Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Bé lớn lên như thế nào - Năm học 2018-2019

- Cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”

- Các con vừa hát bài hát gì?

+ Các con thích ăn gì ?

- Giáo dục trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và tập luyện thể dục thể thao cho cơ thể khỏe mạnh.

- Hôm nay cô cháu mình sẽ tìm hiểu chúng ta được lớn lên như¬ thế nào?

- Cho trẻ đọc thơ "Cô dạy"

- Cô cho trẻ xem tranh qua màn chiếu, tranh bà mẹ đang mang thai ra cho trẻ quan sát và trò chuyện.

- Đây là bức tranh vẽ gì ?

- Trư¬ớc hết một em bé lớn lên đầu tiên là ở trong bụng mẹ lớn dần. Đến 9 tháng 10 ngày thì em bé chào đời. Bà mẹ muốn đứa con

 

docx4 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Bé lớn lên như thế nào - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC:
 KPXH: Bé lớn lên như thế nào.
1. Kết quả mong đợi:
*Kiến thức:
- Trẻ biết quá trình lớn lên của bản thân (Trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường mầm non)
- Biết sự yêu thương chăm sóc của người thân.
- Biết ăn uống đủ chất dinh dưỡng và rèn luyện sức khoẻ.
*Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Biết tự bảo vệ bản thân mình.
*Thái độ:
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.Giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Chuẩn bị:
- Máy chiếu.
- Tranh bà mẹ mang thai.
- Tranh sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học.
- Tranh về 4 nhóm thực phẩm, lô tô.
- Tranh ảnh, vật thật về một số thực phẩm.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”
- Các con vừa hát bài hát gì?
+ Các con thích ăn gì ?
- Giáo dục trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và tập luyện thể dục thể thao cho cơ thể khỏe mạnh.
- Hôm nay cô cháu mình sẽ tìm hiểu chúng ta được lớn lên như thế nào?
- Cho trẻ đọc thơ "Cô dạy"
- Cô cho trẻ xem tranh qua màn chiếu, tranh bà mẹ đang mang thai ra cho trẻ quan sát và trò chuyện. 
- Đây là bức tranh vẽ gì ?
- Trước hết một em bé lớn lên đầu tiên là ở trong bụng mẹ lớn dần. Đến 9 tháng 10 ngày thì em bé chào đời. Bà mẹ muốn đứa con chào đời khoẻ mạnh cân đối phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng
- Các con xem bức tranh này vẽ gì?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh?
- Cô cùng trẻ đàm thoại về bức tranh.
- Tương tự cô giới thiệu tranh biết ngồi, biết đi, đi đến trường mầm non cho trẻ khám phá.
- Các con được sự yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của ai ?
- Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh phải làm như thế nào?
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp khi thời tiết thay đổi, biết chơi thân thiện với bạn bè. Luôn có ý thức giữ gìn môi trường trong sạch.
* Trò chơi " Bé thích ăn gì "
- Vẽ một vòng tròn ở giữa lớp cô để các đồ dùng đã chuẩn bị xung quanh vòng tròn
- Trẻ chơi đứng vào giữa vòng tròn. Trẻ sẽ nói và chỉ vào thức ăn được và những thứ không ăn được theo câu hỏi của bạn khác
+ Cô hỏi: Cháu thích ăn gì ?
* Cho trẻ chơi trò chơi "Truyền tin"
* Cho trẻ hát bài “Tập đếm” và về góc vẽ thức ăn bé thích
- Hát cùng cô.
- ‘Mời bạn ăn”
- Hoa quả.
- Lắng nghe
- Đọc thơ cô dạy
- QS tranh qua màn chiếu.
- Bà mẹ mang thai.
- Chú ý lắng nghe.
- Tranh em bé sơ sinh.
- Tranh em bé mới sinh ra.
- Đàm thoại cùng cô.
- Trẻ QS các bức tranh khác
- Trẻ trả lời
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hàng ngày phải tập thể dục.
- Chú ý nghe .
- Tham gia TC.
- Trẻ trả lời
- Tham gia TC.
- Hát và về góc vẽ.
 CHƠI, NGOÀI TRỜI:
 HĐCCĐ: QS tranh cơ thể bé (Tranh vẽ em bé )
 TC: Thi đi nhanh.
Chơi tự do
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức: 
