi:
	a) Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ có mặt được sơn xanh và mỗi hình đó có mấy mặt màu xanh?
	b) Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ có mặt được sơn đỏ và mỗi hình đó có mấy mặt màu đỏ?
Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ không được sơn?
Giải:
 Hình hộp lập phương lớn có: 3 tầng mà mỗi tầng có 9 hình hộp lập phương nhỏ.
 Cạnh của hình hộp lập phương lớn là: 1 x 3 = 3 (cm)	
a) 	Diện tích của một mặt của hình hộp lập phương nhỏ là: 1 x 1 = 1 (cm2)
Diện tích của hình hộp lập phương lớn được sơn xanh là:
	3 x 3 x 2 = 18 (cm2)	
 	Vì sơn xanh hai đáy của hình hộp lập phương lớn nên các hình hộp lập phương nhỏ có sơn xanh chỉ được sơn một mặt
Và số hình hộp lập phương nhỏ được sơn xanh là: 
18 : 1 = 18 (hình)	
b) 	Diện tích của hình hộp lập phương lớn được sơn đỏ là:
	3 x 3 x 4 = 36 (cm2)	
Các hình hộp lập phương nhỏ tạo thành các cạnh đứng của hình hộp lập phương lớn thì được sơn hai mặt đỏ; mỗi cạnh của hình hộp lập phương có 3 hình.
Vậy số hình hộp lập phương nhỏ được sơn 2 mặt đỏ là: 
3 x 4 = 12 (hình)	
Diện tích được sơn đỏ của 12 hình hộp lập phương nhỏ đó bằng: 
 1 x 2 x 12 = 24 (cm2)	
Phần diện tích còn lại là: 36 - 24 = 12 (cm2)	
Số hình hộp lập phương nhỏ còn lại, mỗi hình chỉ được sơn một mặt đỏ là: 
 12 : 1 = 12 (hình)
c) 	Do hình hộp lập phương có 3 tầng mà tầng dưới và trên đều được sơn màu; còn tầng giữa thì các hình ngoài được sơn màu chỉ có hình hộp lập phương nhỏ ở ngay chính giữa là không được sơn. Vậy có 1 hình hộp lập phương nhỏ không được sơn màu.	
Đáp số: 	a) 18 hình có 1 mặt sơn xanh
b) 12 hình có 2 mặt sơn đỏ
12 hình chỉ có 1 mặt sơn đỏ
c) 1 hình không được sơn.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại nội dung vừa học
GV nhận xét
Tiết 3: HĐNGLL
YấU QUÍ MẸ VÀ Cễ GIÁO
I. Mục tiêu: 
 - Biết được ý nghĩa của ngày lễ 8/3- ngày Quốc tế phụ nữ.
 - Hướng dẫn học sinh biết vẽ tranh, hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà mẹ và chị em gái nhân ngày phụ nữ thế giới.
 - Hát múa, đọc thơ, kể chuyện về mẹ.
 - Thể hiện lòng yêu quý, kính yêu cô và mẹ ..
II. Chuẩn bị: 
 Bìa khổ a4, bút màu, giấy vẽ, các tiết mục văn nghệ
III. Hoạt động dạy học
 HĐ1 : Khởi động
 Hát bài mẹ và cô
 HĐ 2:Tìm hiểu về ngày 8/3
 Cô Hoa phụ trách
 - Tháng 3 có những ngày lễ trọng đại nào?
 - Ngày 8/3 là ngày gì?
HĐ3: Hướng dẫn vẽ tranh, làm bưu thiếp, hát, múa, đọc thơ chào mừng ngày 8/3.
Cô Tân phụ trách.
 - Chia khối theo các nhóm: hát múa; làm thơ; vẽ tranh; làm thiếp; kể về một ngày của mẹ.
 - HS thực hành , mỗi cô giáo phụ trách một nhóm
 - Các bước làm bưu thiếp đơn giản:
 B1: Gấp đôi tờ bìa màu.
 B2: Mặt ngoài dùng bút màu vẽ đường diềm...
 B3: Mặt trong ghi dòng chữ chúc mừng... 
HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm và văn nghệ chào mừng ngày 8/3
Cô Tú Anh phụ trách
 - Trình bày ý tưởng và chia sẻ: nhóm vẽ tranh, làm bưu thiếp
 - Ca nhân trưng bày sản phẩm và chia sẻ
 - Văn nghệ chào mừng: nhóm thơ, hát múa và kể chuyện
HĐ 5: Trò chơi: Đi chợ
 - Yêu cầu HS chơi phải nói được mua gì cho mẹ, HS đến lượt chơi nếu không nói được mua thứ gì thì thua cuộc.
 - GV nhận xét tinh thần học tập của HS
 Hát bài: Bông hồng tặng mẹ và cô.
 Thứ 5 ngày 7 tháng 3 năm 2019
Buổi sáng: 
Tiết 1: Toán
Trừ số đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. hoạt động dạy học
HĐ1: Thực hiện phép trừ số đo thời gian
 Ví dụ 1: GV nêu ví dụ trong SGK, cho HS nêu phép tính tương ứng:
	15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút =?
	GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính:
	 15 giờ 55 phút
	 13 giờ 10 phút
	 2 giờ 45 phút	
Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán và nêu phép tính tương ứng:
	3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ?
- GV cho một HS lên bảng đặt tính và cho HS nhận xét 20 giây không trừ được cho 45 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây. Ta có: 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây	 
 2 phút 80 giây
	- 2 phút 45 giây
	 0 phút 35 giây
*HS nhận xét:
Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số số đo tương ứng ở số bị trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
+ Bài 1: HS tự làm
+ Bài 2: Hướng dẫn HS cách đặt tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian .
+ Bài 3: GV cho HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán.
HĐ3: HS chữa bài
- Chữa nhanh bài 1,2
- Chữa kĩ bài 3: 	 
 Giải
	Thời gian máy cắt cỏ ở khu vườn thứ hai là:
	5 giờ 15 phút - 2 giờ 45 phút = 2

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2018_2019.doc