Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết: Ca dao yêu thương, tình nghĩa

Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh và ẩn dụ. Ca dao chứa nhiều biểu tượng truyền thống:

 

Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

 

Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

 

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền.

 

doc3 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết: Ca dao yêu thương, tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bản thảo :
Dùng làm cơ sở để thiết kế trên PowerPoint
Ca dao yêu thương, tình nghĩa
Đề nghị HS hát một bài dân ca. GV sẽ định hướng cho HS chọn bài liên quan tới ca dao. Ví dụ: “Con cò bay lả bay la”
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CA DAO
Nếu bỏ qua phần nhạc, chỉ lấy phần lời của bài dân ca, ta có bài ca dao
Vậy : Ca dao là phần lời của dân ca.
Tuy nhiên, không phải bài Ca dao nào cũng là lời của dân ca. (Cũng như không phải lời của bài dân ca nào cũng là ca dao). Ca dao còn là những bài thơ dân gian.
Định nghĩa chung về ca dao.
Ca dao là sáng tác trữ dân gian. Nội dung diễn tả đời sống nội tâm con người.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
HS dựa vào SGK, phát biểu, xây dựng những đặc điểm.
Nằm trong hệ thống VHDG, ca dao không mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Nội dung bài ca dao thường mang dấu ấn chung của một số kiểu nhân vật.
Về hình thức, phần lớn ca dao được viết theo thể lục bát, lục bát biến thể. Số còn lại được viết theo thể song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm.
HS chọn 1 số bài ca dao bất kỳ.
GV yêu cầu HS chỉ ra các biện pháp tu từ. Từ đó rút ra kết luận à
Nếu HS không tìm được, GV đề nghị phân tích các bài ca dao à
Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh và ẩn dụ. Ca dao chứa nhiều biểu tượng truyền thống:
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền.
II- ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
HS đọc qua 1 lượt 6 bài ca dao.
GV nhận xét, có thể đọc lại.
SGK
Có thể sắp xếp các bài ca dao trong bài học thành mấy nhóm ? Cơ sở để sắp xếp ?
Có thể đặt tên cho từng nhóm.
HS phát biểu.
Nhóm 1: Ba bài 1, 2 và 3 đều diễn tả ước muốn gặp gỡ trong tình yêu. Về hình thức nghệ thuật có những điểm tương đồng. HS chỉ ra những điểm tương đồng ấy.
Cô kia đứng ở bên sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Ước gì anh hoá ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hoá ra cơi
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Nhóm 2: Bài 4.
Nỗi nhớ thương người yêu của cô gái. 
Nhóm 3: Nội dung: Nghĩa tình của kẻ ở - người đi.
Về hình thúc nghệ thuật có những điểm tương đồng (xem minh hoạ)
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
PHÂN TÍCH BA BÀI CA DAO NHÓM I
Ba bài ca dao thể hiện tình ý gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào (đặt trong xã hội xưa)
Ước muốn gặp gỡ trong tình yêu. Trong xã hội xưa, khi mà hôn nhân được sắp đặt bởi ý muốn của cha mẹ (Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy) thì những ước muốn kia thật mong manh. Ca dao chính là phương tiện thổ lộ tâm tình của lứa đôi.
Liệt kê một số hình ảnh trong ba bài ca dao. Em có nhận xét gì về những hình ảnh đó ?
Dòng sông, cành hồng, gương, cơi, cau tươi, trầu vàng Đây là những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Những thứ này có mặt ở mọi miền quê, khiến cho lời ca dao trở thành lời hát yêu thương của đôi lứa khắp mọi miền.
Phân tích nội dung bài 1.
Bài ca dao là lời của ai ?
Tìm những lớp nghĩa sau lớp nghĩa đen ?
Gợi ý: Ai muốn sang ?
Sang để làm gì ?
	Cô kia đứng ở bên sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
Dễ dàng nhận ra đây là lời của chàng trai.
Chàng trai hỏi cô gái có “muốn sang” sông để anh “ngả cành hồng cho sang”, thực ra là lời ướm hỏi. Hỏi nàng muốn sang nhưng thực tế là anh muốn sang.
Nội dung bài thứ hai.
Bài ca dao thứ hai này là lời của ai ?
	Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Dễ dàng nhận ra đây là lời cô gái.
Với mong ước được gặp nhau, cô gái đã ước “sông rộng một gang”. Điều đáng ghi nhận ở đây là cô gái sẵn sàng đón chàng sang chơi chứ trong tình yêu thì khoảng cách địa lý của một con sông có ý nghĩa gì ?
Có những hình ảnh phi lý trong các bài ca dao ? Ý nghĩa của chúng ?
Đúng là trong thực tế không thể ngả cành hồng để sang sông, không thể bắc cầu dải yếm. Tuy nhiên, đọc những bài ca dao lên, cảm nhận đầu tiên trong lòng người đọc là tình, ý chứ không phải hình ảnh. Mượn cái phi lý để ngụ ý, ngụ tình, đó là thủ pháp khá quen thuộc trong ca dao.
Nội dung bài thứ ba
Ước gì anh hoá ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hoá ra cơi
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
HS thảo luận: Bài 3 là lời của ai?
Chàng trai hay cô gái?
Bài 3: Cũng có thể là lời chàng trai hoặc lời cô gái. Nếu là lời chàng trai thì chàng ước mình hoá ra gương, ra cơi để được gần em. Nếu là lời cô gái thì nàng ước chàng hoá ra gương, ra cơi để mình được gần.
Em có nhận xét gì về những ước muốn được thể hiện trong các bài ca dao ?
Đó là những ước muốn chân chính trong tình yêu. Qua những mong ước của họ, ta thấy được phần nào sự ngăn trở phi lý trong xã hội cũ.
Tiểu kết: Cần nhắc lại là ca dao không mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Nội dung bài ca dao thường mang dấu ấn chung của một số kiểu nhân vật. Ở đây là các chàng trai, cô gái đang yêu.
Phần còn lại để học vào tiết sau.

File đính kèm:

  • docBAN THAO - TIET 29.doc
  • pptVAN - TIET 29.ppt