- Nhận biết cơ thể gồm các bộ phận; đầu, mình, tay, chân...
- Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
* Kỹ năng: 
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ thể.
* Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
Chuẩn bị:
- Tranh vẽ em bé (tranh minh họa chủ đề). 
- Một số đồ dung cá nhân của trẻ; Khăn, tất, mũ, giày, dép.
- Bút sáp, giấy vẽ cho trẻ.
3. Tiến hành:
- Cho trẻ chơi trò chơi "Nói nhanh các bộ phận của cơ thể".
- Cách chơi: Cô đưa bức tranh em bé ra, chỉ vào từng bộ phận của cơ thể, yêu cầu trẻ nói nhanh bộ phận đó,
- Chúng mình vừa chơi trò chơi rất vui rồi phải không?
- Bây giờ sẽ cùng cô tìm hiểu kỹ hơn về những bộ phận trên cơ thể của chúng mình nhé.
- Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cái đầu thông minh trước. Vậy ai có thể kể tên các bộ phận trên đầu của em bé? 
- Cùng chơi 1 trò chơi nhỏ với cô. Nghiêng đầu bên phải, nghiêng đầu bên trái. ( Chơi 2 - 3 lần)
- Ai biết được nhờ có gì mà chúng ta có thể dễ dàng quay đầu sang phải và trái như vậy ? ( Nhờ có cái cổ)
- Với các bộ phận tiếp theo cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự như trên.
- GD trẻ biết giữ gìn vệ sinh cho cơ thể, hàng ngày ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục hàng ngày cho cơ thể khỏe mạnh.
* TC: Thi đi nhanh
- Cô giới thiệu TC, cách chơi và bao quát trẻ chơi 3-4 lần
* Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi.
 CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
 GC: - Hát,múa về chủ đề.
 GKH: - Bán hàng.
 - Xem sách chuyện.
 - Chăm sóc cây.
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức: 
- Trẻ nắm được các góc chính, góc phụ, biết chọn các nhóm chơi. 
* Kỷ năng:
 - Trẻ biết thực hiện các góc thành thạo, biết chơi liên kết giữa các góc.
* Thái độ:
- GD trẻ biết đoàn kết trong khi chơi, biết thu dọn đồ chơi gọn gàng.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng phục vụ đủ buổi chơi.
3. Tiến hành:
* Cô cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy” 
- TC cùng trẻ về các 4 nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể.
- Trẻ kể theo sự hiểu biết các loại thực phẩm.
- GD trẻ biết ăn uống đủ chât dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh
- Cô giới thiệu các góc chơi.
- Đàm thoại về các góc chơi.
- Cho trẻ hát bài “Tập đếm” về chon góc theo ý thích.
* Qúa trình chơi: Cô bao quát trẻ chơi, động viên trẻ chơi tạo ra sản phẩm có mục đích.
* Nhận xét chơi: Cô đi đến nhận xét các góc, cho trẻ cất đồ chơi gọn gàng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi mới “Ai biết bảo vệ cơ thể”
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức: 
- Trẻ nắm được cách chơi của trò chơi “Ai biết bảo vệ cơ thể”
- Giúp trẻ biết cách bảo vệ cơ thể khi đi nắng hoặc mưa.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết ứng phó với môi trường xung quanh.
* Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Kính, khẩu trang, áo mưa, mũ, găng tay.
3. Tiến hành:
* Luật chơi:	
- Trẻ chọn đúng các đồ vật dùng khi trời nắng, trời mưa tương ứng với hiệu lệnh  Mưa, Nắng và mặc hoặc đeo vào
- Tổ chức theo nhóm  hoặc cả tập thể lớp
- Giáo viên để tất cả các đồ vật lên bàn, trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát. Khi  giáo viên nói: “Trời mưa” trẻ chạy nhanh đến bàn và chọn đồ dùng đi mưa sau đó đeo hoặc mặc vào. Trẻ nào không chọn được hoặc chọn không đúng thì phải hát bài hát nói về “Mưa”
- Tương tự “Trời nắng” và giáo viên có thể thay đổi hiệu lệnh cho tr
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
.....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_de_tai_be_lon_len_nhu_the_nao_nam_hoc.docx