Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chủ đề 3: Chữ trang trí trong đời sống (4 tiết) - Năm học 2019-2020 - Lâm Tấn Thái

*Các kiểu chữ cách điệu đều dựa trên kiểu chữ cơ bản.

*Chữ cách điệu thường được sử dụng để trình bày bìa sách, quảng cáo, báo tường

HS quan sát trên màn hình và SGK để tham khảo cách tạo mẫu chữ.

*Các bước tạo dáng và trang trí chữ như sau:

+Chọn ND chữ.

+Chọn kiểu chữ cơ bản và phác ra giấy.

+Dựa vào chữ đã có, điều chỉnh hình dáng chữ theo ý tưởng riêng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chủ đề 3: Chữ trang trí trong đời sống (4 tiết) - Năm học 2019-2020 - Lâm Tấn Thái, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 KẾ HOẠCH DẠY THEO CHỦ ĐỀ
MÔN : MĨ THUẬT – LỚP 7
Chủ đề 3: CHỮ TRANG TRÍ TRONG ĐỜI SỐNG.( 4 TIẾT ).
Ngày soạn:27 /10/2019
Tiết chương trình: 9,10,1,12.
I. Mục tiêu chung: (HS cần đạt ). 
- Kiến thức: Hiểu được sự đa dạng và vai trò của chữ trong đời sống.
- Kĩ năng: Học sinh tạo được mẫu chữ trang trí và thiết kế trình bày được báo tường, tập san.
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình, tạo mẫu chữ, bước đầu hình thành kiến thức cơ bản về thiết kế; phát triển được khả năng phân tích, đánh giá các yếu tố tạo hình mĩ thuật .
+ Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng, cảm xúc; phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng sáng tạo trong cuộc sống.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành; 
- Vận dụng quy trình Liên kết học sinh với tác phẩm, Vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân.
 + Hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
 Chuẩn bị của GV:
- Sách Dạy, Học MT lớp 7.
 - Tranh, ảnh, bài tập về chữ trang trí, báo tường, tập san, thực đơn
- Một số bài mẫu của học sinh.
- Bài giảng PowerPoint .
Chuẩn bị của HS:
 - SGK lớp 7.
 - Sưu tầm bài vẽ báo tường,tập san, thực đơn...và một số mẫu chữ đẹp.
 - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, giấy màu, kéo bìa dây gai, cúc nhựa màu, hồ dán, băng dính.
IV. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Đồ dùng/
Phương tiện/ sản phẩm của HS
HOẠT ĐỘNG 1. (Tiết 1) Tiết chương trình: 9
TẠO MẪU CHỮ TRANG TRÍ.
Mục tiêu ( HS cần đạt được)
- HS biết tìm hiểu qua tài liệu sưu tầm để phát triển năng lực tự nghiên cứu. 
- Biết cách thực hiện qua QS hình ảnh, vận dụng sáng tạo trong sử dụng đường nét để tạo ra mẫu chữ như ý muốn.
- Học sinh thêm yêu thích các loại chữ trang trí.
Tìm hiểu
1.2 Hướng dẫn thực hành.
1.3. Hướng dẫn nhận xét

-Phân nhóm HS :
 Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Hình thức : 2 thành viên của mỗi nhóm luân phiên nhau viết lên bảng tên những đồ vật có sử dụng chữ trang trí mà em biết trong thời gian 1 phút, nhóm nào liệt kê nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng. 
-Phân công nhiệm vụ học tập : 
Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 6 HS. GV hướng dẫn HS tìm hiểu, thảo luận các nội dung theo nhóm:
+ Yêu cầu HS thảo luận, trình bày về các kiểu chữ đã sưu tầm, chuẩn bị. Nêu cảm nhận về đặc điểm, kiểu dáng chữ.
+ Yêu cầu HS quan sát trên màn hình, SGK để biết thêm sự phong phú, đa dạng của các kiểu chữ trong đời sống
+ GV giới thiệu một vài hình ảnh minh họa có sử dụng chữ trong đời sống hàng ngày.
+ Nhận xét được chữ trang trí rất đa dạng và phong phú.
+ Phân loại được các kiểu chữ trang trí.
+Biết được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.
GV trình chiếu các mẫu chữ trang trí lên màn hình.
GV hướng dẫn 
HS thảo luận và trình bày.
 ? Kiểu chữ trang trí?
 ? Nét và dáng chữ?
 ?Sự phù hợp của chữ với nội dung sản phẩm
-GV hướng dẫn HS QS và thảo luận.
GVhướng dẫn HS treo bài lên bảng.
GV góp ý và hướng dẫn HS sửa bài 

