Giáo án môn Ngữ văn 11 (đầy đủ)

A.Mục đích,yêu cầu:

*Kiến Thức:Quan niệm về giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt với những nội dung xác định của nó

* Trọng tâm:Nội dung giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

* Kỷ năng: Rèn luyện,nâng cao năng lực nói,viết tiếng việt một cách chính xác,nghệ thuật.

* Giáo dục:Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

 B.Tiến hành:

 1.Ổn định :

 2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra

 3.Bài Mới:

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 (đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
kết: Bài thơ có sức khái quát bộ mặt xã hội VN buổi giao thời và sự băng hoại đạo đức do thế lực đồng tiền gây ra.
4.Củng cố: Qua bài thơ em hiểu được gì về hiệnthực xã hội VN buổi giao thời?
5.Dặn dò: Học bài cũ, thuộc bài thơ.
 Chuẩn bị bài: “Thương vợ”của Tú Xương.
Phân môn:GV	 	 Bài: THƯƠNG VỢ	 Ngày soạn: 20/10/04
Tiết:30 Trần Tế Xương	 Ngày dạy: 24/10/04 	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Qua bài thơ giúp học sinh thấy được nỗi vất vả, sự đảm đang và đức hy sing của bà Tú. Đồng thời hiểu được tấm lòng biết ơn trân trọng và cả sự ăn năn của ông Tú.
 * Trọng tâm: Sự vất vả, đảm đang, chịu thương chịu khó của bà Tú.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích về một tác phẩm trữ tình.
* Giáo dục: Tình cảm tốt đẹp dành cho mẹ.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ :Đọc thuộc lòng bài thơ “Mồng hai tết viếng cô Kí” và làm rõ giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của tác phẩm?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Giáo viên đọc bài thơ và gợi ý cho học sinh phát hiện chủ đề?
Nội dung khái quát của hai câu đề? Từ ngữ hình ảnh nào tập trung thể hiện nội dung đó?
Thế nào là “ nuôi đủ”?
Nuôi đủ ông Tú còn vất vả hơn nhiều so với nuôi con vì dù sao chồng bà cũng là một ông tú nên phải: Không chỉ ăn (no) mà còn phải uống (say), không chỉ mặc lành ấm mà còn phải đẹp, còn phải tiêu pha -> Gánh nặng gia đình.
So sánh cách dùng hình ảnh con cò trong ca dao với cách dùng của Tú Xương?
Trong ca dao chỉ ví von gián tiếp h/ả con cò với người phụ nữ chứ không đồng nhất thân cò vào thân phận phụ như như Tú Xương.
Phân biệt sự khác nhau giữa cách dùng “khi quãng vắng” khác với “nơi quãng vắng”?
Gv giảng cho học sinh hiểu sự hy sinh của bà Tú : Bà là con nhà gia thế, lại là vợ của một ông Tú mà phái lặn lội, eo sèo là cả một sự hy sinh.
“âu” là cam, “đành” cũng là cam
->Hai lần cam chịu
Nội dung khái quát của hai câu luận?
Đây là lời của ông Tú hay của bà Tú? Tình cảm của Tú Xương dành cho vợ thể hiện như thế nào?
Vì sao ông Tú thương vợ mà không ra tay giúp vợ, cùng vợ bươn chãi kiếm sống?
I.Giới thiệu:
1.Thơ viết về vợ của Tú Xương. (Sgk)
2.Chủ đề: Bài thơ dựng lên bức chân dung về người vợ vất vả, đảm đang, chịu thương chịu khó,giùa đức hy sinh. Đồng thời tác giả bày tỏ lòng thương quí, biết ơn, trân trọng và cả sự ân hận của mình đối với vợ.
II.Phân tích:
1.Hai câu đề:
*.Câu 1: -Quanh năm: Thời gian triền miên.
