Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 22 - Bài 3: Đồ thị hàm số y = ax + b (a khác 0)

1. Hoạt động 1: 8’

GV: Cho hàm số y=2x và hàm số y=2x+4. Để xét mối quan hệ giữa hai hàm số này ta lập bảng giá trị sau:

? Tính giá trị hàm số y=2x và y=2x+4?

HS: 1 em lên điền vào bảng.

? Với cùng giá trị biến x, hãy so sánh giá trị hàm số y=2x và y=2x+4?

GV: Với cùng một giá trị của biến x giá trị của hàm số y=2x+4 lớn hơn giá trị của hàm số y=2x là 4 đơn vị.

GV: Trên đồ thị ta đã có các điểm A(1;2), O(0;0), B(-1;-2) thuộc đồ thị hàm số y=2x. Hãy lấy thêm các điểm D(-2;0), E(-1;2), F(0;4), G(1;6)?

? FG có quan hệ ntn với AO?

 EG có quan hệ ntn với AB? Chứng minh?

HS: AOFG, ABEG là các hình bình hành nên GF//AO, GE//AB

? Vậy D, E, F, G có quan hệ như thế nào với nhau?

HS: D, E, F, G thẳng hàng. Và nằm trên đường thẳng song song với đồ thị hàm số y=2x

GV: D, E, F, G là các điểm thuộc đồ thị hàm số y=2x+4. Qua đây em có nhận xét gì về đồ thị hàm số y=2x+4?

