Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 -Trần Thị Thanh Hải

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng

- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất

- Giáo dục tình cảm yêu quý bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ

 - HS : SGK

 

doc41 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 -Trần Thị Thanh Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
g dụng:(2 phút)

- Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay ?
- HS nêu
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021
Toán
 Tiết 143:ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4.
2. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- GD HS tính Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
 - HS : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Phản xạ nhanh": Một bạn nêu một phân số thập phân, một bạn viết số thập phân tương ứng .
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét , kết luận
Bài 2(cột 2,3): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3(cột 3,4): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 5: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận

- Viết các số đo sau dưới dạng phân số thập phân.
- Học sinh tự làm vào vở sau đó chia sẻ kết quả
a) 0,3 = ; 	0,72 = 
1,5 = ; 	0,347 = 
b) = ; = ; = ; = 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
 a) 0,5 = 50%
 8,75 = 875 %
b) 5% = 0,05 
 625 % = 6,25
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
- Học sinh làm vở
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm:
a) giờ = 0,75 giờ.
 phút = 0,25 phút.
b) km = 0,3 km ; 
 kg = 0,4 kg
- Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS cả lớp làm vở 
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm:
a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505
b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1
- HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả
- Cách làm: Viết 0,1 <.....< 0,2 thành 0,10 <....< 0,20. Số vừa lớn hơn 0,10 vừa bé hơn 0,20 có thể là 0,11 ; 0,12 ;...; 0,19....Theo yêu cầu của bài chỉ cần chọn một trong các số trên để điền vào chỗn chấm, ví dụ: 0,1 < 0,15 < 0,2.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm(theo mẫu):
0,018 = 1,8% 15,8 =.....
0,2 =..... 11,1 =......
- HS nêu:
0,018 = 1,8% 15,8 = 1580%
0,2 = 20% 1,1 = 110%
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm thêm các bài toán về tỉ số phần trăm để làm.
- HS nghe và thực hiện

Tập đọc
 Tiết 58:CON GÁI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
-Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
2. Năng lực 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Tôn trọng phụ nữ. 
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc lại 1 đoạn trong bài tập đọc "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài
- HS chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, sau đó báo cáo
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS khá đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 5 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp: 
1. Những chi tiết nào trong bài cho ta thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
3.Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về “Con gái” không?
- Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
- Giáo viên tóm tắt ý chính.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động
+ Câu nói của gì Hạnh “Lại một con vịt nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
+ Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi,  Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.
+ Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái. 
+ Các chi tiết thể hiện: Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố, mẹ đều rớm rớm nước mắt thương Mơ.
+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang, vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục.
- Học sinh đọc lại.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- GV lưu ý thêm.
- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2.
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu cách đọc của từng đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, 
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.

5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Nêu nội dung của bài ? 

