Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

 Giúp HS:

 - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.

 - HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Từ điển HS.

 - Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Bài cũ

 - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu phân biệt nghĩa của các từ đứng; đi

 - GV nhận xét, đánh giá

 2. Bài mới

 2.1. Giới thiệu bài

 2.2.Tìm hiểu nghĩa của từ thiên nhiên

 - Tổ chức cho HS suy nghĩ và chia sẻ nhóm đôi hoàn thành bài tập 1.

 - Gọi đại diện các nhóm trình bày.

 - GV chốt và ghi bảng: Thiên nhiên là tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Hướng dẫn HS luyện tập
	- Yêu cầu hs mở vở bài tập trang 48, 49
	- HS tự làm các bài tập trong vở bài tập.
	- Chữa bài:
Bài 1:HS giải thích cách so sánh từng cặp số thập phân.
Bài 2,3: Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé) chúng ta phải làm gì?
Bài 4:HS nêu kết quả, giải thích cách làm:
Các chữ số cần điền:
Số 0
Số 9
Số 0
Số 0
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập
___________________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS:
	- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
	- HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Từ điển HS.
	- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu phân biệt nghĩa của các từ đứng; đi
	- GV nhận xét, đánh giá 
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2.Tìm hiểu nghĩa của từ thiên nhiên
	- Tổ chức cho HS suy nghĩ và chia sẻ nhóm đôi hoàn thành bài tập 1.
	- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
	- GV chốt và ghi bảng: Thiên nhiên là tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra.
	2.3.Xác định từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
	- Tổ chức cho HS học tập cá nhân: Gạch dưới bằng bút chì mờ những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có trong các thành ngữ, tục ngữ:
	- Lớp làm bằng bút chì vào SGK. 1 em lên làm trên bảng phụ
a) Lên thác xuống ghềnh
b) Góp gió thành bão
c) Nước chảy đá mòn
d) Khoai đất lạ, mạ đất quen
	- Nghĩa của thành ngữ Lên thác xuống ghềnh?
	- GV: Chỉ người gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
	- Câu thành ngữ Góp gió thành bão khuyên ta điều gì? 
	- GV: Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn, sức mạnh lớn ® Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh.
	- Nghĩa của thành ngữ Nước chảy đá mòn?
	- GV: Kiên trì, bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong.
	- Em hiểu gì về tục ngữ Khoai đất lạ, mạ đất quen?
	- GV chốt: Khoai trồng ở nơi đất mới, đất lạ thì tốt, mạ trồng ở nơi đất quen thì tốt.
2.4.Mở rộng vốn từ ngữ miêu tả thiên nhiên 
	- Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm
	- Quy định thời gian thảo luận (5 phút)
	+ N1: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều rộng.
	+ N2: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều dài (xa).
	+ N3: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều cao.
	+ N4: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều sâu.
	+ N5: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả tiếng sóng.
	+ N6: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả làn sóng nhẹ.
	+ N7: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả đợt sóng mạnh.
	-Từng nhóm dán kết quả tìm từ lên bảng và nối tiếp đặt câu.
	+ Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng, thênh thang...
+ (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát ... 
	+ (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài thượt, dài loằng ngoằng, dài ngoẵng ...
	+ cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi...
	+ hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm ...
	+ ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, lao xao, thì thầm ...
	+ lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên ...
	+ cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, khổng lồ, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp ... 
	- Giáo viên theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của 7 nhóm.
	3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
