Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Chủ đề 5: Sáng tạo từ vật tìm được (3 tiết) - Năm học 2019-2020 - Lâm Tấn Thái

- GV cho học sinh quan sát một số sản phẩm sáng tạo từ vật tìm được để kích thích sự tò mò ở học sinh.

- Em thấy sản phẩm này được sáng tạo từ những vật liệu phế thải gì?

- Hình dáng, màu sắc của các vật liệu trên sản phẩm có giống vật liệu em sưu tầm không?

- Em có ý tưởng làm sản phẩm gì vật liệu em sưu tầm được?

- Em hãy lựa chọn, tập hợp các vật liệu phù hợp với ý tưởng sáng tạo.

- Lắp ghép. Điều chỉnh các vật liệu để tạo sản phẩm.

- Trang trí hoặc vẽ thêm màu để sản phẩm hấp dẫn hơn.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Chủ đề 5: Sáng tạo từ vật tìm được (3 tiết) - Năm học 2019-2020 - Lâm Tấn Thái, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 KẾ HOẠCH DẠY THEO CHỦ ĐỀ
 MÔN : MĨ THUẬT – LỚP 9
Chủ đề 5: SÁNG TẠO TỪ VẬT TÌM ĐƯỢC (3 tiết)
Ngày soạn: 17/11/2019
Tiết chương trình: 12,13,14.
I. Mục tiêu chung: (HS cần đạt ).
- Kiến thức: Hình thành được ý tưởng sáng tạo từ vật tìm được. 
- Kỹ năng: + Biết lựa chọn và kết hợp các vật liệu để sáng tạo được tác phẩm mĩ
 thuật.
 + Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
- Thái độ: + Trình bày và phát triển được ý tưởng sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, luyện tập, thực hành; vận dụng pp liên kết HS với tác phẩm.
- Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân.
 + Hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
 Chuẩn bị của GV:
Sách Học Mĩ thuật lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực
Một số tranh ảnh giới thiệu mô hình sáng tạo từ các vật tìm được.	
Chuẩn bị của HS:
- Sưu tầm đồ vật bỏ đi, phế liệu sạch...
- Một số dụng cụ liên quan đến học tập.
IV. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Đồ dùng/
Phương tiện/ sản phẩm của HS
HOẠT ĐỘNG 1. (Tiết 1) Tiết chương trình: 12.
SÁNG TẠO TỰ DO
Mục tiêu ( HS cần đạt được)
- Học sinh nhận biết lựa chọn các vật liệu, phế liệu để sáng tạo tái sử dụng. 
- Tạo được một sản phẩm từ vật liệu phế thải.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tái sử dụng các vật liệu đơn giản có ở quanh ta. 
 1.1. 
Tìm 
ý tưởng 
sáng tạo.
1.2. 
Tạo hình sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo.
1.3.
 - Nhận xét, đánh giá 
- Dặn dò
- GV cho học sinh quan sát một số sản phẩm sáng tạo từ vật tìm được để kích thích sự tò mò ở học sinh.
- Em thấy sản phẩm này được sáng tạo từ những vật liệu phế thải gì?
- Hình dáng, màu sắc của các vật liệu trên sản phẩm có giống vật liệu em sưu tầm không?
- Em có ý tưởng làm sản phẩm gì vật liệu em sưu tầm được?
- Em hãy lựa chọn, tập hợp các vật liệu phù hợp với ý tưởng sáng tạo.
- Lắp ghép. Điều chỉnh các vật liệu để tạo sản phẩm.
- Trang trí hoặc vẽ thêm màu để sản phẩm hấp dẫn hơn.
- GV có thể cho HS quan sát một số sản phẩm trong lớp để học sinh tự nhận xét sản phẩm của các nhóm.
- Tiết sau trưng bày hoàn thiện sản phẩm.

- HS quan sát trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Học sinh tập hợp các vật liệu đã sưu tầm, tạo kho nguyên liệu chung của nhóm
- Quan sát kho nguyên liệu để hình thành ý tưởng sáng tạo.
- HS trả lời câu hỏi
- Học sinh lựa chọn vật liệu, hình thành ý tưởng và sáng tạo với những vật liệu đó.
- HS tập nhận xét bổ sung cho nhau qua các sáng tạo của nhóm mình và nhóm bạn.

- Sản phẩm GV sưu tầm.
- vật liệu học sinh sưu tầm.
- Vật liệu chung của nhóm
- Sản phẩm của HS.
HOẠT ĐỘNG 2:( Tiết 2) Tiết chương trình: 13.
TRƯNG BÀY VÀ HOÀN THIỆN SẢN PHẨM 
Mục tiêu: ( HS cần đạt được).
- Học sinh biết lựa chọn các vật liệu để tạo được một ý tưởng sáng tạo .
- Tạo được một sản phẩm sáng tạo từ các vật tìm được.
- Tăng cường tính sáng tạo qua các vật liệu, phế liệu thải.
 2 2.1. 
Trưng bày, chia sẻ và thảo luận.
2.2. 
Hoàn thiện sản phẩm.
- GV nêu một số cách thức, ý tưởng sáng tạo của các sản phẩm để học sinh thảo luận theo các quy trình sau:
+ Lí do em chọn sản phẩm.
+ Cách thức tạo ra sản phẩm ra sao.
+ Theo em cần thay đổi chất liệu, vật liệu gì để sản phẩm tốt hơn.
+ Điểm em thích trên sản phẩm của bạn và của mình là gì.
+ Em thích nhất sản phẩm nào, vì sao.
- Sau khi chia sẻ kinh nghiệm của mình và của bạn, với kiến thức thu thập được em hãy hoàn thiện sản phẩm của mình.

Học sinh trưng bày sản phẩm của hoạt động trước, chia sẻ và thảo luận theo nội dung yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh tiếp tục bổ sung hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Hổ trợ nhau để sản phẩm hoàn thiện hơn.

Sản phẩm của học sinh

HOẠT ĐỘNG 3:( Tiết 3) Tiết chương trình: 14.
TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Mục tiêu: ( HS cần đạt được).
- Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận được sản phẩm sáng tạo của mình.
- Giới thiệu được sản phẩm sáng tạo của mình và của bạn, biết cách sử dụng các vật liệu thải để tái sử dụng.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường .

3.1. 
Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
3.2. 
Phát triển mở rộng
- GV hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm của mình để giới thiệu với nội dung:
+ Ý tưởng hình thành sản phẩm.
+ Quá trình thực hiện để hoàn thiện sản phẩm.
+ Cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ Nét độc đáo của sản phẩm.
- Em hãy tưởng tượng và sáng tạo thêm các sản phẩm mĩ thuật khác từ các vật liệu quanh em.

- HS trưng bày sản phẩm theo tổ nhóm
- HS thuyết trình, giới thiệu sản phẩm của mình và nêu cảm nhận về sản phẩm.
- HS về nhà sưu tầm làm thêm sản phẩm khác.

Sản phẩm học sinh.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_9_chu_de_5_sang_tao_tu_vat_tim_duoc_3_t.docx