HS: Đồ thị hàm số y=2x+4 là đường thẳng song song với đồ thị hàm số y=2x và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 22 - Bài 3: Đồ thị hàm số y = ax + b (a khác 0), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 22. 	§3. ĐỒ THỊ HÀM SỐ y=ax+b (a0) 
Ngày soạn: 18/10
Ngày giảng: 26/10
A. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức :
HS hiểu được đồ thị của hàm số y=ax+b (a0) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y=ax, nếu b0; trùng với đường thẳng y=ax, nếu b=0.
 2.Kỷ năng:
HS biết cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax+b (a0) bằng cách xác định hai giao điểm với hai trục tọa độ.
 3.Thái độ:
Rèn tính chính xác, cẩn thận; Tư duy lôgic. 
Thấy được đồng biến, nghịch biến của hàm số.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 	Nêu - giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu bài dạy. Bài soạn PP, Projecter, bút dạ, phiếu học tập.
HS: Nắm vững khái niệm hàm số bậc nhất, hàm số đồng biến, nghịch biến.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định:
II.Kiểm tra bài cũ:	5’
Vẽ đồ thị hàm số y=2x. 
Giải:
Với x = 1 => y = 2 => A(1 ; 2) 
Đồ thị hàm số y=2x là đường thẳng OA
1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu thêm: Xác định trên đồ thị hàm số y=2x điểm B có hoành dộ bằng -1.
? Đồ thị hàm số y=ax là gì? Nêu cách vẽ?
HS tại chỗ trả lời
HS đánh giá bài làm của bạn.
GV chuẩn hóa.
III. Bài mới:
Đặt vấn đề.	3’
Ở lớp 7, chúng ta đã biết đồ thị hàm số y=ax là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O và điểm A(1;a). Vậy đồ thị hàm số y=ax+b có dạng như thế nào; có quan hệ như thế nào với đồ thị hàm số y=ax. Tiết học hôm nay sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
2. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: 8’
GV: Cho hàm số y=2x và hàm số y=2x+4. Để xét mối quan hệ giữa hai hàm số này ta lập bảng giá trị sau:
? Tính giá trị hàm số y=2x và y=2x+4?
HS: 1 em lên điền vào bảng.
? Với cùng giá trị biến x, hãy so sánh giá trị hàm số y=2x và y=2x+4?
GV: Với cùng một giá trị của biến x giá trị của hàm số y=2x+4 lớn hơn giá trị của hàm số y=2x là 4 đơn vị.
GV: Trên đồ thị ta đã có các điểm A(1;2), O(0;0), B(-1;-2) thuộc đồ thị hàm số y=2x. Hãy lấy thêm các điểm D(-2;0), E(-1;2), F(0;4), G(1;6)?
? FG có quan hệ ntn với AO?
 EG có quan hệ ntn với AB? Chứng minh?
HS: AOFG, ABEG là các hình bình hành nên GF//AO, GE//AB
? Vậy D, E, F, G có quan hệ như thế nào với nhau?
HS: D, E, F, G thẳng hàng. Và nằm trên đường thẳng song song với đồ thị hàm số y=2x
GV: D, E, F, G là các điểm thuộc đồ thị hàm số y=2x+4. Qua đây em có nhận xét gì về đồ thị hàm số y=2x+4?
HS: Đồ thị hàm số y=2x+4 là đường thẳng song song với đồ thị hàm số y=2x và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4.
? Hãy nêu các đặc điểm của đồ thị hàm số y=ax+b?
GV: Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ¹0) còn được gọi là đường thẳng y = ax + b ; b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.
 2. Hoạt động 2: 	10’
? Vậy để vẽ đồ thị hàm số y=2x+4 ta thực hiện như thế nào?
 HS: Để vẽ đồ thị hàm số y=2x+4 ta cần xác định hai điểm thuộc đồ thị hàm số, ta thường xác định hai giao điểm với hai trục tọa độ.
GV: Trình diễn mô phỏng các bước trình bày lời giải vẽ đồ thị hàm số y=2x+4.
GV: Thuyết minh các bước thực hiện vẽ đồ thi hàm số y=2x+4
? Qua ví dụ vẽ đồ thị hàm số y=2x+4, Em hãy khái quát cách vẽ đồ thị hàm số y=ax+b?
GV: Trường hợp a ¹ 0 và b ¹ 0. Đồ thị hàm số y=ax+b là một đường thẳng. Do đó để vẽ đồ thị hàm số y=ax+b, ta cần xác định hai điểm thuộc đồ thị hàm số rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó. Trong thực hành ta thường xác định hai giao điểm của đồ thị hàm số với hai trục tọa độ.
GV: Trường hợp b=0 thì y=ax. Nhắc lại cách vẽ đồ thị hàm số y=ax?
Hoạt động 3: 15’
? Trong các hàm số trên hàm số nào đồng biến? Hàm số nào nghịch biến?
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
HS hoạt động nhóm 8-9 em
- Mỗi nhóm thực hành mỗi câu.