	- Qua bài học em phải làm gì để cho cảnh thiên nhiên thêm đẹp tươi?
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
______________________________________
Tiết 3
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn và dạy
________________________________
Tiết 4
 Mĩ thuật
ÂM NHẠC VÀ SẮC MÀU (T3)
Quy trình: Vẽ theo nhạc và tạo hình 2D
I- Môc tiªu 
- HS nghe nhạc và vận động, chuyển âm thanh , giai điệu thành những đường nét, màu sắc.
- Biết và hiểu đường nét và màu sắc trong bức tranh và cảm nhận, tưởng tượng hình ảnh.
- Phát huy được khả năng sáng tạo, nêu và cảm nhận được về sản phẩm của mình, bạn.
II- ChuÈn bÞ 
1. GV: - Màu các loại, một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
 - Bài tham khảo, bài hát về giai điệu nhanh, chậm, sôi động.. 
2. HS: - Giấy vẽ A3, Đồ dùng học vẽ: Màu, thước kéo, băng keo..
III- C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc 
- Khởi động : Kiểm tra đồ dùng học tập
* HĐ 1: Tìm hiểu
- Hướng dẫn HS về sự liên kết giữa âm nhạc và màu sắc. Cho HS quan sát tranh H3.1
- GV mở bài hát “ Mái trường mến yêu” cho Hs vừa nghe vừa vẽ theo nhạc.
- Tổ chức cho HS trưng bày, cảm nhận về màu sắc của các bức tranh. 
- GV chốt ý, phân tích thêm
- Giáo viên giới thiệu với HS tìm hiểu thêm về ba màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh lam; gợi ý Hs nhận ra các màu mới được tạo ra từ các cặp màu cơ bản ( cam, tím, xanh lục) và 3 sắc độ chính: đậm, đậm vừa và nhạt.
* HĐ 2: Cách thực hiện
- Giới thiệu các bài trang trí từ tranh vẽ theo nhạc. 
- Gợi ý hướng dẫn HS cách thực hiện:
+ Tưởng tưởng nội dung mình sẽ sáng tạo (Bưu thiếp, bìa sách, bìa lịch...)
+ Thêm đường nét, màu sắc hoặc cắt dán vào khung hình đã chọn.
+ Trang trí thêm và hoàn thiện sản phẩm. 
- Gv định hướng và minh họa.
TIẾT 3
* H§ 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- Yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của mình. Gợi ý HS cùng tham gia đặt câu hỏi để tự đánh giá, chia sẻ, trình bày cảm xúc lẫn nhau:
+ Em có thấy vui khi thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình không?
+ Em thích bài nào nhất của các bạn trong lớp?
- GV chốt: đánh giá
* H§ 5: Đánh giá	
- GV nhận xét, tuyên dương HS có bài thực hành đẹp. Khuyến khích, động viên HS có bài chưa tốt lắm.
- GV cho HS tự đánh giá và ghi nhận xét, đánh giá của cô giáo vào sách học Mĩ
thuật.
* Vận dụng, sáng tạo: Sáng tạo các sản phẩm khác theo ý thích từ phần còn lại trong bức tranh vẽ theo nhạc chưa sử dụng hết.	
IV. NHẬN XÉT- DẶN DÒ	
Giáo viên nhận xét chung tiết học	
- Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau: “sáng tạo với những chiếc lá”.
______________________________
Buổi chiều
Tiết 1
Tin học
Giáo viên bộ môn soạn và dạy
_______________________________
Tiết 2
Khoa học
PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS
I. MỤC TIÊU
	HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh HIV/AIDS	
	*Giáo dục kĩ năng sống:
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trình bày hiểu biết về bệnh HIV/ AIDS và cách phòng tránh.
	- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liện quan đến triển lãm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Hình vẽ trong SGK/ 35. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
	- Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? 
	- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? 
	- GV nhận xét, đánh giá. 
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Tìm hiểu bệnh HIV/ AIDS
	Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”
	Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 
	- GV tiến hành chia nhóm 4
	- GV phát mỗi nhóm 1 phiếu học tập có nội dung như SGK/34, 1 bảng nhóm.
	- GV nêu yêu cầu: Hãy chọn các câu hỏi và câu trả lời tương ứng sau đó ghi kết quả vào bảng nhóm. Ví dụ: 1- a. Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất). 
	- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng 
	- Như vậy, em hãy cho biết HIV là gì? 
	- GV chốt: HIV là một loại vi-rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
	- AIDS là gì? 
	- GV chốt: AIDS là giai đoạn phát bệnh của người nhiễm HIV.
