Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến tiết 111

A.Mục đích,yêu cầu:

*kiến thức: Các đặc trưng và cách trình bày y theo các kiểu (diễn dịch,quy nạp,tổng-phân-hợp),các phương tiện liên kết các đoạn văn.

*Trọng tâm:các cách trình bày ý và liên kết các đoạn văn.

*Kỷ năng:Kỷ năng trình bày ý ;biết cách tổ chức các đoạn văn thành bài văn

*Giáo dục:Góp phần làm trong sáng tiếng việt

B.Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định:

 2.Lời vào bài mới:

 3.Bài mới:

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến tiết 111, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
> Khát vọng tình người vĩnh cữu.
III.Tổng kết:
1.Nội dung:
Cảnh đám tang lão Gôriô thật là buồn “buồn ghê gớm là buồn” (Banzăc). Buồn vì khung cảnh, buồn vì tình người bị băng hoại bởi thế lực vạn năng của đồng tiền.
2.Nghệ thuật:
-Những địa chỉ rất cụ thể: nhà thờ thánh Eâchiên-đuy-mông, phố mới nữ thánh gợi cho người đọc cảm giác rất thực
-Chi tiết được tả rất tỉ mỉ.
4.Củng cố : Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?
5.Dặn dò: Học bài cũ, nắm vững cốt truyện và giá trị của tác phẩm.
 Chuẩn bị bài “con đường mùa đông”của Puskin.
Phân môn:GV	 	Bài: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG Ngày soạn :19/11/04 
Tiết: 49 Puskin Ngày dạy:22/11/04	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức:Giúp hs nắm được đôi nét về tác giả Puskin. Khai thác nghậ thuật tả cảnh ngụ tình để hiểu và cảm thông với nỗi buồn trong sáng, không tuyệt vọng của Puskin.
 * Trọng tâm: Bức tranh thiên nhiên Nga và nỗi buồn trong sáng của tác giả.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích tác phẩm trữ tình.
* Giáo dục : Tình cảm thiên nhiên và nghị lực trong cuộc sống.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu cảm nhận của em về cảnh đám tang lão Gôriô ?. Qua cảnh đám tang đó tác giả muốn nói điều gì với chúng ta ?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Gọi hs đọc phần tác giả và tác phẩm sgk và trả lời:
-Cuộc đời của Puskin có những điểm nào đáng lưu ý?
Hs xem sgk, giáo viên giảng và cho hs ghi những nét khái quát.
Sự nghiệp sáng tác của Puskin có những điểm nào đáng lưu ý ?
Bài thơ được Puskin viết trong giai đoạn nào của cuộc đời ông?
Gv đọc bài thơ.
Bài thơ cho ta hiểu được điều gì về tác giả Puskin ?
Cảnh vật trên con đường mùa đông được gợi tả qua những chi tiết nào?
Hình ảnh trăng cho em cảm nhận được một không gian như thế nào?
Cảnh hai bên đường được gợi tả qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em một cảm giác như thế nào?
Màu sắc của bức tranh? Màu sắc đó có phù hợp với tâm trang hiện tại của tác giả không?
Aâm thanh của bức tranh? Những âm thanh đó gợi cho ta một cảm giác như thế nào? Còn với tác giả thì sao?
Khát vọng được ngồi bên nhau bên lò lửa đỏ thể hiện nỗi niềm gì của tác giả?
Chi tiết “đường xa vắng” có thể hiểu theo những nghĩa nào? Tâm trạng của tác giả?
GV giảng thêm cho học sinh hiểu nỗi buồn nhưng không bi luỵ, bất lực của tác giả?
I.Giới thiệu:
1.Vài nét về tác giả Puskin: (1799 – 1837).
a.Cuộc đời:
-Là nhà thơ thiên tài người Nga, sinh ra trong một gia đình quí tộc.
-Mê làm thơ từ nhỏ, có bài đăng báo lúc 15 tuổi.
-Là người yêu nước, tự hào về dân tộc, có khát vọng tự do và có tư tưởng thù địch với chính quyền chuyên chế Nga hoàng.
b.Sự nghiệp:
-Sáng tác nhiều thể loại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, báo và một số vở kịch nhỏ.
-Tình bạn, tình yêu là nguồn cảm hứng trong nhiều bài thơ của Puskin.Thơ ông lúc nào cũng thể hiện một tâm hồn trẻ trung yêu đời.
-Hầu hết tác phẩm của Puskin đều được chuyển thể thành ca khúc, ôpêra, balê, phim truyện, hội hoạ 
