Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 44: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1. Tính cụ thể : Hành vi ngôn ngữ sinh hoạt bao giờ cũng cụ thể :
- Có thời gian (khi nào) địa điểm(ở đâu) xác định.
- Có nhân vật giao tiếp(những ai) xác định.
- Có mục đích giao tiếp xác định .
- Có cách diễn đạt cụ thể (thân mật, suồngsã, trang trọng, nghiêm túc ) bằng ngôn ngữ xác định.
2. Tính cảm xúc : lời nói nào cũng đều biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc qua:
- Giọng điệu (thân mật hay gay gắt)
- Ngữ điệu (bình thường hay thất thường)
- Cường đo (cao độ bình thường hay quá mức)
- Cách dùng từ ngữ (nôm na giản dị dễ hiểu hay cầu kì sáo rỗng)
- Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (cảm thán,cầu khiến)
Tuần 16 Tiết ppct: 44 Lớp dạy:10a4 NS:22/11/2009 ND:26/11/2009 Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh Kiến thức: Nắm được các khái niệm cơ bản: ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cùng những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng từ xưng hô, biểu hiện tình cảm thái độ văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay. CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế giáo án, bài soạn, Học sinh: học bài, soạn bài theo sách giáo khoa, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp, kiểm diện học sinh Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nội dung chữ nhàn trong bài thơ? Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì? GV gợi dẫn: từ đoạn hội thoại ở tr113, và phần gợi ý tr.125, 126 các nhóm trao đổi tìm ra đặc trưng cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? -Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? HS: trả lời GV gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK GV gọi HS đọc văn bản và hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập. Bài 1/127: Xác định những nét đặc trưng của phong cách ngôn sinh hoạt trong đoạn Nhật kí ? Tính cụthể: Thời gian?Không gian? Nhân vật? Lờithoại? Nội dung? Tính cảm xúc: giọng điệu ? Tính cá thể: tâm honà của một con người? Bài 2/127: Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? Cách xưng hô ? Cách đối thoại? Giọng điệu? Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Tính cụ thể : Hành vi ngôn ngữ sinh hoạt bao giờ cũng cụ thể : Có thời gian (khi nào) địa điểm(ở đâu) xác định. Có nhân vật giao tiếp(những ai) xác định. Có mục đích giao tiếp xác định . Cóø cách diễn đạt cụ thể (thân mật, suồngsã, trang trọng, nghiêm túc) bằng ngôn ngữ xác định. Tính cảm xúc : lời nói nào cũng đều biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc qua: Giọng điệu (thân mật hay gay gắt) Ngữ điệu (bình thường hay thất thường) Cường đo ä(cao độ bình thường hay quá mức) Cách dùng từ ngữ (nôm na giản dị dễ hiểu hay cầu kì sáo rỗng) Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (cảm thán,cầu khiến) Tính cá thể : Lời nói của một người cho thấy được đặc điểm riêng của người đó, tùy trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác, địa phương, sở thích, tính cách, cá tính, tâm trạng =>Các đặc trưng đó cũng là những dấu hiệu khái quát của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ghi nhớ (SGK) Luyện tập: Bài 1/127 đoạn Nhật kí mang những nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau: Tính cụ thể: Thời gian: đêm khuya Không gian: rừng núi Nhân vật: Đặng Thùy Trâm tự phân thân để đối thoại (độc thoại nội tâm) Nội dung: tự vấn lương tâm. Tính cảm xúc:giọng điệu thân mật, có chút nũng nịu. Tính cá thể: bộc lộ chân dung tâm honà của một con ngườicó trình độ,có vốn sống,có trách nhiệm,có niềm tin và giàu tình cảm. Bài 2/127:Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : Cách xưng hô thân mật:mình-ta, cô anh. Cách đối thoại: chăng, hỡi Giọng điệu: tình tứ Củng cố: cho học sinh đọc lại ghi nhớ. Dặn dò: Học bài cũ: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Soạn bài mới:Tóm tắt văn bản tự sự Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet44(10).doc