Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp. Đề tài: Tạo hình Làm tranh bằng các nguyên vật liệu khác nhau - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Phương

2- Hoạt động trọng tâm:

- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối trời sáng” cô thay trang phục áo dài

+ Vừa rồi các con được gặp ai?

+ Các con có yêu quí bác nông dân không?

- Cô Phương cũng rất yêu quí và biết ơn các bác nông dân nên hôm nay cô có rất nhiều món quà muốn dành tặng cho các bác nông dân vì đã làm ra nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Các con hãy xem cô đã chuẩn bị món quà gì cho các bác nông dân.

a) Quan sát tranh mẫu:

 - Bức tranh thứ nhất: Quả cam

+ Đây là bức tranh gì?

+ Ai có nhận xét gì về quả cam?

+ Quả cam có hình gì?

+ Có màu gì?

+ Cô làm bằng nguyên vật liệu gì?

+ Bằng hình thức nào?

=>Cô làm quả cam từ màu nước, để làm được bức tranh này cô lấy củ cải chấm vào màu nước và in lên giấy và vẽ thêm cành lá nữa để được bức tranh này

 

doc4 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp. Đề tài: Tạo hình Làm tranh bằng các nguyên vật liệu khác nhau - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Phương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP
Đối tượng: 4-5 tuổi 
Ngày dạy: 24/12/2019
Thời gian: 25-30 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Thu Phương
Đề tài: 
Tạo hình: Làm tranh bằng các nguyên vật liệu khác nhau
I. Kết quả mong đợi:
1.  Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi tên và đặc điểm hình dạng nổi bật của một quả cam, củ cà rốt, bông lúa
- Trẻ biết lựa chọn, sử dụng một số nguyên vật liệu như: Rơm, lúa, bông tăm, bút màu, màu nướcđể tạo thành những bức tranh
- Trẻ biết nêu ý tưởng của mình khi muốn tạo ra bức tranh
2. Kỹ năng;
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng tạo hình như: bôi keo, gắn đính, rơm, hạt lúa, chấm màu nước,để tạo thành bức tranh đẹp
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay
- Phát triển óc quan sát, chú ý, khả năng sáng tạo của trẻ
3. Thái độ:
-  Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng bác nông dân, biết yêu quý cái đẹp, bảo vệ sản phẩm của mình
- Có ý thức kỉ luật trong giờ học.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào tiết học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô.
+ Trang phục nông dân, áo dài
+  Bài hát: “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, “Tía má em”, “Bống bống bang bang”, nhạc không lời, loa máy 
+ 1 cái túi đựng một số sản phẩm nghề nông
+ Giá tạo hình
+ Mẫu của cô
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Giấy A4, giấy bìa
- Màu nước, bút màu
- Hồ dán, rơm, lúa, củ cải
- Khăn lau tay
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
- Cô đóng vai là người nông dân vừa đi vừa hát theo lời bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày”
+ Đố các bạn tôi là ai?
+ Thế nghề nông dân làm ra những sản phẩm gì?
- Tôi vừa ra đồng và thu hoạch được bao nhiêu là sản phẩm các bạn có muốn biết đó là gì không?
- Cô đưa lần lượt quả cam, củ cà rốt và lúa ra hỏi trẻ đây là gì?
- Thôi tôi phải đi thu hoạch tiếp đây, chào các bạn, hẹn gặp lại
2- Hoạt động trọng tâm:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối trời sáng” cô thay trang phục áo dài
+ Vừa rồi các con được gặp ai?
+ Các con có yêu quí bác nông dân không?
- Cô Phương cũng rất yêu quí và biết ơn các bác nông dân nên hôm nay cô có rất nhiều món quà muốn dành tặng cho các bác nông dân vì đã làm ra nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Các con hãy xem cô đã chuẩn bị món quà gì cho các bác nông dân.
a) Quan sát tranh mẫu:
 - Bức tranh thứ nhất: Quả cam
+ Đây là bức tranh gì?
+ Ai có nhận xét gì về quả cam?
+ Quả cam có hình gì?
+ Có màu gì?
+ Cô làm bằng nguyên vật liệu gì? 
+ Bằng hình thức nào?
=>Cô làm quả cam từ màu nước, để làm được bức tranh này cô lấy củ cải chấm vào màu nước và in lên giấy và vẽ thêm cành lá nữa để được bức tranh này
Bức tranh thứ 2: Củ cà rốt
+ Còn đây là gì?
+ Ai có nhận xét gì về củ cà rốt?
+ Củ cà rốt có hình gì?
+ Có màu gì?
+Cô làm củ cà rốt bằng cách nào?
=>Cô làm củ cà rốt bằng cách vẽ và tô màu để tạo thành củ cà rốt
 - Bức tranh thứ 3: Bông lúa
+ Còn đây là bức tranh gì?
+ Ai có nhận xét gì về bông lúa?
+ Bông lúa được làm từ nguyên vật liệu gì?
+ Làm bằng cách nào?
=>Cô làm bông lúa từ rơm và các hạt lúa, cô dùng hồ dán phết hồ lên giấy sau đó cô lấy những cọng rơm và hạt lúa đính lên mặt giấy đã phết hồ dán lại tạo thành bông lúa
- Vừa rồi các con đã được quan sát một số sản phẩm nghề nông vậy hôm nay các con hãy đóng vai là các họa sĩ tý hon để tạo ra thật nhiều bức tranh bằng các nguyên vật liệu khác nhau để tặng các bác nông dân
b) Hỏi ý tưởng trẻ:
+ Con sẽ làm sản phẩm gì?
+ Làm sản phẩm đó như thế nào? 
+ Làm bằng gì?
- Cô đã chuẩn bị các nguyên vật liệu khác nhau ở ba nhóm, bạn nào thích làm sản phẩm nào thì về làm sản phẩm đó
- Cô mở bài hát: “ Tía má em” và cho trẻ đi về chỗ ngồi thực hiện
c)Trẻ thực hiện:
- Quá trình trẻ thực hiện ( Cô mở nhạc không lời), cô bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần, động viên, khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm đẹp
d) Trưng bày sản phẩm:
- Trẻ thực hiện xong cô cho trẻ treo lên giá và tập trung trẻ lại, cho trẻ nhận xét sản phẩm
+ Con thích bức tranh nào? Vì sao?
- Cô nhận xét bổ sung thêm
- Tuyên dương những trẻ làm tốt, khuyến khích, động viên trẻ còn yếu
3- Kết thúc hoạt động:
-Cô cùng trẻ vận động bài: “Bống bống bang bang”

-Trẻ hưởng ứng cùng cô
-Nông dân
-Trẻ kể
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ lắng nghe
-Bác nông dân
-Trẻ lắng nghe
- Quả cam
- 1-2 trẻ nhận xét
- Hình tròn
- Màu cam
- Màu nước
- In lên giấy
-Trẻ lắng nghe
- Củ cà rốt
- 1-2 trẻ
- Hình tròn dài
- Màu cam
- Vẽ, tô màu
- Bông lúa
- 1-2 trẻ
- Rơm, hạt lúa
-Phết hồ và dán
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ về nhóm thực hiện
-Trẻ lên treo sản phẩm
-2-3 trẻ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ vận động cùng cô

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_tao_hinh.doc
Bài giảng liên quan