-> Được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.
2.Bài thơ “Con đường mùa đông”.
a.Hoàn cảnh ra đời: Viết trong thời gian Puskin bị lưu đày ở Mikhailôpxcôiê – một vùng quê nông thôn.
b.Chủ đề: Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên Nga xinh đẹp, cổ kính, lạnh lẽo, hoang sơ. Qua đó bộc lộ tâm trang buồn đau, cô lẻ nhưng không tuyệt vọng của Puskin.
II.Phân tích.
1.Bức tranh thiên nhiên Nga:
a.Cảnh vật: 
 Xuyên qua những làn sương
-Trăng Rải ánh vàng trên những cánh đồng.
-> Gợi tả một không gian mênh mông, mờ ảo, bồng bềnh trong sương và bàng bạc dưới ánh trăng.
-Không một mái lều ánh lửa. Vắng vẻ, hoang
-Chỉ có tuyết trắng, rừng bao la sơ, lạnh lẽo, hiu
và những cột dài cây số  quạnh => Dâng lên trong lòng tác giả một nỗi buồn bâng khuâng khó tả.
b.Màu sắc:
-Trắng: tuyết, sương Phù hợp với tâm trạng và
-Vàng, bạc: trăng hoàn cảnh của tác giả. 
-Xanh,đen: rừng
c.Aâm thanh:
-Nhạc ngựa: đều đều, buồn tẻ.
-Lời ca của người xà ích: Phản phất thương yêu, khi vui, khi buồn 
-> Dường như tác giả cảm thấy bớt cô đơn vì đã tìm thấy niềm an ủi, một cái gì rất quen thuộc, yêu thương trong khúc hát dân ca của người xà ích. -> Niềm yêu quí văn hoá dân gian của tác giả.
2.Tâm trạng của tác giả:
-Oâi buồn đau, ôi cô lẻ 
-Khát khao được ngồi bên nhau bên lò lửa đỏ 
=>Nỗi niềm khát khao hạnh phúc, bình yên, niềm ước mong đó đã sưỡi ấm lòng và làm dịu bớt cô đơn.
 Con đường xa
-Sầu lắm, Nhina đường xa vắng: vắng.
 Đường đời buồn đau đã qua. ->Trĩu nặng nỗi buồn. Dù đường đời nhiều cay đắng nhưng Puskin không tuyệt vọng, không khuất phục số phận, buồn mà không bi luỵ, bất lực. Những khúc hát dân ca và niềm ước mơ hạnh phúc đã nâng đỡ, sưỡi ấm tâm hồn nhà thơ.
III.Tổng kết: Bài thơ ngắn gọn, lời ít ý nhiều đã khắc hoạ một bức tranh phong cảnh đầy chất thơ, sinh động. Bài thơ cũng thể hiện tấm lòng của nhà thơ đối với cảnh sắc và phong tục của quê hương. Đồng thời giãi bày tâm trang buồn đau nhưng không bi luỵ, vẫn tràn đầy nghị lực của Puskin.
4.Củng cố: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên Nga và tâm trạng của tác giả?
5.Dặn dò: Học bài cũ, thuộc bài thơ.
 Chuẩn bị bài “Tôi yêu em” của Puskin.
Phân môn:GV	 	 Bài: TÔI YÊU EM Ngày soạn :19/11/04 
Tiết:50 Puskin Ngày dạy:22/11/04	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức:Giúp học sinh hiểu được tình yêu chân thành cao thượng của Puskin. Bài thơ góp phần làm cho tình yêu có văn hoá, có tính người.
 * Trọng tâm: Tình yêu chân thành, cao thượng của Puskin.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích tác phẩm trữ tình.
* Giáo dục : Tình cảmlứa đôi chân thành trong sáng.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên Nga và tâm trạng của tác giả trong bài thơ “con đường mùa đông”?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Puskin viết bài thơ này trong hoàn cảnh như thế nào?
Gọi học sinh đọc bài thơ và phát hiện chủ đề.
Vì sao tác giả dùng cách xưng hô “Tôi yêu em” mà không dùng cách xưng hô “Anh yêu em”?
Tình yêu của tác giả được diễn tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Cảm nhận của em về tình yêu đó?
Nội dung của dòng 3,4 diễn tả điều gì? Thật tâm tác giả có muốn vậy không? Vì sao biết được?
Vì sao ở dòng 5,6 tác giả lại nói tiếp “Tôi yêu em”? Có mâu thuẫn với nội dung của dòng 3,4 không? Vì sao lại có sự mâu thuẫn đó?
Tình yêu được bộc lộ ở dòng 5,6 có mức độ như thế nào so với tình cảm ở dòng 1,2?
Puskin đã từng nói: “Trên đời này không có trò tra tấn nào đau đớn hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông”.
Em hiểu như thế nào về tình yêu của tác giả được bộc lộ trong câu cuối của bài thơ?
Tình yêu thường có thói ích kỹ tầm thường:
 “Tôi không được như người ta-cao thượng.