	- GV giới thiệu cho HS biết một số triệu chứng HIV: 
	+Mệt mỏi
	+Sút cân
	+Sốt kéo dài
	+Đổ mồ hôi vào ban đêm
	+Da bị nổi phát ban
	+Tiêu chảy kéo dài
	+Giảm kháng thể chống viêm nhiễm
	2.3. Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV /AIDS. (N2)
	- Thảo luận nhóm 2, quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi:
	+ HIV có thể lây truyền qua những đường nào? 
	+Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? 
	- GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày.
	- GV nhận xét, chốt lại: 
	+ HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con khi mang thai hoặc khi sinh con.
	+ Để phòng tránh HIV/AIDS ta chỉ dùng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ, không tiêm chích ma túy, không dùng chung các loại dụng cụ có thể dính máu.
	3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
	- Hệ thống nội dung bài.
	- Nhận xét tiết học
	- Học bài, chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS
________________________________
Tiết 3
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ TRAO TÍN GẬY”
I. Mục tiêu
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng (ngang, dọc) điểm đúng số của mình.
- Thực hiện được đi đều thẳng hướng và vòng phải-vòng trái.
- Trò chơi: “kết bạn”. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II. Địa điểm - phương tiện
- Địa điểm: Sân trường sạch và mát
- Phương tiện: Còi. 
III. Hoạt động dạy học
1. Mở đầu
*Ổn định:- Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: Hôm nay các em ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số; Đi đều thẳng hướng và vòng phải-vòng trái; Chơi trò chơi: “kết bạn”. 
* Khởi động: Tập động tác khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể thích ứng bài sắp tập. 
* Gọi vài HS tập lại kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ đã học.
2. Phần cơ bản
HĐ1: Hướng dẫn kĩ thuật động tác
* Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
* Đi đều thẳng hướng và vòng phải, vòng trái. 
- Toàn lớp tập luyện các kĩ thuật động tác. 
- Từng hàng tập theo nhóm các kĩ thuật động tác. 
- Từng HS tập cá nhân các kĩ thuật động tác.
HĐ2: Trò chơi “Kết bạn”
- Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
- Cho HS chơi thử
- Tiến hành trò chơi
3. Kết thúc
- Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể sớm hồi phục.
- Củng cố: Vừa rồi các em ôn luyện nội dung gì? (Đội hình đội ngũ).
- Nhận xét và dặn dò
Thứ tư ngày 29 tháng 10 nam 2019
Buổi sáng
Tiết 1
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Củng cố kỹ năng so sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng so sánh 2 cặp số thập phân, cả lớp làm nháp.
- Kiểm tra kết quả làm bài dưới lớp.
- Yêu cầu HS lên bảng làm giải thích cách làm.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách so sánh 2 số thập phân.
- GV nhận xét, đánh giá.
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu tiết học.
	2.2. Luyện tập so sánh, sắp xếp các số thập phân.
- Yêu cầu hs mở vở bài tập trang 49.
- HS tự làm các bài tập.
- Chữa bài, lưu ý:
Bài 1: 
- Gọi 1 số HS giải thích cách làm của từng phép so sánh trên.
- GV chốt:
	+ Khi phần nguyên khác nhau: so sánh phần nguyên như so sánh số tự nhiên, số nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
	+ Khi phần nguyên giống nhau, phải so sánh phần thập phân bắt đầu từ hàng nghìn.
	+ Khi viết thêm các chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số đó không thay đổi.
Bài 3
 - Vì sao các em lại sắp xếp được như vậy?
Bài 4 
 - HS trình bày kết quả.
 - GV chốt: xác định x thuộc hàng nào từ đó tìm giá trị x thỏa mãn yêu cầu
Bài 5 
 - GV chốt: Cần đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu: Tìm số tự nhiên.
3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
- Hôm nay chúng ta ôn tập nội dung gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung
_______________________________
Tiết 2
Tập đọc
TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :	
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc lòng những câu thơ em thích.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh.
