Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết số 43: Đọc văn: Nhàn

A. GIỚI THIỆU CHUNG

I. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm : (1491-1585)

- Quê làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đỗ trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều nhà Mạc.

- Là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc, các chúa Trịnh, Nguyễn thường hỏi ý kiến ông về các việc hệ trọng.

II. Tác phẩm:

- Bạch Vân am thi tập(chữ Hán)

- Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm).

 

doc6 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết số 43: Đọc văn: Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 16
Tiết PPCT: 43
Lớp dạy: 10a4
NS: 20/11/2009
ND: 24/11/2009
Đọc văn: NHÀN
 -Nguyễn Bỉnh Khiêm-
MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh:
Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm :cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt uyên thâm.
Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình – triết lý thất ngôn bát cu đường luật chữ nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tư tưởng: Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thêm yêu mếm quý trọng, cuộc sống đạm bạc nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
CHUẨN BỊ : 
 -Giáo viên : giáo án , sách SGK, tài liệu liên quan,
 -Học sinh : soạn bài theo SGK,..
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1.Ổn định lớp : Kiểm diện học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nào ? 
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu Hs nêu đôi nét về tác giả.
HS: trả lời
Gv định hướng:
Sống gần trọn thế kỉ XVI (1491- 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công , ngang trái, thối nát của triều đại phong kiến việt nam: Lê ,Mạc, Trịnh. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người. Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần, dùng sớ xin vua chém 18 tên lộng thần , vua không nghe , ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lý : 
 “ Nhàn một ngày là tiên một ngày”.
Em hãy cho biết xuất xư và thể loại bài thơ ?
Gv yêu cầu Hs đọc bài thơ. Gv hướng dẫn học sinh đọc bài thơ: đọc toàn bài nhẹ nhàng, thong thả, hóm hỉnh khi đọc câu 3,4; thanh thản, thoải mái khi đọc bốn câu thơ cuối.
HS: đọc bài thơ
GV định hướng hướng tìm hiểu bài thơ
GV yêu cầu hs đọc 2 câu đầu và 2 câu 5,6 – nhận xét cuộc sống khi cáo quan về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm . 
Điệp từ – số từ : “ một “ có hàm ý gì?
Nội dung hai câu đầu thể hiện hoàn cảnh, tâm trạng tác giả như thế nào? Cách dùng số từ và nhịp điệu có gì đáng chú ý?
Hai câu thơ có một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa, có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề ảm đạm.
Tác giả quan niệm như thế nào về lẽ sống để chọn cuộc sống như thế 
Nơi vắng vẻ là nơi nào ?
Chốn lao xao là chốn nào?
GV định hướng: Tìm đến sự thanh cao, tìm đến sự thư thái của tâm hồn  vui mừng thốt lên thành lời , niềm vui như hiện lên trong bước đi ung dung, thơ thẩn chi phối cả âm điệu bài thơ: nhẹ nhành, lâng lâng, thanh thản .
Quan niệm dại , khôn xuất phát từ trí tuệ, triết lý dân gian “ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”
Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm, đại nho , đại trí nắm vững lý lẽ dịch biến, hiểu thấu quy luật: Hoa / Phúc , Bĩ / Thái , Cùng / Thông , Táng / Đắc 
- Vẻ đẹp nhân cách :
 +NBK tìm đếân sự thanh cao, tìm thấy sự thư thái của tâm hồn.Đó là sự lựa chọn tỉnh táo
 của một trí tuệ (Dẫn chứng-phân tích)
 +Mượn điển tích TQ->Công danh, của cải quyền quý chỉ là giấc chiêm bao
 -> Nhân cách NBK:vượt lên trên danh lợi. (Dẫn chứng-phân tích)
 => Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ giúp nhà thơ tỉnh táo lựa chọn lẽ sống để từ đó nhà thơ giữ trọn nhân cách.
GIỚI THIỆU CHUNG 
Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm : (1491-1585)
Quê làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đỗ trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều nhà Mạc.
Là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc, các chúa Trịnh, Nguyễn thường hỏi ý kiến ông về các việc hệ trọng.
Tác phẩm:
Bạch Vân am thi tập(chữ Hán)
Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm).
Bài thơ:
Xuất xứ: rút trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi .
Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật chữ nôm 
ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ:
Đọc 
Tìm hiểu bài thơ
Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Cuộc sống lao động như một lão nông tri điền ở nông thôn, ông tiều nơi rừng núi với những công cụ lao động: đào đất, chiếc cuốc để cuốc, xới vườn, chiếc cần câu cá.
Một: Số từ + điệp từ “một”: Đếm rành rọt " tất cả đã sẵn sàng chu đáo " tư thế ung dung thanh thản.
Từ ai: nói về người 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắmù hồ sen, hạ tắm ao "cuộc sống đạm bạc, thanh cao.