- HS nêu: Phê phán quan niệm lạc hậu " trọng nam khinh nữ ". Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà đọc lại câu chuyện này và kể lại cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
 Tiết 57:TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV.
- Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- GD HS tính Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Một số vật dụng, đồ dùng để đóng kịch.
 - HS : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi đọc lại màn kịch Xin thái sư tha cho đã viết lại.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV.
 - Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- 2 HS đọc nối tiếp hai phần trong truyện: Một vụ đắm tàu.
- Thảo luận cặp đôi:
+ Hãy nêu tên nhân vật có trong đoạn truyện?
+ Hãy nêu tóm tắt nội dung chính của phần I ?
+ Dáng điệu, vẻ mặt của họ lúc đó ra sao?
Bài 2: HĐ nhóm
- Yêu cầu HS đọc ND của bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc từng phần 
- GV nhắc nhở HS : SGK đã cho gợi ý sẵn nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời hội thoại cho màn một hoặc màn hai để hoàn chỉnh màn kịch.
 + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái Sư Trần Thủ độ, phu nhân và người quân hiệu.
- GV chia lớp thành nhóm 2 và y/c thực hiện.
- Tổ chức cho các nhóm thi diễn đạt trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá những nhóm viết lời hội thoại thú vị, hợp lí.
Bài 3: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu
- GV nhắc các nhóm : 
+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch, cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào màn kịch.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại đoạn truyện.
- HS thảo luận cặp đôi
+ Có 2 nhân vật là Giu- li- ét - ta và Ma - ri - ô.
+ Ma-ri-ô và Giu-li-ét - ta làm quen với nhau. Giu-li-ét-ta kể cho M- ri- ô nghe về cuộc sống và về chuyến đi của cô. Ma- ri- ô lặng lẽ không nói gì. Bất thình lình một con sóng ập đến làm Ma- ri- ô bị ngã. Giu- li - ét - ta đã chăm sóc Ma- ri - ô.
- Giu - ét - ta lúc đầu vui vẻ, hồn nhiên khi nói chuyện, sau đó hoảng hốt, ân cần, dịu dàng chăm sóc cho Ma- ri - ô. Ma- ri - ô giọng hơi buồn, mắt luôn nhìn xa.
- 3 em đọc nội dung bài 2.
+ HS 1: Đọc tên màn kịch, gợi ý nhân vật, cảnh trí.
+ HS 2: Đọc gợi ý về lời đối thoại.
+ HS 3: Đọc đoạn đối thoại.
- HS thảo luận theo nhóm và viết tiếp lời hội thoại cho hoàn chỉnh, một số nhóm làm bảng phụ để chữa bài.
- Một số nhóm đại diện trình bày trước lớp.
- 2 HS đọc đề bài.
- Các nhóm chọn vai để đọc hoặc diễn kịch.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hoặc diễn kịch hay
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm viết lời hội thoại hay, diễn kịch tốt.
- Hãy chia sẻ với mọi người cách viết đoạn đối thoại.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà viết lại đoạn đối thoại cho hay hơn.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
 Tiết 29:LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
2. Năng lực
 -Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 - HS: Bộ mô hình lắp ghép KT.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
 - Lắp từng bộ phận và ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
* Cách tiến hành:
 *Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- GV yêu cầu HS nêu tiêu chuẩn đánh giá theo mục III SGK.
- GV cử HS tiêu biểu đi kiểm tra.
- GV chấm sản phẩm và đưa ra kết luận của sản phẩm đó và đánh giá theo 3 tiêu chuẩn: hoàn thành tốt (A+), hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B).
- GV nhắc nhở các nhóm chưa hoàn thành phải thực hành ở tiết sau để đánh giá lại.
- Cho HS tháo sản phẩm.

- HS trình bày theo nhóm.
- 2 HS đọc.
- 3, 4 HS đi kiểm tra và báo cáo.
- HS nhận sản phẩm về và xếp vào hộp.
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS.
- Nhắc HS về nhà xem trước bài: “Lắp rô- bốt”
- 2 HS nêu lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện

Buổi chiều
Thứ năm, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Toán
 Tiết 144:ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
Biết:	
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
 - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).
2. Năng lực 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
 - GD HS tính Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, vở , bảng con
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" lên bảng viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: 23,23; 10,01; 24,001; 12,3; 24,123
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn. HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Biết:	
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
 - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài tập 
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.
* GV cho học sinh chốt lại kiến thức 
- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần . 
Bài 2a: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng.
Bài 3(a,b,c; mỗi câu một dòng).
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lại kiến thức
- 2 HS đọc 
- HS làm bài vào vở, 
-1 HS làm bảng lớp, sau đó chia sẻ

Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Kí hiệu
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
Quan hệ giữa các đơn vị đo

- Viết theo mẫu
- HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
 1km = 1000m 1kg = 1000g
 1 tấn = 1000kg
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- HS làm bài vào vở. 
- 3 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1827m = 1km 827m = 1,827km
b. 34dm = 3m 4dm = 3,4m
c. 2065g = 2kg 65g = 2,065kg
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV cho HS vận dụng làm bài:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
2030m = ....km	 150 g .... 0,15kg
750m = .....km 3500g .... 3,5kg
- HS làm bài
2030m = 2,03km	 150 g = 0,15kg
750m = 0,75km 3500g = 3,5kg
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà ôn lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện

Luyện từ và câu
 Tiết 58: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(Đã gộp tiết trước )
THAY: BÌNH GIẢNG BÀI THƠ ‘‘TRƯỚC CỔNG TRỜI”
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp vùng núi cao Tây Bắc. Nơi đây rực rỡ sắc cỏ hoa, ruộng nương. Âm thanh vui tai của thác nước, nhạc ngựa. Những dân tộc anh em sống hòa thuận, lao động hăng say..
 - Nghe giáo viên bình giảng và ghi lại được những nội dung chính .
2. Năng lực
- Biết viết được đoạn văn cảm nhận đơn giản sau khi học bài thơ .
- Có hiểu biết về văn học, ngôn ngữ.
3. Phẩm chất
- Tích cực, chăm chỉ luyện đọc; giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên:+ Tranh minh hoạ bài trong SGK
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS Thi đọc thuộc lòng bài thơ “Trước cổng trời":
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài -Ghi bảng
- HS chơi trò chơi 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá:(28 phút)
* Mục tiêu: Biết nghe và ghi lại những nội dung chính của bài thơ khi nghe giáo viên bình giảng.
* Cách tiến hành:
GV phân tích,bình giảng từng khổ thơ
*Khổ thơ 1: 
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 1
Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?
GV bình giảng:   khổ thơ 1 cho ta thấy một vùng núi cao hiểm trở nhưng có một khung cảnh thiên nhiên hoang dã và rất nên thơ. Vùng cổng trời được miêu tả như một bức tranh vô cùng lộng lẫy. Không gian của cổng trời được giới thiệu:
Giữa hai bên vách đá
 Mở ra một khoảng trời
 Có gió thoảng mây trôi
  Cổng trời trên mặt đất? 
*Khổ thơ 2, 3: 
Ở khổ thơ 2 và 3 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó nói lên điều gì? 
GV:   Khung cảnh thiên nhiên có đủ cỏ cây, hoa lá, cái gì cũng thật tuyệt.  Bao sắc màu cỏ hoa đang đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời. Xa xa, kia là thác nước trắng xóa đổ xuông triền núi cao vang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời ngợi ca vẻ đẹp của núi rừng. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong, soi mình xuống đáy nước.  Hình ảnh “Đàn đê soi đáy suối “ gợi lên những chú dê xinh xắn, đáng yêu, biết làm duyên, làm dáng khiến cảnh vật trở nên sinh động và hữu tình hơn. Ở đây biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được tác giả sử dụng thật tinh tế đã giúp nhà thơ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên có cảnh sắc nên thơ và khoáng đạt. Thiên nhiên đẹp nhưng rất đỗi thanh bình. Tác giả đã lựa chọn những từ ngữ có khả năng gợi tả vẻ đẹp tự nhiên, trong sáng lạ thường và tràn đầy sức sống. 
*Khổ thơ 4,5: 
Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy con người xuất hiện như thế nào?
GV bình giảng: Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, con người xuất hiện trong sự tất bật, rộn ràng và họ đã có một mùa vàng bội thu. “Màu mật”  là màu của lúa chín trĩu bông, là màu của sự no đủ. Từ “ngập” lại càng thể hiện rõ hơn cảnh được mùa của con người nơi đây. Con người hăng say lao động. Họ hòa cùng thiên nhiên, cây cỏ làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động hơn, ấm áp hơn. Hình ảnh con người lao động giữa khung cảnh thiên nhiên ấy trông thật đáng yêu.
*Khổ thơ cuối:
Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì? 
Áo chàm ” là trang phục đặc trưng của nhân dân các dân tộc miền núi. Hình ảnh hoán dụ vạt áo chàm “nhuộm’ xanh cả nắng chiều là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Hình ảnh này giúp ta thấy được con người đã làm chủ bức tranh thiên nhiên . Sự xuất hiện của con người trong sự lao động hăng say và trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên đã làm cho cánh rừng sương giá trong mùa đông trở nên ấm áp.
         Bài thơ thể hiện cảm xúc thích thú, say sưa, ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên. Chính cảm xúc đó đã giúp nhà thơ vẽ nên một bức tranh về cổng trời thật đẹp và ấm cúng. Con người và thiên nhiên nơi đây tràn đầy sức sống và đáng yêu.Đọc bài thơ ta thêm yêu, thêm quý, thêm tự hào về đất nước Việt Nam tươi đẹp.

- HS đọc khổ thơ 1
- HS nêu. 
- HS nghe - ghi
 - HS đọc khổ thơ 2, 3
- HS nêu. 
- HS nghe - ghi 
- HS đọc khổ thơ 4,5
HS trả lời
HS đọc
HS nêu
HS nghe - ghi
3.Hoạt động thực hành:(12 phút)
GV yêu cầu HS viết đoạn văn nói lên cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ Trước cổng trời”
GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Tuyên dương những em viết tốt.
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu
Chia sẻ trước lớp

4. Hoạt động vận dụng

Yêu cầu HS về nhà: Em hãy tưởng tưởng và vẽ lại bức tranh cảnh đẹp ở trước cổng trời.
-HS thực hiện theo yêu cầu

Ngoài giờ lên lớp
Tiết 29: CHỦ ĐIỂM THÁNG 4: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
TỔ CHỨC HS SƯU TẦ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_thanh_hai.doc