Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

 - GV mời HS đọc lại tên các cơ quan , tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.

 - GV mời một hS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị . GV mở bảng phụ đã viết sẵn nội dung cần ghi nhớ- cả lớp đọc thầm.

 - HS chép lại vào vở tên các cơ quan tổ chức nêu trên. Sau đó phân tích tên thành nhiều bộ phận ( đánh dấu gạch chéo ), nhận xét cấch viết hoa tên các cơ quan tổ chức. Hai hS làm bài vào bảng nhóm.

 - Những HS làm bài ở bảng nhóm trình bày bài ở bảng lớp , cả lớp nhận xét kết luận bài làm đúng.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
hích hợp trong hai bức thư còn thiếu dấu.Sau đó viết hoa những chữ đầu câu. Hai HS làm bài ở bảng nhóm.
 - Những HS làm bài ở bảng trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - Mời HS đọc lại mẩu chuyện vui, sau đó trả lời câu hỏi về khiếu hài hước của Bớc-na Sô
 - HS trả lời, 
 *GV chốt lại: Lao dộng viết văn rất vất vả, gian khổ. Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hoặc lười biếng đến nỗi không đánh dấu câu, nhờ nhà văn nổi tiếng làm cho việc ấy, đã nhận được từ Bớc-na Sô một bức thư trả lời hài hước có tính giáo dục. 
 + Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập; viết đoạn văn của mình trên nháp.
 - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ 
 Nhiệm vụ của nhóm:
 . Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
 . Chon một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào bảng phụ 
 . Trao đổi trong nhóm về tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn.
 - Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đạon văn. HS nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn. GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt. 
 HĐ3: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Tiết 4: Khoa học
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống
 con người.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu được những ví dụ: môi trường có ảnh hưởng đến đời sống con người.
 - Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
 - Giáo dục HS kĩ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào môi trường những gì, kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi truờng các chất thải độc hại trong quá trình sống
 - GDSDNLTK&HQ: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 - GDBVMT biển đảo: Vai trò của môi trường, tài nguyên biển đối với đời sống con người
II. Hoạt động dạy học
 A. Bài cũ
 - Tài nguyên thiên nhiên là gì?
 - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên?
 - Nêu ích lợi của tài nguyên động vật và thực vật?
 B. Bài mới
 HĐ1: ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống của con người và con người tác động đến môi trường.
 - HS thảo luận nhóm 4,đọc SGK trả lời câu hỏi theo từng hình minh họa.
 - Nêu nội dung hình vẽ.
 - Trong hình vẽ moi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người nhữmg gì?
 - Môi trường đã nhận những hoạt động gì của con người?
 HĐ2: Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh , ai đúng?
 - HS thảo luận viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận được từ con người.
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
 - GV nhận xét.
 GV hỏi:
 - Em hãy nêu vài trò của môi trường, tài nguyên biển đối với đời sống con người.
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải vào môi trường nhiều chất độc hại?
 HĐ3: Củng cố,dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng, nạn đánh cá bằng mìn trên sông, biển 
Buổi chiều: 
Tiết 1,2: GV chuyên trách dạy
Tiết 3: Mỹ thuật
VẼ QUẢ HOẶC LỌ HOA
I. Mục tiêu
- HS biết cỏch quan sỏt, so sỏnh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- HS vẽ được hỡnh và màu theo cảm nhận riờng.
- HS yờu thớch vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Đồ dùng dạy học 
- Mẫu vẽ 2 hoặc 3 mẫu lọ, hoa, quả khỏc nhau để HS quan sỏt vẽ theo nhúm.