HS chia nhóm chơi trò chơi.
- Thảo luận, trình bày về nội dung nhóm mình tìm hiểu, nhận xét nhóm bạn trình bày. 
HS cùng xem các minh họa về chữ: 
- Thảo luận trong từng nhóm và trao đổi với các nhóm khác về các nội dung:
- Chữ trang trí rất đa dạng và phong phú. 
-Chữ trang trí có nhiều kiểu: chữ in hoa nét đều, chữ nét thanh, nét đậm, kiểu chữ bay bướm, chữ cao, chữ thấp
- Chữ trang trí được sử dụng trong sách báo, thiệp, tranh cổ động, bìa lịch treo tường, báo tường..
Nhắc lại đặc điểm của hai kiểu chữ nét đều và nét thanh nét đậm.
 - HS thảo luận và trình bày.
*Các kiểu chữ cách điệu đều dựa trên kiểu chữ cơ bản.
*Chữ cách điệu thường được sử dụng để trình bày bìa sách, quảng cáo, báo tường
HS quan sát trên màn hình và SGK để tham khảo cách tạo mẫu chữ.
*Các bước tạo dáng và trang trí chữ như sau:
+Chọn ND chữ.
+Chọn kiểu chữ cơ bản và phác ra giấy.
+Dựa vào chữ đã có, điều chỉnh hình dáng chữ theo ý tưởng riêng.
+Vẽ chi tiết, hoàn thiện hình dáng chữ và vẽ màu. 
HS nhận xét bài của mình và của bạn:
+Ý tưởng sáng tạo.
+Kiểu dáng chữ, màu sắc
HS điều chỉnh bài vẽ của mình để làm rõ ý tưởng.
Các kiểu chữ đã sưu tầm .
 HS quan sát SGK lớp 7 và màn hình máy chiếu.
Vở, bút.
HS ghi bài
SGK, máy chiếu.
Bút chì, bút màu, giấy
Bài vẽ học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2:( Tiết 2) Tiết chương trình: 10 
TRÌNH BÀY BÁO TƯỜNG, TẬP SAN.
Mục tiêu: ( HS cần đạt được).
- Rèn luyện khả năng phối hợp chữ, hình ảnh một cách hài hòa, hợp lí để thiết kế, trình bày báo tường, tập san.
- Tạọ được một tờ báo tường hoặc bìa tập san. 
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tăng thêm tinh thần đoàn kết trong lớp
2.1 
Tìm hiểu.
2.2. Hướng dẫn thực hiện.
2.3 Hướng dẫn thực hành.
2.4 Hướng dẫn nhận xét.
- HS quan sát hình 3.3 thảo luận để tìm hiểu về:
+ Nội dung báo tường hướng về ngày gì?
+ Chữ của báo tường em thấy như thế nào?
+ Cách trình bày phần dầu báo, phần thân báo ra sao?
-Yêu cầu các nhóm quan sát SGK, hình ảnh trên màn hình máy chiếu để tìm hiểu nội dung, hình thức, bố cục của báo tường, tập san.
Hướng dẫn HS các bước trình bày tiêu đề tờ báo.
GV nên gợi ý cho HS:
- Tiêu đề tờ báo nên ngắn gọn, cỡ chữ to, cân đối.
- Kiểu chữ tạo hình đẹp, dễ đọc.
- Màu sắc tươi sáng,ấn tượng. 
- HMH phù hợp với ND tờ báo.
- Hướng dẫn HS trao đổi, 
nhận xét, điều chỉnh bài theo nhóm, gợi ý HS các nhóm trình bày về ý tưởng của nhóm mình.
- Nhận xét, bổ xung, đánh giá về ý thức và cách thực hiện của từng nhóm
HS trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến.
+ Nội dung và kiểu chữ tiêu đề.
+ Bố cục của tờ báo, bố cục của tiêu đề báo.
+ Cách trình bày.
HS lắng nghe, ghi nhớ
+ Tiêu đề tờ báo được trình bày ở vị trí nổi bật nhất.
+ Màu sắc hài hòa, ấn tượng, hấp dẫn.
+ HMH phù hợpvới ND chủ đề.
Học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm để:
+ Lựa chọn nội dung chủ đề, khuôn khổ, kích thước, tờ báo, tập san.
+ Xác định bố cục chung.
+ Vẽ phác tên báo, HMH.
+ Vẽ chi tiết kiểu chữ, HMH và vẽ màu,
+ Trình bày thêm các thông tin, hình ảnh khác để hoàn thiện tờ báo.
- HS thảo luận nhóm thống nhất nội dung và ý tưởng.
HS thực hành theo nhóm.
- Quan sát, nhận xét, chia sẻ ý tưởngvề sản phẩm của nhóm mình:
+ Bố cục chung.
+ Cách trình bày tiêu đề (bố cục, kiểu chữ, màu sắc)
+ Sự phù hợp giữa ND và hình thức trình bày của báo tường, tập san.
 - Quan sát, trao đổi những ý tưởng để điều chỉnh, hoàn thiện những yếu tố chưa phù hợp với thiết kế.

