Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Làm quen chữ cái A, Ă, Â - Phan Thị Thanh Nga

2. Hoạt động trọng tâm: Làm quen chữ cái a, ă, â.

* Làm quen chữ a.

- Cô cho trẻ xem hình ảnh “Đôi bàn tay”, đọc cụm từ “Đôi bàn tay”

- Gợi ý trẻ tìm chữ cái đã được học

- Cho trẻ tìm chữ cái giống nhau ở cụm từ “Đôi bàn tay”

+ Đây là chữ gì?

- Cô giới thiệu chữ “a” qua máy chiếu và phát âm 2 lần, hướng dẫn trẻ cách phát âm.

- Cả lớp phát âm chữ a 2 lần

- Cho tổ, cá nhân phát âm(2-3 lần)

- Sau mỗi lần trẻ phát âm nếu có trẻ phát âm sai cô sửa sai cho trẻ.

- Cho trẻ truyền tay nhau quan sát và sờ các nét của chữ cái a bằng tay.

+Cho trẻ nhận xét về cấu tạo của chữ cái a?

- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “a”:chữ “a” gồm 1 nét cong kín bên tráivà 1 nét thẳng đứng phía bên phải.

- Cho trẻ phát âm lại chữ ‘a”.

-Cô giới thiệu các kiểu chữ a có cấu tạo các nét khác nhau nhưng có cùng cách phát âm là “a” và cho trẻ phát âm “a”

 