Mong đời em mật ngọt nếm tràn môi.
Em sang sông tôi oán hờn khôn tả
Cầu mong sao cho dông bão lật thuyền”.
Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả được bộc lộ trong bài thơ?
Câu cuối của bài thơ có sự đồng điệu với câu ca quan họ trong bài “giã bạn”
“Người về em dặn câu rằng
Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợïi em”
I.Giới thiệu:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
-1828 Puskin cầu hôn con gái chủ tịch Viện hàn lâm nhưng bị từ chối.
-1829 Puskin sáng tác bài thơ này.
2.Chủ đề: Thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm, cao thượng của Puskin.
II.Phân tích:
1.Câu 1: (4 dòng đầu).
a.Dòng 1,2:
-Tôi yêu em:Diễn tả đúng quan hệ vừa gần vùa xa, vừa đằm thắm, vừa dở dang giữa tác giả với “em”.
-Ngọn lửa tình :Từ gợi hình, biểu cảm 
-> Diễn tả tình cảm nồng cháy, mãnh liệt của tác giả.
-Chưa hẳn đã tàn phai : Bền vững
=>Tình yêu chân thành, nồng cháy, bền vững.
b.Dòng 3,4:
-Không để em bận lòng thêm nữa Hình 
-Hay hồn em phải gợn bóng u hoài thức bên ngoài là thông báo rút lui, chối bỏ đam mê, dập tắt lửa tình. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn cảm xúc vẫn dâng trào cồn cào, da diết, không nén lại được lại bật lên thành tiếng gọi “tôi yêu em”.
2.Câu 2: (4 dòng cuối).
a.Dòng 5,6:
-Tôi yêu em: Láy lại và nâng lên ở cung bậc cao hơn.
-Yêu âm thầm, không hy vọng. 
-Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen. =>Có sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm ->Bộc lộ sự day dứt, trăn trở trong lòng tác gia.û 
=> Mãnh lực tình yêu tăng lên với nhiều cung bậc hơn.
b.Dòng 7,8:
-Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm: Tình yêu chân thành, đằm thắm, dịu dàng.
-Cầu em được người tình như tôi đã yêu em:
=> Trong sáng, cao thượng, vượt lên thói ích kỹ tầm thường của tình yêu. Đồng thời còn là lời nhắn nhũ lời tình hãy sáng suốt phân biệt đồng, thau, lựa chọn cho đúng người yêu với tình yêu chân thành đằm thắm.
III.Tổng kết:
Ngôn ngữ bài thơ giản dị, có tính biểu cảm cao, diễn tả tình yêu vô vọng, âm thầm nhưng chân thành, cao thượng của tác giả.
4.Củng cố: Tình yêu của Puskin trong bài thơ là tình yêu như thế nào? Tình yêu ấy trong đời thường có không?
5.Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ và nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Chuẩn bị bài: “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945”.
Phân môn:LV	 	Bài: HỘI THẢO KHOA HỌC – XÃ HỘI Ngày soạn :25 /11/04 
Tiết: 47,48 Ngày dạy:27/11/04	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa, mục đích và qui trình tổ chức hội thảo.
 * Trọng tâm: Qui trình tổ chức và tham dự hội thảo.
* Kỹû năng. Biết tham luận rõ ràng, chính xác, có sức thuyết phục.
* Giáo dục : Ý thức tự rèn luyện kỹ năng phát biểu trước đám đông.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Bình và giảng trong bài bình giảng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Gọi học sinh đọc phần I sgk và cho biết:
-Thế nào là hội thảo khoa học xã hội?
-Nội dung của hội thảo gồm những vấn đề nào?
-Tổ chức hội thảo trong nhà trường để làm gì?
Gọi học sinh đọc phần II sgk.
-Yêu cầu khi chọn đề tài?
-Những thao tác cần lưu ý khi thu thập và xử lý tư liệu?
-Vì sao ta phải vạch đề cương tham luận?
-Những yêu cầu khi trình bày và tham gia tham luận?
-Em chọn vấn đề gì trong cuộc đời và thơ văn của NĐC để tham luận?
-Vì sao em lại chọn vấn đế đó?
-Em định ghi chép những tư liệu nào?
Học sinh lập đề cương:
-Mở đầu: gồm những vấn đề gì, trìng bày như thế nào?
-Phần phát triển gồm những ý nào? 
A.Lý thuyết: ( 30 phút)
I.Hội thảo khoa học xã hội với nhà trường. (SGK)
1.Khái niệm: Là hình thức sinh hoạt tập thể về những vấn đề thuộc lĩnh vực khoa hoc – xã hội.
