Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Hoa Mào Gà - Phạm Thị Việt

2. Nội dung trọng tâm:

- Lần 1 cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe

+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?

- Lần 2 cô kể chuyện trên màn hình

* Đàm thoại, trích dẫn

+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện có những ai?

+ Cô Gà Mơ có gì trên đầu?

+ Cô Gà Mơ có thích chiếc mào của mình không? Thích như thế nào?

- Cô mời chúng mình đứng dậy làm cô Gà Mơ đập cánh theo một bản nhạc rất là vui nhộn

( Cho trẻ về đội hình chữ U)

+ Khi Gà Mơ đi kiếm mồi, đến bên bể nước nghe thấy tiếng gì nhỉ?

+ Chúng mình có biết khóc ti tỉ là khóc như thế nào không?

 

docx3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Kể chuyện Hoa Mào Gà - Phạm Thị Việt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Làm quen tác phẩm Văn học
Đề tài: Kể chuyện “Hoa Mào Gà”
Đối tượng: Mẫu giáo 3 tuổi B
Thời gian: 20 – 25 phút
Người soạn: Phạm Thị Việt
Người dạy: Phạm Thị Việt
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức
+ Trẻ nhớ tên truyện “Hoa mào gà”, trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện
+ Trẻ hiểu nội dung truyện “Sự tích hoa mào gà”: Có một cây nhỏ không có hoa nên tủi thân và khóc, bạn gà mơ thấy vậy đã tặng chiếc mào của mình cho cây nhỏ. Từ đó cây nhỏ đã có hoa và có tên gọi là cây hoa mào gà.
* Kỹ năng
+ Rèn luyện kỹ năng nói đủ câu, nói rõ lời cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc trả lời các câu hỏi.
* Thái độ
+ Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện và hứng thú tham gia vào các hoạt động.
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các loại hoa và giúp đỡ bạn bè.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Cây mào gà, giỏ quà, Giáo án powerpoint
- Nhạc bài hát “ Hoa mào gà”, Chicken dance
* Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục: Áo sao vàng
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
- Cho trẻ xúm xít quanh cô
- Cho trẻ giải câu đố để khám phá điều bất ngờ
-“Hoa gì màu đỏ
Êm mượt như nhung
Chú gà thoáng trông
Tưởng mào mình đấy!”
- Cô đố các con đó là hoa gì?
- Chúng mình cùng mở nhé, 1,2,3 nào.
- Đây là hoa gì, hoa có màu gì?
- Nghe tên hoa chúng mình có thấy thú vị không?
- Giới thiệu truyện “Hoa mào gà”
2. Nội dung trọng tâm:
- Lần 1 cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
- Lần 2 cô kể chuyện trên màn hình
* Đàm thoại, trích dẫn
+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Cô Gà Mơ có gì trên đầu?
+ Cô Gà Mơ có thích chiếc mào của mình không? Thích như thế nào?
- Cô mời chúng mình đứng dậy làm cô Gà Mơ đập cánh theo một bản nhạc rất là vui nhộn
( Cho trẻ về đội hình chữ U)
+ Khi Gà Mơ đi kiếm mồi, đến bên bể nước nghe thấy tiếng gì nhỉ?
+ Chúng mình có biết khóc ti tỉ là khóc như thế nào không?
+ Tại sao cây nhỏ lại khóc?
+ Cô Gà Mơ đã làm gì để cho cây nhỏ vui?
+ Khi được tặng chiếc mào đỏ, cây nhỏ như thế nào?
+ Qua câu chuyện, chúng ta nên học tập ai?
+ Vì sao?
- Để cho cây hoa mào gà luôn có bông hoa màu đỏ rực rỡ chúng mình phải làm gì?
-> Cô giáo dục trẻ phải chăm sóc cây bằng cách tưới nước, nhổ cỏ, không ngắt lá, hái hoa. Ngoài ra còn biết giúp đỡ bạn giống Gà mơ.
3. Xem kịch rối
- Cho cả lớp hát bài “Hoa màu gà” về 2 hàng ngang, xem kịch rối.
 
 - Trẻ lại gần cô
- Hoa mào gà
- Hoa mào gà, màu đỏ
- Có ạ
 - Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Hoa mào gà
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Hoa mào gà
- Có Gà Mơ,cây nhỏ
- Có mào đỏ ạ
- Đập cánh khoan khoái và hát
 - Trẻ thực hiện
- Tiếng khóc ạ
- Tiếng khóc nhỏ, khóc rất lâu
- Vì không có hoa
- Tặng cho cây nhỏ chiếc mào
- Rất là vui mừng
 - Gà mơ
- Trẻ trả lời
- Chăm sóc ạ
 - Trẻ lắng nghe 
 - Trẻ xem

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_de_tai_ke_chuyen_hoa_mao_ga_pham_thi.docx
Bài giảng liên quan