 -Mom sông: Không gian, địa điểm chênh vênh, nguy hiểm. => Sự tần tảo vất vả của bà Tú.
*.Câu 2: - Nuôi đủ: Đủ ăn, đủ mặc, bệnh tật, tiêu xài
 Cũng chỉ nuôi đủ, không dư thừa.
-> Sự nhẫn nại, vất vả của bà Tú.
 - “Năm con –với- một chồng”: Gánh nặng gia đình trên vai bà Tú. Tú Xương đã tự hạ mình xuống ngang hàng với con, thấp hơn cả con, đứng sau cùng, tách ra một chút “Với một chồng” -> Xác nhận mình là kẻ ăn theo, ăn ké lũ con, làm cho gánh nặng trên vai bà Tú càng nặng thêm.
=> Hai câu đề diễn tả nỗi vất vả, sự nhẫn nại và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đang. Đồng thời cũng gián tiếp nói lên lòng biết ơn, sự ăn năn của Tú Xương đối với vợ.
2.Hai câu thực:
*.câu 3: -Thân cò: Đồng nhất trực tiếp thân cò vào người vợ.
 -“Lặn lội thân cò”: Đảo ngữ ->Nhấn mạnh sự vất vả lam lũ “lặn lội”.
 - “Khi quãng vắng”:-> Cụ thể khung cảnh kiếm sống : mênh mông, heo hút, rợn ngợp.
=> Số phận thân cò gian nan vất vả.
*.Câu 4: “Buổi đò đông”: Đông đò, đông người -> Cảnh đông đúc,chen chúc, xô đẩy, phải tranh giành lời qua tiếng lại “eo sèo” => Nỗi vất vả và cả sự hy sinh.
=>Nghệ thuật bình đối ở hai câu thực đã khái quát cao độ sự tần tảo giàu đức hy sinh của bà Tú.
3.Hai câu luận:
*.Câu 5: -“Một duyên hai nợ”:Cách nói của dân gian để nói sự rủi may của đời người con gái mà với bà Tú thì duyên chỉ có một mà nợ thì gấp đôi “Một duyên hai nợ”
 - “âu đành phận”: Sự chịu đựng, không phàn nàn
-> Sự cam chịu, chấp nhận số phận, âm hưởng câu thơ như vật vã, dằn vặt
*.Câu 6: - “Năm nắng mười mưa”: Gian khổ vất vả.
 - “Dám quản công”:Không quản ngại, khiêm nhường không tính công lao khó nhọc của mình, âm hưởng câu thơ như tiếng thở dài.
=>Tú Xương đã nhập thân vào nhân vật bà Tú để than thở dùm bà.-> Sự thấu hiểu cảm thông của Tú Xương đối với những vất vả hy sinh của bà Tú.
4.Hai câu kết:
*.Câu 7:
-Thói đời ăn ở bạc Tú Xương chửi rủa chính cái bạc
-Hờ hững bẻo, vô tích sự của mình ->Thể hiện sự cảm thông đối với vợ.
-Tú Xương đã oán trách cái thói đời, cái tập tục phong kiến đã không cho ông thương vợ một cách thiết thực.
-Tú Xương cũng đã tự nhận lỗi và phán xét mình rất nghiêm. Tấm lòng như vậy thật hiếm trong xã hội phong kiến.
III.Tổng kết:
Bằng những lời thơ, chi tiết thơ rất thực mà cũng rất sâu sắc, chân thực, giản dị mà vẫn nồng nàn pha chút hóm hĩnh, kín đáo, Tú Xương đã bày tỏ ân tính sâu nặng của ông đối với vợ: hiểu thấu công lao, nỗi gian nan vất vả và đức hy sinh âm thầm của bà đối với chồng với con.
4.Củng cố: Cảm nhận của em về nhân vật bà Tú và tình cảm của Tú Xương dành cho vợ?
5.Dặn dò: Họcbài cũ, thuộc bài thơ.
 Chuẩn bị bài tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận.
Phân môn:TV	 Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC Ngày soạn: 25/10/04
Tiết:31 & PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN Ngày dạy:30/10/04 	 LÝ THUYẾT 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Ôn, củng cố và khắc sâu kiến thức về phong cách ngôn ngữ khoa học (PCNNKH) và phong cách ngôn ngữ chính luận (PCNNCL).
