Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 33 - Chủ đề 13: Câu chuyện em yêu thích (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Sinh Viên

* Mục tiêu:

+ HS thảo luận, xây dựng cách thực hiện tạo hình nhân vật cho câu chuyện.

+ HS nắm được cách tạo hình nhân vật và bối cảnh cho một câu chuyện.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Yêu cầu HS quan sát hình 13.3 để tìm hiểu một số hình ảnh tạo hình nhân vật.

- Hướng dẫn HS xây dựng cách thực hiện tạo hình nhân vật cho câu chuyện qua một số câu hỏi gợi mở.

- Yêu cầu HS quan sát hình 13.4 để tham khảo cách thực hiện tạo hình nhân vật, hình ảnh bối cảnh theo nội dung câu chuyện.

- GV tóm tắt: Muốn tạo hình được nhân vật và bối cảnh một câu chuyện các em cần:

+ Thống nhất về câu chuyện để chọn cách tạo hình.

+ Lựa chọn hình ảnh và các nhân vật tiêu biểu của câu chuyện đó.

+ Vẽ hình, vẽ màu các nhân vật và hình ảnh liên quan.

+ Cắt rời hình ra khỏi giấy, dán lên bìa cứng và dán lên thanh bìa để tạo nhân vật theo hình thức con rối rồi biểu diễn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 33 - Chủ đề 13: Câu chuyện em yêu thích (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Sinh Viên, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TUẦN 33
Từ ngày 10/5 đến ngày 14/5/2021
CHỦ ĐỀ 13: CÂU CHUYỆN EM YÊU THÍCH
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 	- Kiến thức: HS hiểu được nội dung, biết cách khai thác hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ minh họa.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng:
* Giáo viên: 
 	- Sách học MT lớp 3.
 	- Một số hình ảnh về các câu chuyện gần gũi với HS.
* Học sinh:
 	- Sách học MT lớp 3, một số câu chuyện mà em thích nếu có.
 	- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, kéo, thanh nẹp để gắn nhân vật...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn_Xây dựng cốt truyện.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- GV trích dẫn một số đoạn lời thoại, yêu cầu HS nghe và cho biết đó là chi tiết trong câu chuyện nào.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề.
2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU
* Mục tiêu:
+ HS nêu được tên và kể được câu chuyện mà mình yêu thích nhất.
+ HS biết được cách lựa chọn để tạo hình nhân vật cho một câu chuyện mình yêu thích.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 và nêu câu hỏi gợi mở để HS nêu tên các câu chuyện trong từng hình và kể tên các câu chuyện khác mà HS biết.
- Có thể cho HS kể cả một câu chuyện.
- GV tóm tắt: 
+ Trong kho tàng văn học của loài người có rất nhiều câu chuyện hay, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp...Khi lựa chọn để tạo hình nhân vật cho một câu chuyện nào đó, các em cần nhớ:
. Chọn câu chuyện có ý nghĩa hoặc trích đoạn tiêu biểu để vẽ lại.
. Tạo hình dáng nhân vật, bối cảnh phù hợp với nội dung câu chuyện theo cảm nhận riêng.
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS thảo luận, xây dựng cách thực hiện tạo hình nhân vật cho câu chuyện.
+ HS nắm được cách tạo hình nhân vật và bối cảnh cho một câu chuyện.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động:
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.3 để tìm hiểu một số hình ảnh tạo hình nhân vật.
- Hướng dẫn HS xây dựng cách thực hiện tạo hình nhân vật cho câu chuyện qua một số câu hỏi gợi mở.
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.4 để tham khảo cách thực hiện tạo hình nhân vật, hình ảnh bối cảnh theo nội dung câu chuyện.
- GV tóm tắt: Muốn tạo hình được nhân vật và bối cảnh một câu chuyện các em cần:
+ Thống nhất về câu chuyện để chọn cách tạo hình.
+ Lựa chọn hình ảnh và các nhân vật tiêu biểu của câu chuyện đó.
+ Vẽ hình, vẽ màu các nhân vật và hình ảnh liên quan.
+ Cắt rời hình ra khỏi giấy, dán lên bìa cứng và dán lên thanh bìa để tạo nhân vật theo hình thức con rối rồi biểu diễn.
* GV tiến hành cho HS tìm hiểu hình minh họa của truyện.

- HS nghe, trả lời câu hỏi mà GV đưa ra để tìm hiểu chủ đề.
- L¾ng nghe, mở bài học
- Nêu được tên và kể được câu chuyện mà mình yêu thích nhất.
- Biết được cách lựa chọn để tạo hình nhân vật cho một câu chuyện mình yêu thích.
- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Hoạt động nhóm 
- Quan sát, thảo luận về tên các câu chuyện trong từng hình và kể tên các câu chuyện khác...
- 1, 2 HS kể
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Trong đó có các câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện hiện đại...Em chọn một câu chuyện hay trích đoạn mà mình yêu thích nhất để thể hiện theo cảm nhận riêng của mình.
- Theo ý thích 
- Ghi nhớ, tiếp thu
- Thảo luận, xây dựng cách thực hiện tạo hình nhân vật cho câu chuyện.
- Nắm được cách tạo hình nhân vật và bối cảnh cho một câu chuyện.
- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Quan sát, nhận ra 
? Em có nhận ra các nhân vật hình ảnh trong hình 13.3 là ở câu chuyện nào không?...
- Quan sát, tham khảo, nhận ra cách thực hiện tạo hình nhân vật, bối cảnh theo nội dung câu chuyện.
- Lắng nghe, tiếp thu
- Hoặc một trích đoạn em thích nhất
- Đặc trưng, tiêu biểu
- Theo ý thích
- Tiếp thu cách thực hiện
- HĐ cá nhân
* Dặn dò:
 	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_3_tuan_33_chu_de_13_cau_chuyen_em_yeu_t.doc
Bài giảng liên quan