- Viết sẵn câu thơ, đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài tập đọc Kì diệu rừng xanh.
 Hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Luyện đọc đúng
- 1 HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn:
	+ Đoạn 1: 4 dòng đầu
	+ Đoạn 2: tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói
	+ Đoạn 3: Phần còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1. HS khác nhận xét.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó: ngút ngát, ngút ngàn, hoang dã, Giáy.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2. HS khác nhận xét.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2-3 cặp đọc bài.
- GV đọc mẫu- HS lắng nghe.
	2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc khổ 1: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “Cổng trời”?
- GV: Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá. Từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài suy nghĩ và chia sẻ trong N2: Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? 
- GV kết hợp giải nghĩa từ: Nguyên sơ, vạt nương, thung, nhạc ngựa, áo chàm
- Ai có thể tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
- Điều gì khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
- GV: Khung cảnh thiên nhiên ở vùng cao thật đẹp và thanh bình. Giữa cái giá lạnh của không khí, cánh rừng như ấm lên bởi có sự xuất hiện của con người. Ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc của mình. Người Tày đi gặt lúa trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm. Tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
- Nội dung chính của bài? (N4)
- GV chốt nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nước ta và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
	2.4. Luyện đọc diễn cảm, học thuộc lòng
- HS suy nghĩ: Đọc khổ thơ thứ 2 chúng ta phải nhấn giọng, ngắt giọng như thế nào?
- GV đọc mẫu
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm khổ thơ 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc thuộc lòng khổ 2, bài thơ theo N2.
	3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS rèn đọc diễn cảm
- Chuẩn bị: “Cái gì quý nhất” 
_________________________________
Tiết 3
Tiết đọc thư viện
ĐỌC NHÓM ĐÔI – SẮM VAI
_________________________________
Tiết 4
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS:
	- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
	- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3). 
	- HS khá giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng:
	+ HS1: Lấy ví dụ về 2 từ đồng âm, đặt câu phân biệt 2 từ đó.
	+ HS2: Lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa, đặt câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa.
	- Nhận xét, đánh giá.
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
	2.2. Tìm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
	Bài 1 (N4)
	- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- GV lưu ý HS nắm yêu cầu: trong từng cặp câu cần xác định từ in đậm là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
	- Yêu cầu HS lập nhóm 4, thảo luận theo nhóm.
	- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
	Đáp án: 
	+ lúa chín: đã đến lúc ăn được 
	+ nghĩ chín: nghĩ kĩ, đã có thể nói được.
	+ chín học sinh: số tự nhiên sau số tám
	+ đường dây liên lạc: vật nối liền 2 đầu.
	+ ngoài đường: lối đi
	+ nhiều đường: chất kết tinh vị ngọt.
	+ vạt nương: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi. 
	+ vạt áo: một mảnh áo 
	+ lấy dao vạt: đẽo xiên.
	* Chốt: 
	- Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. 
	- Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau. 
	2.3. Tìm hiểu nghĩa của từ “xuân” 
	Bài 2:- hskg.(N2)
	- Gọi HS đọc yêu cầu.
	- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi, tìm hiểu nghĩa của từng từ xuân
	- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
	- GV nhận xét, chốt.
	Xuân (1): mùa đầu tiên của 1 năm.
	Xuân (2): tươi đẹp.
	Xuân (3): tuổi
	2.4. Đặt câu phân biệt nghĩa khác nhau của các từ “cao, nặng, ngọt” 
	Bài 3 (Cá nhân)
	- Yêu cầu HS đọc bài 3.
	- Giúp HS nêu các nghĩa khác nhau của các từ
