Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Cô giáo miền xuôi - Trần Thị Mỹ Hảo

* Hoạt động 2: Hát vận động múa minh họa "Cô giáo miền xuôi"

- Bây giờ chúng mình cùng hát bài hát "cô giáo miền xuôi" nhé?

- C/ m vừa hát bài hát gì? BH do nhạc sỹ nào sáng tác?

- C/m cùng đứng lên hát bài hát để về chỗ nào.

- Bài hát "Cô giáo miền xuôi" là bài hát rất ha, nhưng để sôi động hơn con có ý tưởng gì?

Bài hát nếu như được kết hợp với những điệu múa sẽ rất hấp dẫn. Vậy CT âm nhạc hôm nay chúng ta sẽ hát và múa với bài hát này nhé.

- Mời cả lớp thử vận động theo ý thích

- Để các con hát và múa cho đẹp thì các con hãy quan sát cô hát và múa trước nhé. (Cô hát múa mẫu 2 lượt).

- Các con chú ý hát đúng theo nhạc và múa cho dẻo, đẹp nhé. Và phần thi thứ hai có tên gọi là "Tài năng" của 3 đội bắt đầu.(Cho trẻ đứng lên hát múa 2 lượt)

=> Giảng giải nội dung BH

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 19/03/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Cô giáo miền xuôi - Trần Thị Mỹ Hảo, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giáo án môn âm nhạc: Cô giáo miền xuôi
Người dạy: Trần Thị Mỹ Hảo
Lớp: MG 5 tuổi C
- NDTT: Hát múa minh họa bài "Cô giáo miền xuôi" (ST Mộng Lân)
- Nội dung kết hợp: Nghe hát bài “Cô giáo” 
- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
1. Kết quả mong đợi
* Kiến thức:
- Trẻ hát đúng giai điệu và biết múa minh họa theo nhịp bài hát “Cô giáo miền xuôi”.
- Trẻ cảm nhận tốt và biết hưởng ứng cảm xúc cùng cô trong quá trình nghe hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc khi cô yêu cầu.
* Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ, kỹ năng múa vận động theo nhạc.
* Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học, thích tham gia hoạt động âm nhạc.
- Thể hiện lòng biết ơn cô giáo qua bài hát.
2. Chuẩn bị.
* Cô: Máy tính, loa, đĩa có nội dung bài hát “ Cô giáo miền xuôi”, “Cô giáo”,.
- Giai điệu các bài hát; Cô giáo, cô và mẹ, Ngày đầu tiên đi học, , Đi học 
* Trẻ: Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Chào mừng các bạn đến với chương trình "Âm nhạc" của lớp 5 tuổi C.
- Đến với CT hôm nay cô xin được giới thiệu có 3 đội chơi đó là; Đội hoa hồng, đội hoa cúc, đội hoa sen.
- CT âm nhạc của chúng ta hôm nay gồm có 3 phần chơi" Phần thi thứ nhất là thi "Hiểu biết". Phần thi thứ 2 là "Tài năng", phần thi thứ 3 là "Chung sức". Cả 3 đội chơi đã rõ chưa nào?
- Đầu tiên là phần thi 'Hiểu biết". Các đội chú ý cô sẽ có các bức tranh. Nhiệm vụ của các bạn phải trả lời nhanh chính xác trong bức tranh là những hình ảnh gì. Nếu đội nào trả lời đúng sẽ được tặng 1 nốt nhạc
(Cô cho trẻ chơi – trình chiếu tranh)
- Ở phần thi thứ nhất cả 3 đội chơi đã rất xuất sắc. Thưởng cho 3 đội một tràng pháo tay.
- Các bức tranh có hình ảnh của ai?
- Đúng rồi đấy các bức tranh của cô đều là hình ảnh cô giáo chăm sóc, dạy dỗ các con khi ở trường. Cô giáo chính là người mẹ thứ 2 của chúng ta. Có rất nhiều nhạc sỹ đã viết lên những lời ca để tỏ lòng biết ơn cô giáo, và cũng sắp đến ngày 20/11 là ngày lễ của cô giáo rồi, hôm nay CT âm nhạc sẽ hát về cô giáo nhân ngày 20/11.
