Giáo án Mầm non Lớp Lá - Khám phá xã hội: Trò chuyện về nghề nông

* Tạo tình huống:

- Cô mở bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” kết hợp cho trẻ dắt con trâu tượng trưng ra

- Trò chuyện về nội dung bài hát và con trâu.

* Hoạt động trọng tâm:

+ Một trẻ đóng vai bác nông dân đến tặng quà cho các cháu

- Cho trẻ khám phá hộp quà.

+ Cho trẻ khám phá hộp quà thứ nhất là dụng cụ của bác nông dân

- Cho trẻ tự giới thiệu dụng cụ trong hộp quà.

+ Cho trẻ khám phá hộp quà thứ hai là tranh vẽ công việc của bác nông dân.

- Cho trẻ tự giới thiệu bức tranh trong hộp quà

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Lá - Khám phá xã hội: Trò chuyện về nghề nông, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN
KHÁM PHÁ XÃ HỘI: TRÒ CHUYỆN VÈ NGHỀ NÔNG
	Đối tượng: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi	
1. Kết quả mong đợi:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết được một số dụng cụ, sản phẩm của nghề nông, công việc của cô bác nông dân, biết lợi ích sản phẩm bác nông dân làm ra
- Hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm việc
b. Kỹ năng:
- Trẻ quan sát ghi nhớ có chủ định , trả lời câu hỏi to, rõ ràng
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn cho trẻ khi chơi trò chơi
- Trẻ thực hành kỹ năng xới đất, gieo hạt, trồng rau, tưới nước
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng cô bác nông dân, khi ăn cơm phải ăn hết suốt, không làm rơi vãi
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, máy chiếu, giáo án điện tử
- Một hộp quà sản phẩm nghề nông vật thật ( Gạo, ngô, khoai, rau, quả)
- Một hộp quà có dụng cụ nghề nông ( Bằng đồ chơi)
- Một hộp quà có tranh vẽ công việc của bác nông dân
- Bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” “Đưa cơm cho mẹ đi cày” 
 bài thơ “Bé trồng lúa” 20 bao tượng trưng lúa cho trẻ chơi trò chơi
- Một số khay, hạt giống, cuốc, bình tưới nước
- Trang phục của một con trâu.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Tạo tình huống:
- Cô mở bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” kết hợp cho trẻ dắt con trâu tượng trưng ra
- Trò chuyện về nội dung bài hát và con trâu.
* Hoạt động trọng tâm:
+ Một trẻ đóng vai bác nông dân đến tặng quà cho các cháu
- Cho trẻ khám phá hộp quà.
+ Cho trẻ khám phá hộp quà thứ nhất là dụng cụ của bác nông dân
- Cho trẻ tự giới thiệu dụng cụ trong hộp quà.
+ Cho trẻ khám phá hộp quà thứ hai là tranh vẽ công việc của bác nông dân.
- Cho trẻ tự giới thiệu bức tranh trong hộp quà
+ Cho trẻ khám phá hộp quà thứ ba là sản phẩm của bác nông dân.
- Cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm trong hộp quà?
+ Cho trẻ hát bài “”Lớn lên cháu lái máy cày” chuyển đội hình
- Bây giờ cô mời các cháu hướng lên màn hình xem cô có những gì nào? 
+ Cô trình chiếu dụng cụ, công việc, sản phẩm của bác nông dân cho trẻ quan sát
- Cô có cái gì?
- Cái liềm dùng để làm gì?
- Cho trẻ làm động tác gặt lúa?
- Cái cuốc dùng để làm gì?
- Cho trẻ làm động tác đào đất?
- Ngoài dụng cụ này còn có những dụng cụ nào của nghề nông nữa?
+ Cô trình chiếu dụng cụ như xẻng, máy cày, máy gặt lúa cho trẻ quan sát
+ Cô trình chiếu công việc của bác nông dân cho trẻ quan và đàm thoại.
( Bác nông dân cày ruộng, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa)
+ Cô trình chiếu sản phẩm của nghề nông.
- Gạo, ngô, khoai là sản phẩm của nghề gì?
- Nó có lợi ích gì?
- Những sản phẩm này do ai làm ra?
- Ngoài sản phẩm này còn có những sản phẩm nào do bác nông dân làm ra nữa?
+ Cô trình chiếu cho trẻ xem một số sản phẩm như lạc, khoai sắn, một số loài rau, quả do bác nông dân làm ra ( Cho trẻ gọi tên)
- Để có được những sản phẩm này bác nông dân phải làm việc như thế nào?
- Để biết ơn các bác nông dân cháu phải làm gì?
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng các cô, các bác nông dân. Ăn cơm hết suất, không làm rơi vãi.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé trồng lúa” chuyển đội hình về thành 3 tổ
+ Trò chơi 1: Ai thông minh hơn:
- Cho trẻ tìm dụng cụ, sản phẩm nghề nông qua máy chiếu
+ Trò chơi 2: Chuyển lúa về kho
- Cô giới thiệu trò chơi
- Cô nêu luật chơi. Đội nào chuyển được nhiều bao lúa về kho hơn là đội đó thắng cuộc
- Cách chơi: Chia trẻ thành hai đội chơi khi có hiệu lạnh cho hai trẻ đứng đầu hàng lên chuyển lúa về kho, khi bạn đã chuyển được lúa về rồi thì hai bạn khác tiếp tục
- Thời gian của trò chơi là một bản nhạc
+ Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi và kiểm tra kết quả sau khi chơi.
*Kết thúc: Cho trẻ ra sân trải nghiệm xới đất giao hạt, trồng rau, tưới nước
* Nhận xét tuyên dương trẻ.

- Trẻ hát theo và dắt con trâu ra 
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ khám phá
- Trẻ tự giới thiệu dụng cụ của nghề nông dân
-Trẻ tự giới thiệu bức tranh
-Trẻ tự giới thiệu sản phẩm
- Trẻ hát chuyển đội hình thành 3 hàng ngang
- Trẻ quan sát
- Cái liềm
- Gặt lúa
- Trẻ làm động tác gặt lúa
- Đào đất
- Trẻ làm động tác đào đất
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát gọi tên
- Trẻ quan sát đàm thoại
- Trẻ quan sát gọi tên
- Nghề nông
- Trẻ trả lời
- Bác nông dân
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát gọi tên
- Làm việc vất vả
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ chuyển đội hình
- Trẻ lên chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ ra sân thực hành trải nghiệm làm đất, gieo hạt, trồng rau

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_kham_pha_xa_hoi_tro_chuyen_ve_nghe_no.doc