	+ Cao: Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
	Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.
	+ Nặng: Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
	Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn.
	+ Ngọt: Có vị như vị của đường, mật.
	Lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe.
	Âm thanh nghe êm tai.
	- Yêu cầu HS chọn 1 trong 3 từ (cao/ nặng/ ngọt) đặt câu để phân biệt các nghĩa của chúng.
	- Nhận xét bài làm trên bảng.
	- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét.
	3. Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
	- Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
	- Làm thế nào để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm? 
	- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
	- Nhận xét tiết học
______________________________
Buổi chiều giáo viên bộ môn soạn và dạy
_________________________________
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2019
Tiết 1
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn soạn và dạy
___________________________
Tiết 2
Thể dục
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY – TRÒ CHƠI “ DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. 
- Trò chơi:“Dẫn bóng”. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Sân trường sạch và mát
- Phương tiện: Còi, bóng, vạch trò chơi. 
III. Hoạt động dạy – học
1. Mở đầu: *Ổn định:- Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: Hôm nay các em sẽ học 2 đ.tác vươn thở và tay của bài TD. Thực hiện trò chơi: “Dẫn bóng”
*Khởi động: xoay cổ tay, cổ chân, xoay gối, hông, đánh tay, tại chỗ chạy bước nhỏ, nâng cao đùi
* Kiểm tra bài cũ: Gọi vài HS tập lại kĩ thuật động tác ĐHĐN đã học
2. Phần cơ bản
HĐ1: Hướng dẫn kĩ thuật động tác
* Vươn thở: (5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên phải) 
- TTCB: Đứng nghiêm
N1: Chân trái bước lên trước, trọng tâm dồn lên chân trước, chân sau kiễng gót, 2 tay đưa lên cao chếch chữ V (hít vào)
N2: Hai tay bắt chéo về trước bụng (thở ra). 
N3: Như nhịp 1.
N4: Trở về TTCB
* Động tác tay: (5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên phải)
- TTCB: Đứng nghiêm
- N1:Chân trái bước sang ngang bằng vai, 2 tay duỗi dang ngang, bàn tay úp.
- N2:Hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau trên đỉnh đầu.
- N3:Hai tay gập về trước và co trước ngực
- N4: Về TTCB	
* Toàn lớp tập 2 động tác vươn thở, tay
* Từng hàng tập lại kĩ thuật 2 động tác theo nhóm. 
* Gọi vài em tập cá nhân 2 động tác
HĐ2: Trò chơi “Kết bạn”
- Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
- Cho HS chơi thử
- Tiến hành trò chơi
3. Kết thúc
- Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể sớm hồi phục.
- Củng cố: Vừa rồi các em ôn luyện nội dung gì? (Đội hình đội ngũ).
- Nhận xét và dặn dò
______________________________
Tiêt 3
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS:
	- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ
	- Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp học sinh lập dàn ý. 
	- Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: quan sát một cảnh đẹp ở địa phương, ghi lại những điều quan sát được.
	2. Bài mới
	2.1. Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu tiết học.
	2.2. Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương. 
	Bài 1:
	- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
	- Dàn ý gồm mấy phần?
	- Phần mở bài cần nêu những gì?
	- Hãy nêu nội dung chính của thân bài.
	- Phần kết bài cần nêu những gì?
	- GV chốt:
	Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? Ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát? 
	Thân bài: tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc.
	Kết bài: Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương.
	- GV có thể yêu cầu HS tham khảo bài. 
	+ Vịnh Hạ Long / 81,82: xây dựng dàn ý theo đặc điểm của cảnh.
	+ Tây nguyên / 82,83: xây dựng dàn ý theo từng phần, từng bộ phận của cảnh
	- Yêu cầu HS dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần. 
	- Gọi HS đọc bài làm
	- GV nhận xét, bổ sung
	2.3. Dựa theo d

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2019_2020.doc