 * Trọng tâm: Đặc điểm diễn đạt của hai phong cách ngôn ngữ.
* Kỹû năng. Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hai phong cách về đặc điểm diễn đạt.
* Giáo dục: Ý thức nói, viết đúng phong cách, có nghệ thuật.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ :Hãy phân biệt sự giống và khác nhau về đặc điểm diễn đạt giữa PCNNSH và PCNNGG?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
- Ở lớp 9, PCNNKH được định nghĩa ntn ?
- Gọi hs đọc phần khái niệm trong sgk và trả lời: Em thấy định nghĩa ở lớp 11 có gì khác so với định nghĩa ở lớp 9?
- Trong định nghĩa ở lớp 11 có những ý chính nào cần chú ý?
- Hãy dẫn chứng về các văn bản khoa học mà em đã thực hiện hoặc đã biết?
-Em hãy ví dụ một trường hợp văn bản khoa học được trình bày ở dạng nói? Yêu cầu về ngữ âm khi trình bày văn bản ở dạng nói?
Ở lớp 9 hs đã được biết cụ thể về yêu cầu chữ viết:Đúng chính tả, dùng hệ thống kí hiệu riêng tuỳ theo ngành khoa học.
Về mặt ngữ pháp, PCNNKH đòi hỏi những yêu cầu gì?
Yêu cầu về bố cục trình bày và biện pháp tu từ?
Vì sao PCNNKH không sử dụng biện pháp tu từ?
Theo em, các loại văn bản nào thuộc PCNN chính luận?
GV sử dụng bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh làm ví dụ.
Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
Khi văn bản thuộc PCNNCL trình bày ở dạng nói thì yêu cầu về ngữ âm như thế nào?
Yêu cầu về chữ viết khi sử dụng văn bản ở dạng viết?
Yêu cầu về từ ngữ của PCNNCL có gì giống và khác với PCNNKH?
GV giảng thêm về nội dung khái niệm dùng trong PCNNCL.
Về mặt ngữ pháp, PCNNCL có gì khác so với PCNNKH?
Về biện pháp tu từ, PCNNCL có gì khác so với PCNNKH?
I.Phong cách ngôn ngữ khoa học:
1.Khái niệm:
VD: Các văn bản như :sách giáo khoa, lời giảng của giáo viên, bài kiểm tra, thi của học sinh, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
=> PCNNKH là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực giao tiếp khoa học.
2.Đặc điểm diễn đạt:
a.Về mặt ngữ âm, chữ viết:
-Về ngữ âm:Phải tôn trọng những quy định về phát âm, phải chuẩn phát âm.
-Về chữ viết:Phải tôn trọng những qui định về chữ viết và cách trình bày chữ viết trong văn bản.
b.Về mặt từ ngữ:
- Sử dụng từ ngữ chung cho mọi phong cách.
- Có hệ thống thuật ngữ khoa học – kỹ thuật riêng cho từng chuyên ngành khoa học-kỹ thuật.
c.Về mặt ngữ pháp:
- Sử dụng toàn bộ các cấu trúc ngữ pháp.
- Cần phải sử dụng thêm những kiểu câu có cấu trúc phức hợp nhằm trình bày đầy đủ nội dung nhiều mặt không chia cắt được của những khái niệm, những định lý 
d.Về mặt bố cục, trình bày, biện pháp tu từ:
-Trình bày phải khách quan.
-Bố cục phải rõ ràng, hợp lý.
-Không sử dụng biện pháp tu từ.
II.Phong cách ngôn ngữ chính luận.
1.Khái niệm:
VD: Các loại văn bản như : Lời kêu gọi, tuyên ngôn, diễn thuyết, báo cáo chính trị là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
=> Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiễu diễn đạt dùng trong trường hợp cần bày tỏ chính kiến, quan điểm xem xét, đánh giá mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực xã hội.