SGK+ Máy chiếu
Hình ảnh trên máy chiếu và một số tập san của HS năm trước,
SGK
- Giấy màu, màu vẽ, hồ dán, bìa cứng, giấy Ao
Sản phẩm của học sinh
HOẠT ĐỘNG 3:(Tiết 3) Tiết chương trình: 11 
ỨNG DỤNG CHỮ TRANG TRÍ TRONG ĐỜI SỐNG.
Mục tiêu ( HS cần đạt được).
- Học sinh biết được sự đa dạng của chữ trang trí trong đời sống.
- HS biết vận dụng kiến thức, khả năng sáng tạo kiểu chữ vào nội dung bài học
- HS có thái độ yêu thích sự sáng tạo kiểu chữ trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
3.1. Hướng dẫn tìm hiểu
3.2 Hướng dẫn thực hành
3.3.
 Hướng dẫn nhận xét
Hướng dẫn HS QS
GV gợi ý giúp HS nhìn ra mối quan hệ giữa nội dung chữ, kiểu đáng
 Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ trên màn hình.
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
GV gợi ý cho HS tìm ý tưởng:
+ Đồ vật định trang trí?
+ Kiểu chữ trang trí nào phù hợp (Chữ 2D, 3D )
+ Lựa chọn chất liệu phù hợp với sản phẩm.?(Làm từ vật liệu tìm được như cúc áo, hạt cườm, các loại dây sợi, nỉ,dây thép bồi giấy...)
+ Sử dụng hình ảnh, tranh MH nào để phù hợp với nội dung sản phẩm?
-GV yêu cầu các nhóm tạo chữ 2D, 3D bằng nguyên vật liệu sẵn có.
-GV gợi ý cho HS tạo chứ 3D sống động bằng cách dùng giấy bồi hoặc giấy báo quấn dây thép nhằm tạo dáng vẻ sinh động cho con chữ.Lưu ý về tỉ lệ hình dáng kiểu chữ. Sau đó gắn vào sản phẩm định trang trí.
-GV yêu cầu dùng màu nước hoặc giấy màu trang trí cho chữ sinh động hơn.
HS QS trên màn hình để tìm hiểu về sự đa dạng, phong phú của chữ trong đời sống.
HS lắng nghe, ghi nhớ:
Chữ trang trí có nhiều kiểu dáng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nội dung, yêu cầu, đối tượng cần trình bày: bìa sách, tiêu đề bài báo, thơ, văn, nhãn mác sản phẩm, quảng cáo, bưu thiếp,bìa lịch...
-HS thảo luận, trình bày ý tưởng.
- HS lập nhóm tập hợp phế liệu, nguyên vật liêu,đồ dùng học tập, thảo luận, quyết định tạo chữ 2D,3D bằng chất liệu gì?
-HS thực hiện tạo chữ 2D, 3D.
-HS các nhóm dùng giấy và dây thép tạo được khối chữ sống động.
- HS hiểu được khả năng trong tạo hình bằng dây thép và giấy bồi.
-HS dùng màu nước và giấy màu trang trí lên cho các chữ vừa tạo.
- HS sắp xếp, trình bày sản phẩm của nhóm mình.
-Các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn:
+ Sự sáng tạo trong cách trình bày, trang trí.
+ Sự phù hợp của kiểu chữ với sản phẩm.
SGK, một số đồ vật có chữ trang trí đã sưu tầm được.
Màn hình máy chiếu.
Phế liệu,
 nguyên vật liệu, kéo, màu, giấy ... 
Dây thép, giấy bồi, giấy báo, màu...
Sản phẩm của các nhóm HS
HOẠT ĐỘNG 4: ( Tiết 4) Tiết chương trình: 12 
TRƯNG BÀY GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Mục tiêu ( HS cần đạt được).
- Rèn luyện khả năng cảm thụ thẩm mĩ về sản phẩm thiết kế.
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá các yếu tố tạo hình mĩ thuật như bố cục, kiểu dáng chữ và sự kết hợp của chữ với HMH...
- Phát triển khả năng ngôn ngữ biểu đạt ý tưởng, cảm xúc.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của chữ trang trí trong đời sống.
Tổng kết chủ đề
Dặn dò
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các hình thức trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Gợi ý câu hỏi để HS nhận xét, đánh giá về: 
+ Cách sắp đặt?
+ Màu sắc?
- Khuyến khích HS sáng tạo/ phát triển – mở rộng
- Về nhà sưu tầm một số kiểu chữ trang trí.
- Chuẩn bị cho giờ học sau: Chủ đề 4- Phong cảnh thiên nhiên.
Hs tìm hiểu trao đổi trong nhóm
Đại diện nhóm lên trình bày
+Ý tưởng sáng tạo sản phẩm.
+ Ý tưởng sử dụng, thể hiện chữ,
+ Ý tưởng kết hợp các hình ảnh, chất liệu để tạo hiệu quả thẩm mĩ.
+ Những ưu điểm đạt được, khó khăn trong quá trình làm bài.
Các nhóm nhận xét, bổ xung lẫn nhau
Chú ý lắng nghe
- Có ý tưởng vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào ứng dụng thực tế như : bìa lịch, bưu thiếp... 
Sản phẩm của nhóm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_7_chu_de_3_chu_trang_tri_trong_doi_song.doc