Đạm bạc : những thức ăn quê mùa dân dã : măng trúc, giá cây nhà lá vườn do mình làm ra, không khắc khổ mà thanh cao hài hòa với thiên nhiên .
->tác giả từ bỏ cuộc sống bon chen để sống “nhàn”: nghĩa là đạm bạc mà thanh 
Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ
-Nhân cách của tác giả đối lập với danh lợi như nước với lửa:
Ta><người
dại ><khôn
Vắng vẻ ><lao xao
Nơi vắng vẻ: là nơi không người cầu cạnh ta và ta không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn .
Người đến chốn lao xao : là đến chốn của quyền, là đường hoạn lộ. Chốn lao xao sang trọng là có người và xe tấp nập, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn ló, sát phạt.
-> vận dụng cách nói đùa vui, ngược nghĩa tác giả thể hiện quan niệm sống: quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái của tâm hồn, ung dung hòa nhập với thiên nhiên đó mới là nhân cách của người thanh cao.
-Vẻ đẹp trí tuệ: Là một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo
Tỉnh táo trong sự chọn lựa : Ta đạimặc cho người khôn 
Tỉnh táo trong cách nói đùa vui , ngược nghĩa: dại mà thực chất
"cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái của tâm hồn, ung dung hòa nhập với thiên nhiên .
"trí tuệ cuộc sống là nhàn dật là kết quả một nhân cách, một trí tuệ, nhận ra công danh quyền quý, của cải chỉ là giấc chiêm bao.
TỔNG KẾT:
 Ghi nhớ SGK
Củng cố : Chữ Nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng dòng với chữ Nhàn của Chu Văn An , Nguyễn Trãi những bậc đại hiền này nhàn thân mà không nhàn tâm – luôn ưu ái với đời khác với lối sống nhàn “độc thiên kỳ thân “
Dặn dò
Học bài cũ: học thuộc bài thơ, nắm được quan niện về chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Soạn bài mới: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Rút kinh nghiệm :
Tuần 16
Tiết PPCT: 44
Lớp dạy: 10a4
NS:22/11/2009
ND: 26/11/2009
Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh
Kiến thức: Nắm được các khái niệm cơ bản: ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cùng những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng từ xưng hô, biểu hiện tình cảm thái độ văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế giáo án, bài soạn,
Học sinh: học bài, soạn bài theo sách giáo khoa,
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp, kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nội dung chữ nhàn trong bài thơ? 
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì?
GV gợi dẫn: từ đoạn hội thoại ở tr113, và phần gợi ý tr.125, 126 các nhóm trao đổi tìm ra đặc trưng cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
-Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
-Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
GV gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK
GV gọi HS đọc văn bản và hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập.
Bài 1/127: Xác định những nét đặc trưng của phong cách ngôn sinh hoạt trong đoạn Nhật kí ?
Tính cụthể: Thời gian?Không gian?
Nhân vật? Lờithoại? Nội dung? 
Tính cảm xúc: giọng điệu ? 
Tính cá thể: tâm honà của một con người?
Bài 2/127: Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
Cách xưng hô ?
Cách đối thoại?
Giọng điệu?
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : 
Tính cụ thể : Hành vi ngôn ngữ sinh hoạt bao giờ cũng cụ thể :
Có thời gian (khi nào) địa điểm(ở đâu) xác định.
Có nhân vật giao tiếp(những ai) xác định.
Có mục đích giao tiếp xác định .
Cóø cách diễn đạt cụ thể (thân mật, suồngsã, trang trọng, nghiêm túc) bằng ngôn ngữ xác định.
Tính cảm xúc : lời nói nào cũng đều biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc qua:
Giọng điệu (thân mật hay gay gắt)
Ngữ điệu (bình thường hay thất thường)
Cường đo ä(cao độ bình thường hay quá mức)
Cách dùng từ ngữ (nôm na giản dị dễ hiểu hay cầu kì sáo rỗng)
Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (cảm thán,cầu khiến)
Tính cá thể :
 Lời nói của một người cho thấy được đặc điểm riêng của người đó, tùy trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác, địa phương, sở thích, tính cách, cá tính, tâm trạng
=>Các đặc trưng đó cũng là những dấu hiệu khái quát của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Ghi nhớ (SGK)
Luyện tập:
Bài 1/127 đoạn Nhật kí mang những nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:
Tính cụ thể:
Thời gian: đêm khuya
Không gian: rừng núi
Nhân vật: Đặng Thùy Trâm tự phân thân để đối thoại (độc thoại nội tâm)
Nội dung: tự vấn lương tâm.
Tính cảm xúc:giọng điệu thân mật, có chút nũng nịu.
Tính cá thể: bộc lộ chân dung tâm honà của một con ngườicó trình độ,có vốn sống,có trách nhiệm,có niềm tin và giàu tình cảm.
Bài 2/127:Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
-Cách xưng hô thân mật:mình-ta, cô anh.
-Cách đối thoại: chăng, hỡi
-Giọng điệu:tình tứ
Củng cố: cho học sinh đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò:
Học bài cũ: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Soạn bài mới:Tóm tắt văn bản tự sự
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet43.doc