- Hỡnh gợi ý cỏch vẽ
- 1 số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ ; 1 số bài vẽ của HS năm trước
III. hoạt động day- học
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sỏt nhận xột
- GV giới thiệu 1 số tranh tĩnh vật đẹp để tạo cho HS hứng thỳ với bài học. GV đặt 1 số cõu hỏi gợi ý để HS nhận xột cỏc bức tranh, thụng qua đú để cỏc em hiểu thờm khỏi niệm về tranh tĩnh vật ( tranh vẽ cỏc vật ở trạng thỏi tĩnh như cỏi bỏt, chai, lọ, hoa, quả... )
- GV cựng HS bày mẫu chung hoặc hướng dẫn HS bày mẫu theo nhúm và gợi ý cỏc em nhận xột: 
+ Vị trớ của cỏc vật mẫu ( trước, sau, che khuất hay tỏch biệt nhau )
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu và của từng vật mẫu.
+ Hỡnh dỏng của lọ, hoa, quả.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt ở mẫu.
- HS quan sỏt và tập nhận xột mẫu chung hoặc mẫu của nhúm.
- GV yờu cầu 1 số HS quan sỏt mẫu rồi nờu nhận xột của mỡnh ( nhắc HS ở những vị trớ quan sỏt khỏc nhau, hỡnh vẽ phải khỏc nhau ) 
HĐ2: Hướng dẫn HS cỏch vẽ
- Ở bài này, GV cú thể cho HS vẽ màu hoặc cắt, xộ dỏn bằng giấy màu.
- GV giới thiệu hỡnh gợi ý cỏch vẽ hoặc vẽ lờn bảng theo trỡnh tự: 
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu và vẽ phỏc khung hỡnh chung ( bố cục trờn tờ giấy theo chiều ngang hay chiều dọc cho phự hợp ).
+ Phỏc khung hỡnh của lọ, hoa, quả ( chỳ ý tỉ lệ, vị trớ cỏc vật mẫu )
+ Tỡm tỉ lệ bộ phận và vẽ hỡnh lọ, hoa, quả.
+ Vẽ màu theo cảm nhận riờng
- GV giới thiệu theo cỏch cắt, xộ dỏn giấy:
+ Chọn giấy màu cú màu sắc đậm nhạt phự hợp với mỗi hỡnh.
+ Vẽ phỏc cỏc hỡnh mảng lờn giấy màu.
+ Cắt hoặc xộ theo hỡnh vẽ 
+ Sắp xếp cỏc hỡnh đó được cắt, xộ sao cho bố cục hợp lớ rồi dỏn lờn nền giấy ( giấy trắng hoặc màu ) 
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành
- GV yờu cầu HS quan sỏt mẫu và vẽ như đó hướng dẫn.
- Gợi ý cụ thể hơn với 1 số HS về cỏch ước lượng tỉ lệ, cỏch bố cục, cỏch vẽ hỡnh...
- HS tự cảm nhận vẽ đẹp về hỡnh, màu sắc của mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riờng.
- Khi gúp ý hoặc nhận xột, yờu cầu HS quan sỏt mẫu để thấy những phần đạt, chưa đạt ở bài vẽ của mỡnh về hỡnh, đậm nhạt về màu sắc.
- Giành nhiều thời gian cho thực hành
HĐ4: Hướng dẫn HS nhận xột đỏnh giỏ
- GV cựng HS nhận xột 1 số bài về:
+ Bố cục ( phự hợp với khổ giấy
+ Hỡnh vẽ ( rừ đặc điểm )
+ Màu sắc ( cú đậm, cú nhạt )
- HS tự xếp loại cỏc bài vẽ
- GV bổ sung và điều chỉnh xếp loại
- GV nhận xột chung tiết học.
Tiết 4: Chính tả(N-V)
Trong lời mẹ hát
(Học bù bài tuần 33)
I. Mục tiêu 
 - Nghe - viết đúng chính tả trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng
 - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em 
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
 - Bảng nhóm.
III. hoạt động dạy học
 A. Kiểm tra bài cũ 
 - Một HS đọc cho 2 -3 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 2, 3 ( tiết chính tả trước )
 B. Dạy bài mới 
 HĐ1. Giới thiệu bài 
 HĐ2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
 - GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Cả lớp nhìn SGK đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì ? ( Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ) . 
 - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc HS chú ý các từ dễ viết sai ( VD: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru).
 - HS gấp SGK, GV dọc từng khổ thơ cho HS viết.
 - GV chấm chữa bài, nêu nhận xét. 
 HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 + Bài 1: 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập .
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn Công ước về quyển trẻ em, trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói điều gì ? 
 - GV mời HS đọc lại tên các cơ quan , tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. 
 - GV mời một hS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị . GV mở bảng phụ đã viết sẵn nội dung cầnghi nhớ- cả lớp đọc thầm.
 - HS chép lại vào vở tên các cơ quan tổ chức nêu trên. Sau đó phân tích tên thành nhiều bộ phận ( đánh dấu gạch chéo ), nhận xét cấch viết hoa tên các cơ quan tổ chức. Hai hS làm bài vào bảng nhóm.
 - Những HS làm bài ở bảng nhóm trình bày bài ở bảng lớp , cả lớp nhận xét kết luận bài làm đúng. 
 HĐ4. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - HS ghi nhớ tên các cơ quan,tổ chức trong đoạn văn.
 Thứ 4 ngày 24 tháng 4 năm 2019
Tiết 1: Tập đọc
Những cánh buồm
I. Mục tiêu
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con
 - Học thuộc lòng bài thơ. 
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ 	
III. hoạt động day- học
 A. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc đoạn 1, 2 bài út Vịnh.
- Đoạn đường rất gần nhà út Vịnh mấy năm gần đây thường xảy ra sự cố gì?
- Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
B. Dạy bài mới
 HĐ1. Giới thiệu bài 
 HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
 - 1 HS khá giỏi đọc bài.
 - HS quan sát tranh minh họa bài trong SGK.
 - HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (2-3 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm. 
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm bài thơ.
 b) Tìm hiểu bài 
 GV hướng dẫn HS đọc chú giải trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK.
 - Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo chơi trên bãi biển. 
 - Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
 + HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5. GV dán lên bảng tờ giấy ghi những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và của con trong bài.
 + HS tiếp nối nhau thuật lại cuộc trò chuyện (bằng lời thơ) giữa hai cha con .
 - Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì? (Con ước mơ khám phá những điều chưa biết về biển, trong cuộc sống)
 - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì? (Cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình)
 - HS nêu nội dung chính của bài thơ.
 c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
 - 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 khổ thơ. GV hướng dẫn thể hiện đúng nội dung các khổ thơ theo gợi ý ở mục 2a.
 - Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 (GV giúp HS đọc thể hiện đúng lời nhân vật : lời của con - ngây thơ, háo hức, khao khát hiểu biết; lời cha: ấm áp, dịu dàng).
 - HS nhẩm HTL tùng khổ, cả bài thơ. 
 - Thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
 HĐ3. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc
 - Gv nhận xét tiết học. 
Tiết 2: Thể dục
(GV chuyên trách dạy)
Tiết 3: Toán
Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
I. Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số
- Thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm
II. Đồ dùng dạy- học
 Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học
 HĐ1: Bài cũ 
 - HS lên bảng làm bài tập 3 SGK. 
 - Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét. 
 HĐ2 : Luyện tập
 Tổ chức cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài, trong quá trình chữa bài giúp HS củng cố kiến thức: 
 + Bài 1. Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa lưu ý HS về đặc điểm của mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
 + Bài 2. Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài. Khi chữa bài lưu ý HS, khi lấy số dư của hàng đơn vị lớn hơn để chia tiếp phải đổi sang hàng đơn vị bé hơn, chẳng hạn:
 42 phút 30 giây 6
 2 phút = 120giây 8 phút 30 giây 
 150 giây 
 0
 0
 + Bài 3. Gọi HS trình bày bài giải, GV và cả lớp nhận xét bài làm và chốt bài giải đúng: 
Bài giải
Thời gian người đó đã đi là:
6 : 5 = 1,2 ( giờ )= 1giờ 12 phút.