- Các nhóm đặt tên nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí của nhóm.
- Các thành viên trong nhóm thống nhất phương án giải, trình bày vào phiếu học tập.
- Thời gian thực hành: 3 phút
- Đội nhất là đội hoàn thành đúng nhất, trình bày đẹp nhất, trong thời gian ngắn nhất. 
- Phần quà đặc biệt được giành cho đội chiến thắng.
HS: Trình bày kết quả hoạt động.
GV: Lấy ý kiến bổ sung từ các nhóm.
GV: Liên kết GSP/y=2x+3. Thay đổi các giá trị của a, b để chuẩn hóa kết quả làm việc nhóm.
HS: Tự đánh giá, xếp vị thứ và mở ô phần thưởng
GV : Liên kết GSP/y=ax+b cho a và b thay đổi.
? Hãy khái quát dạng đồ thị hàm số y=ax+b trong các trường hợp của a và b, tương ứng 4 bài tập vừa thực hành.
? Nhận xét hệ số a ở bài tâp 1a,b và 1c,d có đặc điểm gì chung ?
? Nhận xét hệ số b ở bài tâp 1a,c và 1b,d có đặc điểm gì chung ?
GV: Chuẩn hóa bằng sơ đồ tư duy dạng đồ thị hàm số y=ax+b trong các trường hợp a, b
GV: Qua đồ thị hàm số y=ax+b phản ánh tính Đồng biến của hàm số y=ax+b khi a>0 và Nghịch biến khi a<0
Bài 2: 
GV: Nhúng Violet. Trắc nghiệm 1 đáp án đúng. Bài tập 2
HS: trả lời đúng đáp án E(0;2) và F(2;0) được mở ô quà.
Bài 3: 
GV: Trắc nghiệm 1 đáp án đúng. 
Xác định đồ thị hàm số y= -2x-4
HS: Trả lời đúng đáp án Hình B
Bài 4: 
Học sinh làm trên phiếu học tập.
GV: Thu phiếu, kiểm tra đánh giá.
HS tự đánh giá.
1. Đồ thị hàm số y = ax + b. ( a 0).
Tính giá trị y tương ứng của các hàm số y=2x và y=2x+4 theo các giá trị đã cho của biến rồi điền vào bảng sau:
x
-2
-1
0
1
2
y=2x
-4
-2
0
2
4
y=2x+4
0
2
4
6
8
* Tổng quát:
Đồ thị của hàm số y=ax+b(a0) là một đường thẳng:
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b.
- Song song với đường thẳng y=ax, nếu b0; trùng với đường thẳng y=ax, nếu b=0.
* Chú ý:
 Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ¹0) còn được gọi là đường thẳng y = ax + b ; b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.
2. Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ( a0).
Ví dụ: Vẽ đồ thi hàm số y=2x+4
Giải:
+ Với x = 0 => y = 4 => P(0 ; 4)
+ Với y = 0 => x= -2 => Q(-2 ; 0)
 Đồ thị hàm số y=2x+4 là đường thẳng PQ
Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax+b (a ¹ 0 )
Trường hợp b ¹ 0.
 Với x = 0 => y = b => P(0;b)
 Với y = 0 => => 
Đồ thị hàm số y = ax + b là đường thẳng PQ
Trường hợp b = 0: y = ax. 
 Với x = 1 => y = a => A(1;a)
Đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng OA 
3. Luyện tập;
Bài 1: Vẽ đồ thị hàm số:
a) y= 2x + 3 	b) y= 2x - 3 
c) y= -2x + 3 	d) y= -2x – 3
Giải :
a) y= 2x + 3 	
+ Với x = 0 => y = 3 => P(0 ; 3)
+ Với y = 0 => x= -3/2 => Q(-3/2 ; 0) 
Đồ thị hàm số y=2x+3 là đường thẳng PQ
b) y= 2x - 3 	
+ Với x = 0 => y = -3 => P(0 ; -3)
+ Với y = 0 => x= 3/2 => Q(3/2 ; 0) 
 Đồ thị hàm số y=2x-3 là đường thẳng PQ
c) y= -2x + 3 	
+ Với x = 0 => y = 3 => P(0 ; 3)
+ Với y = 0 => x= 3/2 => Q(3/2 ; 0) 
Đồ thị hàm số y=-2x+3 là đường thẳng PQ
d) y=- 2x - 3 	
+ Với x = 0 => y = -3 => P(0 ; -3)
+ Với y = 0 => x= -3/2 => Q(-3/2 ; 0) 
Đồ thị hàm số y=-2x-3 là đường thẳng PQ
Bài 2: 
Củng cố: 	
Nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ.
Hướng dẫn về nhà: 	5’	
Hướng dẫn bài 15
GV: Liên kết GSP/bai15
? Xác định tên các đồ thị hàm số sau:
GV: sử dụng các phím điều khiển:	 để hiện đồ thị hàm số 
 để hiện tên đồ thị hàm số
? Đồ thị hàm số y=2x và y=2x+5 có quan hệ như thế nào với nhau? Vì sao?
? Đồ thị hàm số y=-2/3x và y=-2/3x+5 có quan hệ như thế nào với nhau? Vì sao? Từ đó suy ra OABC là hình gì? Vì sao?
BTVN: 	Nắm cách vẽ thị hàm số y=ax+b
Hoàn thành bài tập 15; 16; 17; 18 SGK. Bài 14; 15 SBT. 
Tiết sau luyện tập
E. Bổ sung:	
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:......................................................................
Đề bài: Vẽ đồ thị hàm số y=x-3
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:....................................................................
Đề bài: Vẽ đồ thị hàm số y=x-3

File đính kèm:

  • docDAI 9.23.doc
Bài giảng liên quan