2.Mục đích: Rèn luyện kỹ năng phát biểu trước đám đông về cảm nhận, suy nghĩ của mình một cách thuyết phục.
3.Nội dung: (sgk)
II.Chuẩn bị tham luận:
1.Chọn đề tài: Phải định hướng vào đề tài chung của hội thảo.
2.Thu thập và xử lý tư liệu: Thu thập tư liệu, đọc và ghi lại những thông tin liên quan thành một hệ thống.
3.Vạch đề cương tham luận: Cụ thể lôgic trình bày, gồm ba phần chính :mở đầu, phát triển, kết luận. (Sgk)
4.Một số chuẩn bị khác: (sgk)
III.Tham gia hội thảo.
1.Trình bày tham luận:
2.Tham gia phát biểu thảo luận.
-Ghi chép và phân tích các ý kiến trong hội thảo.
-Chuẩn bị ý kiến phát biểu.
3.Những lưu ý khi tham gia tham luận và phát biểu:
-Thái độ tranh luận
-Văn hoá lời nói.
B.Thực hành:
Đề tài hội thảo: “Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến”.
1.Chọn nội dung tham luận.
2.Ghi chép tư liệu.
3.Lập đề cương tham luận.
4.Tiến hành hội thảo. (30 phút) 
- GV gọi từng học sinh trình bày phần tham luận của mình
-Gv gợi ý để khai thác những ý kiến tranh luận.
5.Tổng kết hội thảo.
4.Củng cố: Qua tiết hội thảo tại lớp này, em có rút ra bài học hay kinh nghiệm gì cho bản thân khi trình bày một vấn đề trước đám đông không?
5.Dặn đò: Xem lại lý thuyết để nắm kỹ hơn qui trình tổ chức và tham dự hội thảo.
 Chuẩn bị: “Con đường mùa đông” của Puskin.
Phân môn:vhs	 	 Bài: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM Ngày soạn : /12/04 
Tiết:51,52,53 TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945 Ngày dạy : /12/04 	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được đặc điểm cơ bản và thành tựu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945.
 * Trọng tâm: Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này.
* Kỹû năng. Khái quát, tổng hợp.
* Giáo dục : Yêu mến và tự hào về nền văn học của dân tộc.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và nêu chủ đề bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Vì sao nói văn học giai đoạn này được hiện đại hóa?
Biểu hiện cụ thể trong từng giai đoạn?
(Thể loại, tác giả, tác phẩm tiêu biểu)
Vì sao nói giai đoạn từ đầu những năm 30 đến 1945 có nhiều cuộc cách tân sâu sắc? Biểu hiện cụ thể?
Vì sao bộ phận văn học này được phát triển công khai? Nội dung của bộ phận văn học này?
-Tác giả tiêu biểu của xu hướng lãng mạn?
-Tác giả tiêu biểu của xu hướng hiện thực?
-Bộ phận văn học này vì sao phải tồn tại bất hợp pháp?
Gọi học sinh đọc phần II.1 sgk và cho biết những nét chính của truyền thống tư tưởng này?
Kết quả của những cuộc cách tân văn học?
I.Những đặc điểm cơ bản.
1.Nền văn học được hiện đại hóa:
a.Từ đầu thế kỷ XX đến 1920:
-Hình thành văn xuôi Chữ quốc ngữ, xuất hiện báo chí và phong trào dịch thuật bằng Chữ quốc ngữ.
-Tác giả tiêu biểu :PBC. PCT, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng 
b.Từ đầu những năm 1920 đến 1930:
-Văn học đã đạt nhiều thành tựu ở các thể loại: Văn xuôi, thơ và kịch nói (loại hình mới).
-Những yếu tố của văn học cổ vẫn tồn tại trên mọi thể loại: Thơ luật Đường, đề tài, tiểu thuyết chương hồi 
-Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sgk
c.Từ đầu những năm 1930 đến 1945:
-Có nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên các thể loại:
+Văn xuôi: Tiểu thuyết “Tự Lực văn đoàn” 
+Thơ :Xuất hiện phong trào thơ mới 
-Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sgk
2.Nhịp độ phát triển mau lẹ:
- Về số lượng, nhịp độ cách tân, nhịp độ trưởng thành, nhịp độ kết tinh ở những cây bút có tài năng 
-Nguyên nhân: (Sgk)
3.Sự phân hoá thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển:
a.Bộ phận phát triển công khai, hợp pháp:
-Đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá văn học ở mặt nghệ thuật.