 Đáp số : 1giờ 12 phút
 + Bài 4. Mời HS lên bảng giải bài toán, lớp nhận xét chốt bài giải đúng:
Bài giải
Thời gian xe máy đi trên đường là:
9 giờ - ( 7 giờ 15 phút + 15 phút ) = 1 giờ 30 phút
1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Bắc Ninh là:
24 x 1,5 = 36 ( km )
Đáp số: 36 km.
 HĐ3: Chấm bài
 - GV chấm một số bài. 
 - Nhận xét giờ học 
Tiết 4: Kể chuyện
Nhà vô địch
I. Mục tiêu
 - HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp .
 - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
II. hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
 GV kiểm tra 1 - 2 HS kể về việc làm tốt của một người bạn.
B. Dạy bài mới 
 HĐ1. Giới thiệu bài 
 HĐ2. GV kể chuyện "Nhà vô địch"
 - GV kể lần 1 - HS nghe. Kể xong lần 1 GV mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp).
 - GV kể lần 2, yêu cầu HS lắng nghe và nhìn vò tranh minh họa trong SGK.
 - GV kể lần 3.
 HĐ3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
 Một HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện, GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu:
 a) Yêu cầu 1 Dựa vào lời kể của thấy cô và tranh minh hoạ, kể từng đoạn câu chuyện )
 - Một HS đọc lại yêu cầu 1.
 - HS quan sát từng tranh minh hoạ, suy nghĩ, cùng bạn bên cạnh kể lại nội dung từng đọan câu chuyện theo tranh.
 - HS xung phong lần lượt kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (kể vắn tắt, kể tỉ mỉ). GV góp ý bổ sung; cho điểm HS kể tốt.
 b) Yêu cầu 2, 3 (Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của nhân vật Tôm Chíp. Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện ). 
 - Một HS đọc lại yêu cầu 2, 3.
 - GV nhắc HS - kể lại câu chuyện theo lời nhân vạt các em cần xưng "tôi", kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.
 - Từng cặp HS "nhập vai" nhân vật kể cho nhau câu chuyện; trao đổi về một chi tiết trong chuyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp, ý nghĩa câu chuyện.
 - HS thi kể chuyện. Mỗi HS nhập vai kể xong câu chuyện đều cùng các bạn đối thoại trao đổi . Cả lớp và GV nhận xét tính điểm, cuối cùng bình chọn người thực hiện bài tập KC nhập vai đúng và hay nhất, người hiểu truyện trả lời câu hỏi đúng nhất.
 HĐ4. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học 
Buổi chiều: 
Tiết 1: Tập làm văn
Trả bài văn tả con vật
I. Mục tiêu
 1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật( bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết), nhận biết và sửa lỗi trong bài
 2. Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ 
III. hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ
 - HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh về nhà HS đã hoàn chỉnh.
 B. Dạy bài mới
 HĐ1: Giới thiệu bài 
 HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS
 - GV mở bảng phụ đã viết đề bài của tiết kiểm tra viết tả con vật); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,...
 a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp 
 - Những ưu điểm:
 + Đa số các em xác định đúng yêu cầu đề bài.
 + Bố cục bài văn rõ ràng, đầy đủ, hợp lí. Một số bài viết ý khá phong phú, diễn đạt mạch lạc, trong sáng ( Thùy Chi, Bảo Ngọc, Khánh)
 - Những thiếu sót, hạn chế:
 + Một số bài viết chưa đủ, nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn lủng củng, ý sắp xếp lộn xộn ( Thông, Khoa,...)
 + Một số bài dùng từ thiếu chính xác, còn có lỗi chính tả ( Vũ, Sang)
 b) Thông báo nhận xét cụ thể
 HĐ3: Hướng dẫn chữa bài 
 GV trả bài cho từng HS.
 a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung 
 - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. 
 - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
 b) Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài 
 - HS đọc lời nhận xét của GV và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lỗi.