2.Đặc điểm diễn đạt:
a.Về mặt ngữ âm – chữ viết:
-Sử dụng âm thanh của PCNN gọt giũa.
-Điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp vớp hoàn cảnh giao tiếp, tạo sự thông cảm.
-Tạo kiểu chữ, cỡ chữ có tính trực quan.
b.Về mặt từ ngữ:
-Sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách
-Dùng lớp từ ngữ riêng : từ ngữ chính trị, có thể dùng từ ngữ các phong cách khác, kể cả khẩu ngữ.
-Nội dung khái niệm của những từ ngữ này do quan điểm chính trị chi phối.
c.Về mặt ngữ pháp:
-Sử dụng toàn bộ các cấu trúc ngữ pháp.
-Chú ý kiểu câu ghép, chia theo mục đích, câu rút gọn, câu đặc biệt, cả khẩu ngữ để gây xúc động về tình cảm và lý trí.
d.Về mặt bố cục, trình bày, biện pháp tu từ:
-Trình bày ở cả dạng nói và viết, có lí, có tình, chính kiến phải vững chắc, lập luận chặt chẽ, lời lẽ truyền cảm.
-Dùng tất cả các biện pháp tu từ.
4.Củng cố: Sự giống và khác nhau cơ bản giữa PCNNKH và PCNN chính luận về đặc điểm diễn đạt?
5.Dặn dò: Học lí thuyết, tiếp tục hoàn thiện bản tổng hợp so sánh đặc điểm diễn đạt của các phong cách ngôn ngữ?
Phân môn:TV	 Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC Ngày soạn: 25/10/04
Tiết:32,33 & PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN Ngày dạy:30/10/04 	 THỰC HÀNH 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Ôn, củng cố và khắc sâu kiến thức về phong cách ngôn ngữ khoa học (PCNNKH) và phong cách ngôn ngữ chính luận (PCNNCL).
 * Trọng tâm: Đặc điểm diễn đạt của hai phong cách ngôn ngữ.
* Kỹû năng. Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hai phong cách về đặc điểm diễn đạt. Nhận diện và phân tích đặc điểm diễn đạt của từng PCNN.
* Giáo dục: Ý thức nói, viết đúng phong cách, có nghệ thuật.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ :Hãy phân biệt sự giống và khác nhau về đặc điểm diễn đạt giữa PCNNKH và PCNNCL?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Gv kẻ khung câm theo các ô cần đối chiếu và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
-Sự giống và khác nhau về yêu cầu ngữ âm giữa 2 phong cách?
-Sự giống và khác nhau về yêu cầu chữ viết giữa 2 phong cách?
-Cả 2 phong cách sử dụng từ ngữ chung như thế nào?
-Hai phong cách có cách sử dụng từ ngữ riêng như thế nào?
-Cả hai phong cách sử dụng kiểu câu chung như thế nào?
-Cả hai phong cách có cách sử dụng kiểu câu riêng cho từng phong cách như thế nào?
-Cả hai phong cách có cách trìng bày khác nhau như thế nào?
-Tại sao PCNNKH không dùng phương tiện biểu cảm?
-GV sử dụng bảng phụ ghi sẳn đoạn ví dụ.
“Số đo phần điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác nhau trong một mạch điện gọi là công của dòng điện sản ra trong mạch đó.Khi có 1 culông chuyển qua một đoạn mạch có hiệu điện thế là 1 vôn thì công sinh ra là 1 jun. Khi có q cu lông chuyển qua 1 đoạn mạch có hiệu điện thế U vôn thì công suất sinh ra là A=U.q (jun).Vậy công của dòng điện sản ra bằng tích của điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với điện lượng chuyển qua đoạn mạch đó.
GV hướng dẫn hs tìm hiểu từng yêu cầu.