docx5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Làm quen chữ cái A, Ă, Â - Phan Thị Thanh Nga, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giáo án: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: LQCC: A, Ă, Â
Người dạy: Phan Thị Thanh Nga
1. Kết quả mong đợi:
a. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a,ă,â.Trẻ nhận ra chữ cái a,ă,â trong các tiếng, từ trọn vẹn.
- Trẻ biết được đặc điểm cấu tạo của chữ a,ă,â
- Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi các trò chơi nhằm củng cố nhận biết và phát âm đúng chữ cái a,ă,â.
b. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau của hai chữ cái a,ă,â 
- Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô
+ Giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu.
+ Trang trí môi trường chữ cái trong lớp.
+ Nhạc và lời bái hát “ Dân vũ rửa tay”; “ Cái mũi”; bài đồng dsao “Rềnh rềnh ràng ràng “ Bé học chữ cái a, ă, â”
- Đồ dùng của trẻ
+ Thẻ chữ cái a, ă, â, hoa cài tên trẻ
+ Mỗi tổ 3 chữ a rỗng.
+Rổ nét chữ rời, bảng con.
+Vòng thể dục
+ 3 bảng quay 2 mặt, hoa, có gắn chữ cái a, ă, â.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
- Cô và trẻ vận động bài hát “Dân vũ rửa tay”
+ Chúng mình vận động bài gì?
2. Hoạt động trọng tâm: Làm quen chữ cái a, ă, â.
* Làm quen chữ a.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “Đôi bàn tay”, đọc cụm từ “Đôi bàn tay” 
- Gợi ý trẻ tìm chữ cái đã được học
- Cho trẻ tìm chữ cái giống nhau ở cụm từ “Đôi bàn tay”
+ Đây là chữ gì?
- Cô giới thiệu chữ “a” qua máy chiếu và phát âm 2 lần, hướng dẫn trẻ cách phát âm.
- Cả lớp phát âm chữ a 2 lần
- Cho tổ, cá nhân phát âm(2-3 lần)
- Sau mỗi lần trẻ phát âm nếu có trẻ phát âm sai cô sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ truyền tay nhau quan sát và sờ các nét của chữ cái a bằng tay.
+Cho trẻ nhận xét về cấu tạo của chữ cái a? 
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “a”:chữ “a” gồm 1 nét cong kín bên tráivà 1 nét thẳng đứng phía bên phải.
- Cho trẻ phát âm lại chữ ‘a”.
-Cô giới thiệu các kiểu chữ a có cấu tạo các nét khác nhau nhưng có cùng cách phát âm là “a” và cho trẻ phát âm “a”
* Làm quen chữ ă.
- Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”. Hỏi trẻ:
+ Để nhìn thấy được mọi vật xung quanh chúng ta sử dụng bộ phận nào trên cơ thể?
- Cho trẻ xem hình ảnh đôi mắt, đọc cụm từ “Đôi mắt” dưới hình ảnh.
- Cho trẻ đếm xem trong cụm từ “Đôi mắt” có bao nhiêu chữ cái.
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đứng ở vị trí thứ 5 trong cụm từ “Đôi mắt”. 
- Cô trìnhchiếu lên màn hình giới thiệu với trẻ chữ “ă”
- Cô phát âm 2 lần
- Cho cả lớp phát âm 2 lần
- Cho tổ, cá nhân trẻ phát âm
- Sau mỗi lần trẻ phát âm nếu có trẻ phát âm sai cô sửa sai cho trẻ.
- Hỏi trẻ cấu tạo của chữ “ă”.
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “ă”: Chữ ă được cấu tạo bởi 1 nét cong kín bên trái 1 nét thẳng đứng phía bên phải và phía trên có dấu mũ ngược
- Cho trẻ phát âm lại chữ cái ă
- Cô giới thiệu các kiểu chữ chữ “ă” in hoa và viết thường, cho cháu phát âm “ ă”
* Làm quen chữ â.
- Cô đọc câu đố:
“Cái gì giúp bé bước nhanh
Đến trường gặp bạn học hành bé ơi?”
Là gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh “Đôi chân”. Cô cho trẻ đọc từ “Đôichân”
- Hỏi trẻ trong từ “ Đôichân” có chữ cái nào gần giống với chữ a, ă
- Trình chiếu lên màn hình giới thiệu với trẻ chữ “â”.
- Hỏi trẻ đây là chữ cái gì?
- Cô phát âm 2 lần
- Cho cả lớp phát âm 2 lần
- Cho tổ, cá nhân trẻ phát âm
- Sau mỗi lần trẻ phát âm nếu có trẻ phát âm sai cô sửa sai cho trẻ.
- Hỏi trẻ cấu tạo của chữ “â”.
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ “â”: Chữ â được cấu tạo bởi 1 nét cong kín bên trái, 1 nétthẳng đứng phía bên phải và phía trên có dấu mũ ngược
- Cho trẻ phát âm lại chữ cái â.
- Giới thiệu các kiểu chữ â.
*So sánh a, ă, â.
- Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa chữ cái a,ă; a, â; ă,â; 3 chữ cái a, ă, â.
+) Điểm giống nhau:
- Cả 3 chữ đều có 1 nét cong kín bên trái và nét thẳng đứng ở phía bên phải
+) Điểm khác nhau:
- Khác nhau về cách phát âm
- Chữ a không có dấu mũ , chữ ă, â có dấu mũ xuôi 
- Chữ ă có dấu mũ ngược,chữ â có dấu mũ xuôi
- Cho trẻ tạo dấu cho chữ ă, â bằng tay
+ Các con vừa được làm quen những chữ cái gì?
- Cho trẻ tìm chữ a,ă,â trong các cụm từ được gắn dưới những hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi, các góc trong lớp và thẻ tên của bạn
- Cho trẻ hát bài “Bé học chữ a, ă, â” đi lấy rổ về đội hình chữ U
3.Luyện tập:
a. Trò chơi 1: Thử tài của bé
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi
+Lần 1: Cô nêu cấu tạo chữ trẻ tìm thẻ chữ đưa lên và phát âm chữ cái đó
+ Lần 2: Cô nêu chữ tên chữ cái và cho trẻ ghép chữ cái đó từ nét chữ rời và phát âm.
- Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra và nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ đọc đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” chuyển đội hình
b Trò chơi 2: Ai nhanh nhất.
- Cách chơi: chia trẻ thành 3 tổ, các bạn trong tổ lần lượt lên bật liên tục vào vòng, lên tìm các bông hoa có chữ cái a, ă, â theo yêu cầu gắn vào bảng. Mỗi bạn chỉ được gắn 1 bông hoa
- Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào gạch gắn được nhiều bông hoa có chữ cái đúng theo yêu cầu của mỗi đội thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi
- Cho trẻ hát bài :Cái mũi” ra chơi.

- Trẻ vận động cùng cô
- Dân vũ rửa tay
- Trẻ quan sát, đọc cùng cô
- Trẻ tìm chữ đã học
- Trẻ tìm 
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm 
- Trẻ quan sát và phát âm “ a”
- Trẻ lắng nghe
- Đôi mắt
- Trẻ đọc
- Trẻ đếm
- Trẻ lên tìm
- Trẻ quan sát, lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Bàn chân
- Trẻ xem và đọc cùng cô
- Trẻ tìm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ so sánh
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi tìm
- Trẻ hát đi lấy rổ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
Trẻ đọc chuyển đội hình
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 3 lượt
- Trẻ nhận xét kết quả chơi cùng cô
- Trẻ hát ra chơi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_de_tai_lam_quen_chu_c.docx
Bài giảng liên quan