 - GV theo dõi kiểm tra.
 c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
 - GV đọc những bài văn ,đoạn văn hay của em Thùy Chi, Bảo Ngọc
 - HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
 d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
 - HS tự chọn và viết lại.
 - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại. 
 HĐ4: Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học 
Tiết 2: Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
(Học bù bài tuần 33)
I. Mục tiêu
 - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật
 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em . 
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ. 
III. hoạt động day h ọc
 A. Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm.
 - Hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
 - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì?
B. Dạy bài mới
 HĐ1. Giới thiệu bài đọc 
 HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a)Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu (điều 15, 16, 17); 1 HS đọc tiếp nối (điều 21) - giọng thông báo rành, rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.
 - HS đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc toàn bài.
 b) GV hướng dẫn tìm hiểu bài 
 Chia lớp thành các nhóm , HS tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi SGK, đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi 
 - Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? (Điều 15,16,17)
 - Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ( điều 15, 16, 17).
 - Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? – HS tự đặt
 - Nêu những bổn phận của trẻ em được qui định trong luật. (HS đọc nội dung 5 bổn phận của trẻ em được quy định tại điều 21)
 - Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện ? 
 ( HS tự liên hệ bản thân , GV khen những HS liên hệ chân thành )
 c) Luyện đọc diễn cảm 
 - GV hướng dẫn 4 HS tiếp nối nhau đọc lại 4 điều luật - đúng với giọng đọc một văn bản luật.
 - GV chọn hướng dẫn cả lớp luyện đọc 1 -2 điều luật tiêu biểu ( chọn các bổn phận 1- 2- 3 của điều 21. Chú ý đọc giọng rõ ràng, rành rẽ từng khoản mục, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm).
 - HS luyện đọc. 
 - Từng tốp thi đọc trước lớp - Cả lớp bình chọn bạn đọc đúng và hay nhất.) 
 HĐ3. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại nội dung bài tập đọc.
 - GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS thực hịên tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội. 
Tiết 3: Lịch sử
Ôn tập Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
(Học bù bài tuần 33)
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết:
 - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 - ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. hoạt động dạy học 
 1. Giới thiệu bài
 2. Dạy bài mới 
 HĐ1: Làm việc cả lớp 
 - GV dùng bảng phụ, HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học:
 + Từ năm 1858 đến năm 1945
 + Từ năm 1945 đến năm 1954
 + Từ năm 1954 đến năm 1975
 + Từ năm 1975 đến nay
 - GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
 HĐ2: Làm việc theo nhóm
 - Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một mốc thời gian theo 4 nội dung:
 + Nội dung chính của thời kì
 + Các niên đại quan trọng
 + Các sự kiện lịch sử chính
 + Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
 Sau đó tổ chức học chung cả lớp :
 - Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến, thảo luận. GV bổ sung.
 HĐ3: Làm việc cả lớp 
 GV nêu ngắn gọn: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1968 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiết 4: Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 1)
	 	(Học bù bài tuần 33)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Chọn được các chi tiết để lắp được mô hình đã chọn.
 - Lắp được mô hình tự chọn
II. Đồ dùng dạy học 
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học 
 HĐ1: Giới thiệu bài 
 HĐ2: HS chọn mô hình lắp ghép 
 - GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
 - GV yêu cầu HS tự quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
 - Chọn các chi tiết cần để lắp ghép mô hình
 - Thực hành lắp ghép mô hình đã chọn
 HĐ3: Nhận xét - dặn dò 
 - Đánh giá sản phẩm 
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn chuẩn bị bài sau. 
 Thứ 5 ngày 25 tháng 4 năm 2019
Buổi sáng:
Tiết 1: Toán
Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu 
 Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
 A. Bài cũ 
 - HS lên bảng làm bài tập 3 SGK 
 - Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét 
 B. Ôn tập 
 HĐ1: Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình 
 - GV treo bảng phụ có ghi công thức tính chu vi, diện tích các hình: hình chữ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2018_2019.doc