Bài tập 3 cho hs thảo luận vào bảng phụ.
1.So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm diễn đạt của PCNNKH và PCNNCL:
 Phong cách
Kiểu diễn đạt
 PCNNKH 
 PCNNCL
Về ngữ âm-chữ viết
-Chịu sự qui định chung của chuẩn phát âm, chữ viết
-Tôn trọng cách viết chữ trong từng văn bản
-Phát âm không biểu cảm.
-Chịu sự qui định chung của chuẩn phát âm, chữ viết.
-Tạo kiểu chữ, cở chữ có tính trực quan.
-Điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tạo sự thông cảm
Về từ ngữ
-Sử dụng vốn từ chung cho mọi phong cách.
-Dùng thuật ngữ khoa học- kĩ thuật, đặc biệt đối với từng môn học.
-Cần làm rõ khái niệm của thuật ngữ.
-Sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách.
-Dùng lớp từ ngữ riêng:Từ ngữ chính trị, có thể dùng từ ngữ thuộc các phong cách khác, kể cả khẩu ngữ.
-Nội dung khái niệm của từ ngữ do quan điểm chính trị.
Về ngữ pháp
-Sử dụng toàn bộ các cấu trúc ngữ pháp.
-Cần sử dụng những kiểu câu phức hợp để trình bày nội dung khoa học.
-Sử dụng toàn bộ các cấu trúc ngữ pháp.
-Chú ý kiểu câu ghép chia theo mục đích, câu rút gọn, câu đặc biết, cả khẩu ngữ để gây tác động về tình cảm và lí trí.
Bố cục, trình bày, biện pháp tu từ
-Trình bày ở cả dạng nói và viết, khách quan, bố cục rõ ràng,hợp lí, đoạn văn đơn nghĩa.
-Không sử dụng biện pháp tu từ.
-Trình bày ở cả dạng nói và viết, có lí, có tình, chính kiến phải vững chắc, lập luận chặt chẽ, lời lẽ truyền cảm.
-Sử dung tất cả các biện pháp tu từ.
2.Phân tích các đặc điểm diễn đạt của văn bản sau:Văn bản này có phải là văn bản thuộc PCNNKH không? Tại sao?
Trả lời: Đó là văn bản thuộc phong cách khoa học vì:
-Mục đích giao tiếp: Định nghĩa cho học sinh về một khái niệm vật lý: công của điện, cách tìm công của điện.
-Phải vận dụng tư duy lô gích trong việc hiểu văn bản:hiểu các khái niệm (điện năng, năng lượng, mạch điện, dòng điện, cu lông )
-Có tính khoa học giáo dục, có nhiều thuật ngữ thuộc điện học.
-Không có biện pháp tu từ, trình bày theo lối qui nạp chặt chẽ.
3.Hãy nhận biết đặc điểm về câu và từ trong đoạn văn thuộc PCNNCL sau đây: 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm. 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa (1).Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! (2).Không có gì quí hơn độc lập, tự do (3).Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn (4)”.( Hồ Chí Minh)
- Câu: Câu đơn có nhiều bổ ngữ (1), câu ghép, câu biểu cảm (2),câu khẩu hiệu có tính động viên (3),câu trạng ngữ(4) =>Sử dụng câu đa dạng về cấu trúc, câu biểu cảm.
- Từ: Những từ như :chiến tranh, thành phố xí nghiệp, nhân dân, Việt Nam,độc lập, tự do,thắng lợi, xây dựng đất nước là những từ ngữ chính trị, xã hội.
4.Củng cố:Sự khác nhau cơ bản giữa PCNNKH và PCNNCL là gì?
5.Dặn dò: Xem lai những bài tập và hoàn thiện bảng so sánh đặc điểm diễn đạt của các PCNN.
 Chuẩn bị bài cho tiết sau: “Hương sơn phong cảnh ca” của chu Mạnh Trinh.
Phân môn:GV	 	 
 Bài: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA	 Ngày soạn: 30/10/04