Cô đàn giai điệu của bài hát cho trẻ đoán tên.
* Hoạt động 2: Hát vận động múa minh họa "Cô giáo miền xuôi"
- Bây giờ chúng mình cùng hát bài hát "cô giáo miền xuôi" nhé?
- C/ m vừa hát bài hát gì? BH do nhạc sỹ nào sáng tác?
- C/m cùng đứng lên hát bài hát để về chỗ nào.
- Bài hát "Cô giáo miền xuôi" là bài hát rất ha, nhưng để sôi động hơn con có ý tưởng gì?
Bài hát nếu như được kết hợp với những điệu múa sẽ rất hấp dẫn. Vậy CT âm nhạc hôm nay chúng ta sẽ hát và múa với bài hát này nhé.
- Mời cả lớp thử vận động theo ý thích
- Để các con hát và múa cho đẹp thì các con hãy quan sát cô hát và múa trước nhé. (Cô hát múa mẫu 2 lượt).
- Các con chú ý hát đúng theo nhạc và múa cho dẻo, đẹp nhé. Và phần thi thứ hai có tên gọi là "Tài năng" của 3 đội bắt đầu.(Cho trẻ đứng lên hát múa 2 lượt)
=> Giảng giải nội dung BH
- Cô đố c/m biết nội dung bài hát nói về ai? Cô giáo đã dạy gì cho các bạn nhỏ?
=> Cô khái quát lại và GD: Qua bài hát chú Mộng Lân đã giúp cho chúng ta hiểu được công việc của cô giáo, các cô đã chăm sóc và dạy dỗ các con nên người. Vì vậy các con phải chăm ngoan nghe lời cô giáo để các cô được vui.
- Chúng mình cùng thể hiện tình cảm đối với cô giáo qua lời ca và điệu múa đẹp nào. (Cho trẻ hát và múa 2 lần).
(Cô sửa sai nếu có - Nhắc trẻ hát to và theo nhạc)
- Cho trẻ hát và múa; Tổ, nhóm, cá nhân. (Sau mỗi lần biểu diễn nhận xét, tặng nốt nhạc)
+ Bạn nào có cách vận động khác lên thử thể hiện (có thể vỗ tay theo tiết tấu, phách, nhịp, nhún chân)
* Hoạt động 3: Nghe hát bài “Cô giáo”
- Vừa rồi cô thấy các con thể hiện ở phần thi "Tài năng" rất giỏi, vậy cô sẽ hát tặng cho các con một bài hát. Chúng mình cùng lắng nghe bài "Cô giáo về bản" St của nhạc sỹ Đỗ Mạnh Tường
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe
+ Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? Các con thấy bài hát như thế nào?
- Lần 2: Cho trẻ nghe đĩa và hát theo
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- Cả 3 đội chơi đã trải qua 2 phần thi và chỉ còn một phần thi cuối cùng đó là phần thi "Chung sức".
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn, nghe giai điệu của câu hát và trẻ phải đoán đúng tên bài hát. Nếu đoán đúng sẽ được tặng một nốt nhạc, sai thì nhường quyền trả lời cho đội bạn. (Mỗi đội chơi 2 lần).
- Kiểm tra kết quả của 3 đội
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô hướng dẫn chơi.
- Gọi trẻ của từng đội chơi.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ hát theo nhạc đi về ngồi hình chữ u.
- Trẻ đưa ra ý kiến.
- Cô giáo miền xuôi.
- Trẻ quan sát
- Cả lớp hát
- Cô giáo miền xuôi, st Mộng Lân.
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ hát múa.
- Cô giáo và các bạn. dạy hát, kể chuyện.
- Trẻ nghe.
- Trẻ hát múa
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ lấy và hát vỗ.
- Trẻ nghe cô hát
- Cô giáo. Rất là nhộn nhịp
- Trẻ nghe và cùng thể hiện.
- Trẻ chơi TC
- Trẻ đếm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_de_tai_co_giao_mien_xuoi_tran_thi_my.doc
Bài giảng liên quan