-Có sự phân hoá phức tạp:
+ Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa.
+ Xu hướng hiện thực chủ nghĩa.
b.Bộ phận phát triển bất hợp pháp:
-Văn học là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên 
truyền cách mạng -> Dòng văn học cách mạng.
-Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ ca trong từ, thơ văn cách mạng bí mật của những nhà văn – chiến sĩ.
II.Đánh giá thành tựu:
1.Truyền thống tư tưởng: Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng.
-Yêu nước gắn với dân chủ:
+Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho truyền thống nhân đạo khía cạnh nội dung mới.
+Đối tượng chủ yếu là những con người bình thường trong xã hội.
-Chủ nghĩa nhân đạo:Gắn với sự thức tỉnh, ý thức cá nhân của người cầm bút.
-Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho chủ nghĩa anh hùng một nội dung mới: Gắn chủ nghĩa anh hùng với lý tưởng, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước.
2.Thành tựu thời kỳ này không tách rời với những kết quả của cuộc cách tân văn học trên các thể loại và ngôn ngữ văn học.
-Văn học phát triển mạnh nhất là tiểu thuyết và truyên ngắn.
-Phóng sự ra đời và phát triển mạnh.
-Thơ ca là thành tựu lớn nhất văn học thời kỳ này.
III.Kết luận:
-Văn học thời kỳ này kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc.
-Sự phát triển văn học thời kỳ này cũng gặp nhiều khó khăn.
4.Củng cố: Vì sao văn học giai đoạn này phát triển mau lẹ? Văn học giai đoạn này có những đóng góp gì mới so với giai đoạn trước về tư tưởng?
5.Dặn dò: Học bài cũ, đọc thêm sgk.
Chuẩn bị bài: “Phong cách ngôn ngữ văn chương”. Tiết sau trả bài viết số 3.
Phân môn:GV	 Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG Ngày soạn :7/12/04 
Tiết: 55,56 Ngày dạy:11/12/04	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm sử dụng phương tiện diễn đạt và có sự so sánh với các phong cách ngôn ngữ khác.
 * Trọng tâm: Đặc điểm sử dụng phương tiện diễn đạt.
* Kỹû năng. Phân tích đặc điểm diễn đạt của PCNN văn chương.
* Giáo dục : Nói và viết có hình ảnh, có nghệ thuật.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Hãy trình bày đặc điểm diễn đạt của PCNN hành chính?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
PCNN văn chương là kiễu diễn đạt dùng trong phạm vi nào?
Cho học sinh đọc đoạn ví dụ về văn xuôi trong sgk và cho biết:
-Từ ngữ nào trong đoạn văn có tính tạo hình về âm thanh? (tiếng gà le te)
-Có từ ngữ nào tạo hình về đường nét, hình khối? (Lớp mái lụp xụp, lều tranh)
-Có từ ngữ nào có tính tạo hình về màu sắc?(vầng trăng tàn)
-Từ ngữ nào biểu hiện cảm xúc của nhân vật, của nhà văn? (Tâm trạng lao lung của chị Dậu, sự thông cảm của nhà văn)
VD: Phân tích các nghĩa có thể có trong câu thơ sau đây:
“Sầu lắm-Nhina, đường tôi đi buồn tẻ”
(Con đường đi buồn tẻ, đường đời đã qua buồn tẻ) =>Thế nào là tính đa nghĩa?
Giáo viên gọi học sinh trả lời: Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn.
Những từ ngữ nào trong các câu trên tạo hình về đường nét, hình khối?
Em có sự hình dung như thế nào về núi rừng Tây Bắc qua những từ ngữ trên?
Từ ngữ nào có tác dụng gợi cảm xúc? Cảm xúc mà các từ đó gợi ra là gì?
I.Lý thuyết:
1.Khái niệm: Là kiễu diễn đạt được dùng trong những thể loại sáng tác như : văn xuôi, thơ, kịch.
2.Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt:
a.Tính tạo hình, biểu cảm: 
Là ngôn ngữ có khả năng gợi lên trong người đọc những hình ảnh về âm thanh, về hình ảnh, màu sắc, đường nét, hình khối và giúp người đọc hiểu rõ hơn về cảm xúc, tình cảm của nhân vật, của tác giả trong tác phẩm.
b.Tính đa nghĩa:
-Nghĩa tường minh: L

File đính kèm:

  • docvan11.doc
Bài giảng liên quan