Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bích Ngọc

PHÉP NHÂN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.

2. Kĩ năng: HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.

3. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

4. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ

 - HS : SGK, bảng con

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

doc43 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Bích Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
dùng dạy học 
 - GV: SGK, bảng phụ viết sẵn lời giải cho BT1 a, b, c, bảng nhóm
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nội dung là nêu tác dụng của dấu phẩy và ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
 - Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT 2) 
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc các yêu cầu a,b của BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân lần lượt chia sẻ câu trả lời các câu hỏi a, b. 
- GV nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại lời giải đúng
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 
Bài 2: HĐ cá nhân
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Cả lớp sửa bài theo đúng lời giải.
Bài tập chờ;
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV cho một HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của BT:
+ Đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ nêu ở BT2.
+ HS cần hiểu là không chỉ đặt 1 câu văn mà có khi phải đặt vài câu rồi mới dẫn ra được câu tục ngữ..
- GV cho HS suy nghĩ đặt câu
- GV nhận xét, kết luận những HS nào đặt được câu văn có sử dụng câu tục ngữ đúng với hoàn cảnh và hay nhất.

- Cả lớp theo dõi đọc thầm lại.
- HS làm bài, chia sẻ
* Lời giải:
a. + Anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
+ Bất khuất: Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ Trung hậu: có những biểu hiện tốt đẹp và chân thành trong quan hệ với mọi người.
+ Đảm đang: gánh vác mọi việc, thường là việc nhà một cách giỏi giang.
b. Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ VN: cần cù, nhân hậu, độ lượng, khoan dung, dịu dàng, nhường nhịn, 
- Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?
- HS làm việc cá nhân, chia sẻ trước lớp
* Lời giải: 
a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Mẹ bao giờ cũng dành những gì tốt nhất cho con->Lòng thương con đức hi sinh của người mẹ.
b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Khi gia cảnh gặp khó khăn phải trông cậy người vợ hiền. Đất nước có loạn phải nhờ cậy vị tướng giỏi ->Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Khi đất nước có giặc, phụ nữ cũng sẵn sàng tham gia giết giặc->Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- HS đọc
- HS nghe, tự đặt câu,báo cáo GV
+ Mẹ em là người phụ nữ yêu thương chồng con, luôn nhường nhịn, hi sinh, như tục ngữ xưa có câu: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (1 câu) 
+ Nói đến nữ anh hùng Út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu tục ngữ: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (1 câu) 
+ Vừa qua nhà em gặp nhiều chuyện không may. Nhờ mẹ đảm đang, giỏi giang, một mình chèo chống, mọi chuyện cuối cùng cũng tốt đẹp. Bố em bảo, đúng là: Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (3 câu)
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
 - Tìm các từ chỉ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam ?
- HS nêu: ân cần, dịu dàng, nhân hậu, đảm đang,...
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hiểu đúng và ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được cung cấp qua tiết học.
- HS nghe và thực hiện
 Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
2. Kĩ năng: Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất: Trân trọng những việc làm tốt của bạn bè.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4.
 - HS : Các câu chuyện đã chuẩn bị
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
 - Cho HS thi kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đọc về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
+ HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Tìm được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- Kể về một việc làm tốt của bạn em.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
 - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
(Giúp đỡ HS M1,2 kể được câu chuyện)
* Cách tiến hành:
- HS kể theo nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Theo câu hỏi gợi ý
* Câu hỏi gợi ý
+ Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó?
+ Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục? 
+ Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu?
+ Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó?
- Đại diện nhóm kể.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn.
- HS cả lớp theo dõi, bình chọn
3. Hoạt động ứng dụng (2’)

- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- Qua bài học em thấy có rất nhiều bạn nhỏ làm được nhiều việc tốt/Các bạn nhỏ thật tốt bụng...
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Chuẩn bị tiết sau
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện

--------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2021
Toán
PHÉP NHÂN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.
3. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
4. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2.Hoạt động ôn tập kiến thức cũ:(15 phút)
*Mục tiêu: Nắm được một số tính chất cơ bản của phép nhân.
*Cách tiến hành:
 - GV viết lên bảng: a x b = c
+ Em hãy nêu tên gọi các thành phần của phép nhân?
+ Nêu các tính chất của phép nhân mà em đã được học?
1. Tính chất giao hoán.
2. Tính chất kết hợp.
3. Nhân 1 tổng với 1 số.
4. Phép nhân có thừa số bằng 1.
5. Phép nhân có thừa số bằng 0.
- HS nêu miệng: a, b là thừa số, c là tích.
- Thảo luận nhóm đôi và ghi tính chất vào giấy nháp. Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
a x b = b x a
(a x b) x = a x (b x c)
(a + b) x = a x c + b x c
1 x a = a x 1 = a
0 x a = a x 0 = 0
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
 - HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.
*Cách tiến hành:
Bài 1(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự giải
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Bạn đã vận dụng những tính chất nào của phép nhân để giải bài toán 3?
Bài 4: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Bạn nào có cách giải khác không?
- Tính
- HS làm bài, chia sẻ cách làm
a) 4 802 x 324 = 1 555 848
b) 
c) 35,4 x 6,8 = 240,72
- Tính nhẩm
- HS tự giải, trao đổi bài với bạn.
a) 3,25 x 10 = 32,5
3,25 x 0,1 = 0,325
b) 417,56 x 100 = 41756
417,56 x 0,01 = 1,1756
c) 28,5 x 100 = 2850
 28,5 x 0,01 = 0,285
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự giải, 2 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
a) 2,5 x 7,8 x 4 = ( 2,5 x 4) x 7,8
 = 10 x 7,8 
 = 78
- Tính chất giao hoán, kết hợp.
- HS đọc đề bài, phân tích đề.
- Tính quãng đường, biết vận tốc và thời gian.
- HS tự giải, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ
Bài giải
Đổi 1giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường ô tô đi được trong 1,5 giờ là:
48,5 x 1,5 = 72,75 ( km)
Quãng đường xe đạp đi được trong 1,5 giờ là :
33,5 x 1,5 = 50,25 ( km)
Quãng đường AB dài là:
72,75 + 50,25 = 123( km)
 Đáp số: 123km
- HS nêu : Tính tổng vận tốc rồi lấy tổng vận tốc nhân với thời gian hai xe gặp nhau.( 48,5 + 33,5) x 1,5 = 123km
Bài giải
Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là:
48,5 + 33,5 = 82 (km/ giờ)
Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường AB dài là:
82 x1,5 = 123 (km)
	 Đáp số: 123 km.
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS nhân nhẩm các phép tính sau:
0,23 x 10 =.... 5,6 x 100 =....
5,67 x 0,1=.... 123 x 0,01 =....
- HS nêu kết quả
0,23 x 10 = 2,3 5,6 x 100 =560
5,67 x 0,1=.0,567 123 x 0,01 =1,23
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Về nhà tự ôn lại kiến thức nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện
Tập đọc
BẦM ƠI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất: Giáo dục tình yêu thương cha mẹ
- GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Chiếc hộp bí mật" với nội dung là đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi cuối bài:
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
- Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? 
- Vì sao Út muốn được thoát li ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
+ Rải truyền đơn.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS M4 bài thơ 
- Cho HS luyện đọc trong nhóm
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.
- HS đọc cho nhau nghe ở trong nhóm.
- HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong SGK sau đó chia sẻ trước lớp
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+ Anh chiến đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
+ Qua lời tâm tình anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh ?
- GV cho HS nêu nội dung chính của bài.
- Qua tìm hiểu nội dung bài học, em có băn khoăn thắc mắc gì không ?
- GV: Mùa đông mưa phùn gió bấc, thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn cấy lúa lúc gió mưa.
- GV: Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh. Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của người mẹ nơi quê nhà.
- HS thảo luận nhóm TLCH và chia sẻ trước lớp
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ thầm tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
+ Tình cảm mẹ với con: 
 Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
+ Tình cảm của con với mẹ:
 Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.
 + Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.
- HS nêu: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
- Thưa thầy, em không biết mưa phùn, gió bấc là gì ?
- Cách nói so sánh của anh chiến sĩ có gì hay ?
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: đọc đúng câu hỏi, các câu kể; đọc chậm 2 dòng thơ đầu, nhấn giọng, nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ.
- Luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS theo dõi
- HS nghe
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? 
-Viết đoạn văn biểu cảm tả mẹ của em
+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / 
-Hs viết và nêu trước lớp
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Về nhà luyện đọc diễn cảm toàn bài và đọc cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện

Tập làm văn
 ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
2. Kĩ năng: Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng nhóm
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho 2 HS thi đọc lại bài văn tả con vật.
- GV và học sinh nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng:Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh: về cấu tạo của một bài văn; cách quan sát, chọn lọc chi tiết; sự thể hiện tình cảm, thái độ của người miêu tả đối với cảnh được tả.
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
 - Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ nhóm 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập :
+ Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11.
(GV giao cho 1/2 lớp liệt kê những bài văn, đoạn văn tả cảnh đã học từ tuần 1 đến tuần 5; 1/2 lớp còn lại – từ tuần 6 đến tuần 11)

- Yêu cầu 1 : làm việc theo nhóm 
+ 2 nhóm làm bài trên bảng nhóm còn lại làm vào vở
+ Trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tuần
Các bài văn tả cảnh
1
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Hoàng hôn trên sông Hương.
- Nắng trưa
- Buổi sớm trên cánh đồng
2
- Rừng trưa
- Chiều tối
3
- Mưa rào
6
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
7
- Vịnh Hạ Long
8
- Kì diệu rừng xanh
9
- Bầu trời mùa thu
- Đất Cà Mau

+ Lập dàn ý (vắn tắt) cho 1 trong các bài văn đó.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài.
+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế?
+ Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh vật được miêu tả? 
- HS làm việc cá nhân: Mỗi HS tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc.
- HS tiếp nối nhau trình bày miệng
- 2 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc và trả lời câu hỏi, có thể thảo luận theo nhóm đôi.
- Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
- Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm,
- Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Dặn HS chia sẻ cái hay, cái đẹp của bài văn tả cảnh với bạn.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
__________________________________________
Thứ năm ,ngày 22 tháng 4 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
.3. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
4. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_bich_ngoc.doc