Tiết:34 Chu Mạnh Trinh	 Ngày dạy: 1/11/04 	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp hs thấy được vẻ đẹp của Hương Sơn, hiểu được niềm say mê của tác giả trước vẻ đẹp của thắng cảnh thiên nhiên – đó cũng là biểu hiện của tình yêu nước.
 * Trọng tâm: Cảnh đẹp của Hương Sơn qua cái nhìn say đắm của tác giả.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích về một tác phẩm trữ tình.
* Giáo dục: Tình yêu quê hương đất nước.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ :Đọc thược lòng và nêu chủ đề bài thơ “Thương Vợ” của tác giả Trần Tế Xương?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
- Gọi hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk và rút ra những điểm đáng lưu ý về con người – cuộc đời và sự nghiệp của Chu Mạnh Trinh.
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
- Gọi hs đọc bài thơ và phân chia bố cục.
-Chủ đề tư tưởng của bài thơ?
-Hương Sơn được tác giả giới thiệu như thế nào?
-Chi tiết nào thể hiện niềm khao khát được đến với Hương Sơn của tác giả?
-Hình ảnh nào gợi tả khái quát nhất quần thể thắng cảnh Hương Sơn?
Qua lời giới thiệu của tác giả, em cảm nhận như thế nào về cảnh đẹp của Hương Sơn?
Hình ảnh: Chim cúng trái, cá nghe kinh gợi cho em cảm nhận gì về cảnh vật ở Hương Sơn?
Em hiểu như thế nào về câu thơ:
“Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”?
Cảm nhận của em về không khí, cảnh vật ở Hương Sơn? Em có muốn đến với Hương Sơn không? Vì sao?
Hãy tìm những hình ảnh, những chi tiết miệu tả cụ thể vẻ đẹp của Hương Sơn?
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả Hương Sơn?
Từ “Giang sơn” có ý nghĩa như thế nào?
Câu cuối cùng của bài thơ gợi tả tình cảm gì của tác giả?
Em có nhận xét gì về cách cảm nhận và miêu tả Hương Sơn của tác giả?
I.Giới thiệu:
1.Tác giả Chu Mạnh Trinh : SGK
2.Bài thơ : “Hương Sơn phong cảnh ca”
a.Hoàn cảnh ra đời: Viết trong thời gian tác giả về trông coi trùng tu tôn tạo quần thể danh thắng cảnh Hương Sơn.
b.Bố cục: 3 đoạn
-Bốn câu đầu: Giới thiệu Hương Sơn
-Mười câu tiếp: Tả cảnh Hương Sơn.
-Năm câu cuối: Suy niệm của tác giả.
c.Chủ đề: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp độc đáo, thanh cao thoát tục của quần thể thắng cảnh Hương Sơn. Qua đó cho ta thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết, đó cũng là biểu hiện của tình yêu nước của tác giả Chu Mạnh Trinh.
II.Phân tích:
1.Giới thiệu Hương Sơn:
- “Ao ước bấy lâu nay”:Niềm khát khao được đến với Hương Sơn của tác giả.
- “Kìa”: Ngỡ ngàng, ngạc nhiên vì ước mơ đã thành hiện thực.
-“Non non, nước nước, mây mây”:Điệp từ ->gợi tả một thế giới cảnh quan thơ mộng, hùng vĩ.
- “Đây có phải?”: Hình thức nghi vấn ->biểu lộ sự vui mừng và cũng để khẳng định vẻ đẹp của Hương Sơn là “Đệ nhất động”.
=>Hương Sơn được giới thiệu từ nhiều góc độ và rất khéo léo, thuyết phục, gây ấn tương và tạo sự cuốn hút. Cảnh Hương Sơn được nhìn từ xa đến gần, là một quần thể thiên nhiên thơ mộng hùng vĩ.
2.Cảnh đẹp Hương Sơn.
a.Không khí thần tiên thoát tục của Hương Sơn.
-Rừng mai –

File đính kèm:

  • docPhaân moâ1.doc