Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Làm quen văn học: Truyện “Sự tích ngày và đêm” - Phan Thị Nga

2. Hoạt động trọng tâm

- Cô dẫn dắt giới thiệu câu chuyện “Sự tích ngày và đêm”. Cô kể cho trẻ nghe

+ Lần 1: Cô kể diễn cảm

- Hỏi trẻ

+ Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Bây giờ các con có muốn gặp lại mặt trời, mặt trăng và gà trống lần nữa không?

+ Cô kể lần 2: Kể diễn cảm kết hợp với hình ảnh minh họa

- Cô giới thiệu trò chơi “Ai thông minh hơn”. (Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” về đội hình chữ U).

- Cô nêu cách chơi ( Các bạn nhỏ có nhiệm vụ lắng nghe, chú ý và trả lời câu hỏi của cô. Nếu trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay thật to, nếu trả lời chưa chính xác thì phải nhường quyền trả lời cho bạn khác)

- Câu hỏi đầu tiên:

+ Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Mặt trăng rất thích chiếc mũ của gà trống nên mặt trăng đã nói gì với gà trống?

- Cho trẻ thể hiện giọng mặt trăng nói với gà trống?

+ Gà trống đã đáp lại thế nào?

docx3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Làm quen văn học: Truyện “Sự tích ngày và đêm” - Phan Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG HỌC
* LÀM QUEN VĂN HỌC: Truyện “Sự tích ngày và đêm”
 - Đối tượng: Lớp mẫu giáo 4 tuổi
 - Thời gian: 25-30 phút
 - Người soạn: Phan Thị Nga
I. Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ được tên truyện “Sự tích ngày và đêm”. 
- Trẻ nắm được nội dung và các nhân vật trong truyện. 
- Trẻ nhập vai, thể hiện được giọng các nhân vật và một số tình tiết câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng tư duy, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ: 	
- Trẻ chú ý, tích cực tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn.
 II. Chuẩn bị: 
- Đồ dùng của cô: Loa, máy tính, máy chiếu, truyện, rối dẹt, nhạc, khung rối
- Đồ dùng của trẻ: Mũ các nhân vật (mặt trời, mặt trăng, gà trống).
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
- Cô gửi lời chào và gặp gỡ các bạn nhỏ ở vườn cổ tích
- Giới thiệu các bạn nhỏ đến từ các đội (Gà trống; Mặt trời bé con; Vũ trụ mặt trăng)
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối! Trời sáng!”.
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Trời sáng rồi, gà trống gáy, mặt trời đã xuất hiện.Thế Vào buổi sáng khi thức dậy các con thường làm gì?
- Bây giờ chúng mình cùng thực hiện những công việc đó nhé! (Mở nhạc cho trẻ làm cùng cô các động tác tập thể dục, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng và đi học).
- Hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
+ Thế trời sáng thì có gì?
+ Vậy ai thường đánh thức, gọi mặt trời dậy?
+ Khi trời tối mọi vật đều đi ngủ thì xuất hiện gì?
2. Hoạt động trọng tâm
- Cô dẫn dắt giới thiệu câu chuyện “Sự tích ngày và đêm”. Cô kể cho trẻ nghe
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm
- Hỏi trẻ
+ Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Bây giờ các con có muốn gặp lại mặt trời, mặt trăng và gà trống lần nữa không?
+ Cô kể lần 2: Kể diễn cảm kết hợp với hình ảnh minh họa
- Cô giới thiệu trò chơi “Ai thông minh hơn”. (Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” về đội hình chữ U). 
- Cô nêu cách chơi ( Các bạn nhỏ có nhiệm vụ lắng nghe, chú ý và trả lời câu hỏi của cô. Nếu trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay thật to, nếu trả lời chưa chính xác thì phải nhường quyền trả lời cho bạn khác)
- Câu hỏi đầu tiên:
+ Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Mặt trăng rất thích chiếc mũ của gà trống nên mặt trăng đã nói gì với gà trống?
- Cho trẻ thể hiện giọng mặt trăng nói với gà trống?
+ Gà trống đã đáp lại thế nào?
- Cho trẻ thể hiện giọng gà trống đáp lại mặt trăng
+ Khi gà trống không đồng ý đổi mũ thì mặt trăng đã có thái độ và hành động như thế nào?
- Trích dẫn: “Mặt trăng tức giận... tìm chiếc mũ của mình”
+ Gà trống có tìm thấy mũ của mình không? Vì sao?
- Trích dẫn: “Gà trống tìm mãi... mặt trời ơi”.
+ Vì sao khi mặt trời xuất hiện thì gà trống mới tìm thấy chiếc mũ của mình?
- Cho trẻ làm động tác chiếu ánh sáng. 
+ Sau đó gà trống có bay về trời được không? Tại sao gà trống không bay về trời được?
- Mặt trời đã xuất hiện rồi đấy! Chúng ta cùng lắng nghe xem mặt trời nói gì nào.
+ Mặt trời đố các bạn biết mặt trời đã nói gì với gà trống? (Lồng lời nói mặt trời đố)
+ Có bạn nào muốn hỏi gì mặt trời không? 
( Cho trẻ nghe lời ghi âm của mặt trời)
- Trích dẫn: “Gà trống nghe lời... mặt trời dậy”.
+ Lúc đó chúng ta gọi là gì?
+ Xấu hổ về hành động của mình nên khi nào mặt trời xuống bên kia nũi, gà trống đi ngủ thì mặt trăng xuất hiện, lúc đó chúng ta gọi là gì?
+ Qua câu chuyện “Sự tích ngày và đêm” các bạn rút ra được bài học gì?
- Khái quát, giáo dục trẻ.
- Hỏi trẻ:
+ Đố các bạn biết chúng mình đang học vào buổi gì đây? Buổi chiều là ban ngày hay ban đêm?
+ Khi trời tối mọi vật đi ngủ thì gọi là gì?
- Khái quát lại
- Cô kể lần 3 qua rối
3. Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ vận động tự do theo nhạc bài “Chào buổi sáng”. Và chào tạm biệt

- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi
- Rửa mặt, đánh răng, tập thể dục, ăn sáng, đi học
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trời tối trời sáng
- Có mặt trời
- Gà trống
- Mặt trăng
- Trẻ lắng nghe
- Câu chuyện “Sự tích ngày và đêm”. 
- Gà trống, mặt trời, mặt trăng 
- Có ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Sự tích ngày và đêm
- Mặt trời, mặt trăng, gà trống
- Gà trống ơi! Chúng mình đổi mũ và áo cho nhau nhé!
- Trẻ thể hiện
- Không, tớ không thích cái áo màu trắng của cậu, tớ không đổi mũ lấy áo đâu
- Trẻ thể hiện
- Tức giận, giật mũ của gà trống và vứt xuống dất
- Không. Vì mặt đất tối đen
- Vì mặt trời chiếu những tia nắng rực rỡ xuống 
- Không. Vì mệt quá, không đủ sức bay lên nữa
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Vì sao mặt trời lại không kéo gà trống lên?
- Trẻ lắng nghe
- Ngày
- Đêm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Buổi chiều, ban ngày
- Ban đêm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý xem
- Trẻ vận động 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_lam_quen_van_hoc_truyen_su_tich_nga.docx